BÀI THUỐC ĐÔNG Y XÔNG SAU TAI BIẾN – ĐỘT QUỴ
TAI BIẾN _ ĐỘT QUỴ
HỒI PHỤC SAU TAI BIẾN KHÔNG CẦN TIỀN ….
…………. dành cho bệnh nhân nghèo ……
……………dành cho bệnh nhân ở vùng sâu vùng xa ……..
………………dành cho bệnh nhân không muốn đi bệnh viện hoặc đã điều trị ở bệnh viện không khỏi ………….
………………….dành cho các bệnh nhân đau nhức xương khớp, người nặng nề, người cảm nhiễm âm khí , tà khí , hàn khí, thấp khí lâu ngày …………..
Từ xa xưa trong võ thuật , mỗi khi bị chấn thương cả nội thương và ngoại thương , thậm chí bất tỉnh , các cao nhân vẫn dùng các vị thuốc từ thảo dược để ngâm xông mục đích để đả thông kinh mạch , khí huyết lưu thông , tổn thương nhanh lành , cơ thể nhanh hồi phục …. rồi ngay đến những bệnh nhẹ hơn như cảm mạo , thủy đậu …. nhiều nơi vẫn duy trì bằng cách xông hoặc tắm những nồi lá từ thảo dược . Xông , tắm là một cách trị bệnh rất hay , nhưng trị bệnh gì thì phải phụ thuộc vào vị thuốc , lá thuốc , cây thuốc mà ta dùng để xông tắm quyết định !!!
Thấy có nhiều người quan tâm đến bệnh này , này tôi xin chia sẻ về cách xông thảo dược trị bệnh liệt và các di chứng sau tai biến mạc máu não ( sau đột quỵ ) , mọi người lưu ý cách dùng , tìm đủ nguyên liệu thuốc cây thuốc để trị liệu đạt hiệu quả cao hơn .
Thành phần nguyên liệu :
– cây sim tươi : từ 1-3kg
– cây lạc tiên tươi: từ 2-6kg
– cây xấu hổ tươi : 2-3kg
– cây ngải cứu tươi : 2-3kg
– lá đinh lăng tươi : 2-3kg
Phân tích bài thuốc: các vị thuốc trên bao gồm cây sim , cây lạc tiên , cây xấu hổ , lá đinh lăng đều có tác dụng hoạt huyết hóa ứ , trừ thấp , tán hàn , thông kinh hoạt lạc …..riêng ngải cứu có tác dụng ấm thận , ấm kinh mạch , tăng dương khí , tăng thân nhiệt .
Tác dụng: điều trị và phục hồi bệnh nhân di chứng tai biến mạch máu não , bệnh nhân bị chấn thương nội thương bầm dập do đòn roi , do ngã , bệnh nhân đau nhức xương khớp , người dễ cảm dễ ốm , người sợ lạnh , người già yếu chân tay yếu , giúp gân xương chắc khỏe , ăn ngủ tốt , nâng cao sức đề kháng , phòng bệnh tật….
Cách làm :
– Cách 1: đây là cách mà dân mạng đang đồn thổi nhưng thành phần sơ sài và không phân tích kỹ càng , đó là xông , các vị thuốc trên trải trên mặt giường , lưu ý giường chỉ có dát để hở các khe hở , rồi đặt bệnh nhân nằm lên trên số lá thuốc đó, rồi dùng chăn mỏng phủ kín người không để nhiễm lạnh và không cho hơi ấm thoát ra ngoài , chia đều các vị thuốc thành từng lớp cho kín giường , bên dưới thì dùng lửa đốt , có người dùng mo cau vì mo cau đốt cháy lửa đều mà không có khói , các bạn có thể dùng 6-10 cái mo cau lớn , rồi đốt dần , đốt tới khi nào các cây thuốc nóng , bệnh nhân thấy ấm ko nóng bỏng thì để lửa nhỏ duy trì độ ấm , chú ý xông không được để nhiều khói bệnh nhân có thể bị ngạt , nên duy trì mỗi ngày xông 1 lần tới khi khỏi .
– Cách 2: đây là cách trong võ thuật hay dùng , toàn bộ số thuốc trên , cho vào 1 cái lu lớn mà người chui vào vừa , sau đó đổ nước và đun kỹ , sau đó để nước ấm nhiệt độ vừa phải và cho người bệnh vào ngâm trong nước đó chừng 1 tiếng , cách này rất hiệu quả nhưng do tiếp xúc trực tiếp nước bệnh nhân dễ bị cảm nhất là mùa đông lạnh , nên cần thận trọng .
– Cách 3: Đây là cách mình hay hướng dẫn bệnh nhân làm , rất tiện và hiệu quả , lại không tốn nguyên liệu : mỗi lần dùng mỗi vị thuốc chừng 500g tươi , băm nhỏ , trộn đều , sao nóng với dấm , hoặc thêm cám gạo , chia thành vài phần , mỗi phần cho vào 1 bọc bằng vải , rồi để bệnh nhân ở trần , chườm khắp cơ thể bệnh nhân.Khi thuốc nguội thì dùng thuốc mới còn nóng , cứ như vậy chườm đi chườm lại sao đi sao lại chỗ thuốc đó , trong 1 ngày . nếu chườm bệnh nhân cảm thấy ấm nóng dễ chịu thậm chí toát mồ hôi tức là đạt hiệu quả , lưu ý không để bệnh nhân bị bỏng do nhiệt độ cao của thuốc , cần thận trọng , có thể tập trung nhiều vào vùng bị yếu liệt như chân tay ,và cả vùng cột sống . …( hoặc có thể sao đắp khắp người bệnh rồi băng bó lại cũng được ).
( có một số cô , chị người ốm yếu , sợ lạnh , đi đám ma hay thăm người ốm hay đi bốc hót về thì ốm lên ốm xuống cả tháng trời sau khi dùng bài này thì người ấm , đi đám ma không còn sợ ko bị ốm như trước nữa )
( cho đi … là còn mãi )
Tác giả Bác sĩ HOÀNG KỲ
Bài Viết Liên Quan
BÀI 1268 – Gừng: Vị thuốc, gia vị tốt cho dạ dày
Trong dân gian, Gừng là một vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa chữa chứng rối loạn [...]
Th10
BÀI 1267 – Bạn đã biết hết các tác dụng chữa bệnh của gừng?
Gừng (Zingiber officinale Rose.), họ gừng (Zigiberaceae) là cây thuốc nam được trồng hầu như [...]
Th10
BÀI 1266 – 9 tác dụng của atiso và lưu ý khi sử dụng để an toàn cho sức khỏe
Atiso được từ xưa đã được nhiều người tin dùng vì không những thơm ngon [...]
Th10