BÀI 32: TA ĐÃ SỬ DỤNG HẠT, VỎ TRÁI VẢI VÀ TRÁI NHÃN NHƯ THẾ NÀO?

Chúng ta biết ăn nhãn vải từ khi lọt lòng đến giờ , nhưng ta đã dùng vỏ hạt trái vải, vỏ hạt trái nhãn như thế nào? Bạn đã dùng chúng đúng cách chưa, chúng ta đã bỏ biết bao nhiêu tác dụng tốt từ vỏ hạt trái nhãn, vỏ hạt trái vải mà ta không hề biết hay chưa biết đến nó.

HẠT TRÁI VẢI ( LỆ CHI HẠCH) ĐỐI VỚI NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Hạt vải có tác dụng ức chế kháng nguyên bề mặt của virut viêm gan B, ngăn ngừa hình thành sỏi mật, khả năng trị một số thể bệnh đau dạ dày. Cải thiện quá trình chuyển hóa đường nên phòng và trị đái tháo, ngăn ngừa các biến chứng ở thận của người đái tháo đường,cơ chế tác dụng của nhóm bigunide (metformin).
Trái nhãn

HẠT VẢI ĐỐI VỚI PHỤ NỮ – NAM GIỚI

Hạt vải khô trị sa tinh hoàn, đau bụng kinh, đau bụng sau sinh.Theo đông y hạt vải có vị ngọt chát, tính ôn, vào kinh can (gan) và thận.Có tác dụng lý khí chỉ thống,khu hàn, tán trệ. Trị hàn sán phúc thống, dịch hoàn sưng đau, can khí uất trệ,vị quản cửu thống, khí trệ huyết ứ, đau bụng kinh. Liều dùng : 6-12 gr sao với muối hoặc sao tồn tính để dùng.

HẠT VẢI LỆ CHI HẠCH

  Hạt vải là vị thuốc đã được sử dụng trong dân gian và Đông y từ rất lâu đời tuy nhiên gần như 100% những người ăn vải hiện nay đều vứt bỏ hạt vì không ý thức được tác dụng của nó. Trong Đông y, hạt vải có tên lệ chi hạch có vị cam sáp (ngọt chát), tính ôn (ấm), vô độc (không độc); quy kinh vào 3 kinh can, vị và thận chủ yếu dùng để chữa “sán khí thống” (thoát vị, đau) do hàn ngưng khí trệ, tinh hoàn sưng đau, đau dạ dày thể can vị bất hòa, thống kinh và sản hậu đau bụng do về hóa can uất khí trệ, huyết ứ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thuốc chế từ hạt vải có tác dụng ức chế rõ ràng đối với kháng nguyên bề mặt của virut viêm gan B; có tác dụng phòng ngừa hình thành sỏi mật, có khả năng chữa trị một số thể bệnh đau dạ dày. Bên cạnh đó, hạt vải có tác dụng cải thiện quá trình chuyển hóa đường, có khả năng phòng trị đái tháo đường, cũng như phòng ngừa các biến chứng thận ở những người mắc đái tháo đường; Cơ chế tác động đối với đường huyết của hạt vải tương tự như tác dụng của biguanide. Để sử dụng hạt vải, người ta có thể phơi khô, thái nhỏ, sắc lấy nước hoặc cô lại thành cao rồi chế thành viên uống. Cách khác là hạt vải đem sấy khô, tán mịn và cho vào lọ nút kín dùng dần.
Trái vải

HẠT NHÃN

  Nhãn đang vào mùa và là loại quả được rất nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, ngoài phần cùi ngon ngọt, ít ai biết r   ằng hạt nhãn cũng có rất nhiều tác dụng không ngờ. Điển hình nhất là hạt nhãn có tác dụng chữa trị rắn cắn. Một số người thường lấy mắt hạt nhãn ấn vào chỗ rắn cắn, các chất trong hạt nhãn sẽ hấp thụ nọc độc của rắn, do đó mà vết cắn được chữa trị. Nếu bạn bị chảy máu, bạn lấy hạt nhãn giã nhỏ và đắp lên vết thương mỗi ngày một lần. Vết thương sẽ nhanh chóng cầm máu, liền sẹo. Nếu vết thương ở đầu tóc mà được rắc bột hạt nhãn, về sau chỗ đó vẫn có thể mọc được tóc. Ngoài ra, hạt của quả nhãn có chứa hợp chất saponin rất tốt cho tóc. Vì vậy, ta có thể sử dụng hạt nhãn thay nước gội đầu. Nếu ngón chân ngứa gãi lở loét đau nhức, bạn hãy lấy hạt nhãn đốt cháy thành than, tán nhỏ rắc vào vết thương sẽ hết ngứa và lên da non. Khi bị ghẻ ngứa, bạn lấy hạt nhãn rang gần cháy đen, nghiền nhỏ mịn, hòa với dầu vừng (mè) để bôi cũng rất hiệu quả… Như vậy hằng ngày chúng ta vẫn đang vô tình bỏ phí không ít loại thuốc quý rất gần gũi mà không biết. Sau khi đọc bài này các bạn có thể giữ lại những loại hạt dường như tầm thường và vô giá trị nói trên để sử dụng khi cần thiết. Tuy nhiên để sử dụng an toàn và hiệu quả nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sỹ đông y. Hôm nay, Loan sẽ chia sẻ điều tuyệt vời này đến với các bạn nha! Chúc các bạn có cách sử dụng tuyệt vời và phát huy hết tác dụng của vỏ trái nhãn, vỏ trái vải nha!
hạt nhãn - hạt vải
Hạt trái nhãn – vải

THUỐC BỔ – THUỐC QUÝ LÀ ĐÂY CHỨ ĐÂU XA ?

Trong lần đi công tác vừa rồi , tôi gặp một anh lái thương người Trung Quốc chuyên buôn bán dược liệu , anh chia sẻ : – Năm nay thu được mấy chục tấn vỏ nhãn vỏ vải , không biết bên Việt Nam thế nào Tôi giật mình khi nhận ra mình đã không chia sẻ cách dùng 2 thứ vỏ mà dân ta coi như rác đó, trong khi bên TQ họ dùng như một thứ không thể thiếu. Tại Trung Quốc , giá vỏ vải và vỏ nhãn cao gấp 10-20 lần giá gạo , họ dùng làm trà làm thuốc , mặc dù vải nhãn của họ chất lượng kém , còn vỏ vải thiều của Việt Nam nếu bán sang đó giá cao hơn nhiều , nếu so với giá vải bán ra mùa vừa rồi thì 1 cân vỏ mua được 10 cân quả rồi. Nghĩ đến những câu chuyện người trồng vải đổ vải xuống sông , chặt cây vải đi mà xót xa. Hôm nay nhân lúc ngồi hãm ấm trà vỏ vải vỏ nhãn , tôi tranh thủ chia sẻ đến mọi người công dụng của 2 loại vỏ này ( VỎ QUẢ VẢI – VỎ QUẢ NHÃN )

VỎ VẢI ( LỆ CHI BÌ )

– Vỏ vải có tác dụng lý khí , chỉ thống , thanh nhiệt , giải độc , tiêu thũng , sinh tân dịch , ích huyết , trị phiền khát , giải khát , thu liễm cầm máu ,trị băng huyết , thấp chẩn , mụn nhọt , đau dạ dày, trị phụ nữ viêm nhiễm phụ khoa khí hư , nóng trong , tiêu hóa kém….. Nước sắc vỏ vải không hàn không táo nên có có thể sử dụng lâu dài uống thay nước mỗi ngày rất tốt cho sức khỏe . – Cách dùng : Vải thiều chín tươi sau khi đã sử dụng cùi , lấy vỏ rửa sạch phơi khô ( âm can ) sau đó cất đi để dùng dần , mỗi lần 30g đun với 2-3 lít nước , sắc loãng , uống thay nước lọc trong ngày.

VỎ NHÃN ( LONG NHÃN BÌ )

– Vỏ nhãn có tác dụng : Trừ phong , tán tà , thông tai, sáng mắt, ích tâm tỳ, bổ khí huyết, thu liễm ….. trị các bệnh : máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ, cao huyết áp, mất ngủ, đau đầu, chóng mặt, hay quên, hồi hộp, tai ù, viêm tai giữa, vết bỏng, vết thương lở loét, phòng trị ung thư ( tiêu diệt tế bào ung thư rất tốt) …..   – Cách dùng : Vỏ nhãn tươi , phơi khô ,cất đi dùng dần , mỗi lần dùng 15-20g sắc với 2-3 lít nước , sắc loãng uống thay nước trong ngày để phòng và trị bệnh tật, Có thể kết hợp 2 loại vỏ quả vải và vỏ quả nhãn đun uống thay nước cũng rất tốt. – Vỏ nhãn vỏ vải , trị viêm tai giữa trẻ em rất hay, bằng cách đốt cho cháy thành than rồi nghiền mịn rồi thổi vào tai bé , còn nếu là vết bỏng , thì lấy ngay bột nghiền mịn trộn với dầu ăn , tốt nhất là dầu vừng (mè) , rồi bôi lên vết thương hết đau rát mà rất mau lành.) Có hàng trăm câu chuyện chữa bệnh ly kỳ về 2 loại quả này. Với tôi nó là THẦN DƯỢC vì từ RỄ _ THÂN _ VỎ _ LÁ _ QUẢ _ HỘT _ CÙI đều dùng làm thuốc được. – Bác nào béo mà lắm bệnh cứ hai loại vỏ quả này đun lên mà uống vừa giảm cân lại hết bệnh , người cao huyết áp thì cứ vỏ quả nhãn mà uống , người dạ dạ thì cứ vỏ vải hoặc lá vải uống , người ngủ kém , hay đau đầu cứ vỏ nhãn mà uống, mấy chị em hay viêm phụ khoa càng nên uống. Hiện tại có khoảng 40 loại thuốc của TQ có thành phần từ vỏ ,lá , hạt nhãn vải. Những thông tin về tác dụng của 2 loại trên có trong các sách y cổ của đông y do đại danh y Lý Thời Trân viết , trong các tài liệu , các tạp chí y khoa lớn , các đề tài nghiên cứu lớn do các nhà khoa học các y bác sĩ nghiên cứu kiểm chứng , chứ không phải bịa ra nhé ! Dưới đây là một số sách và tạp chí có nói về hai loại vỏ này.   – Trung Hoa Bản Thảo 《中华本草》 – Bản Thảo Cương Mục 《纲目本草》 – Trung Quốc Dược Điển 《中国药典》 – Tạp Chí Trung Dược Quảng Tây 《广西中药志》 – Tạp Chí Trung Dược Tứ Xuyên 《四川中药志》 – Trung Dược Đại Từ Điển《中药大辞典》 – Bản Thảo Diễn Nghĩa 《本草衍义》 – Dược Tài Học 《药材学》 – Thực Liệu Bản Thảo 《食疗本草》 – Khai Bảo Bản Thảo 《开宝本草》 – Bản Thảo Bị Yếu 《本草备要》 – Bản Thảo Đề Yếu 《本草撮要》 – Bản Thảo Kinh Lưu 《本草经疏》 – Bản Thảo Tùng Tân 《本草从新》 – Tùy Thân Cư Ẩm Thực Phổ 《随身居饮食谱》 – Giới Y Đắc Hiệu Phương 《世医得效方》 – Tân Tiên Tất Hiêu Phương 《坦仙皆效方》 – Phụ Nữ Lương Phương 《妇人良方》 – Y Lâm Soạn Yếu 《医林纂要》 – Toàn Quốc Trung Thảo Dược Biên Soạn 《全国中草药汇编》 – Nhật Dụng Bản Thảo 《日用本草》 – Tuyền CHâu Bản Thảo 《泉州本草》 – (và hàng trăm nguồn khác) Kính chia sẻ ! Tác giả BÁC SĨ HOÀNG KỲ

LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM
0939714275
tiemthuocbacsaithanh

Thuocbacsaithanh

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
 KHƯƠNG HOẠT VÀ CÁC BÀI THUỐC HAY
– LÔ HỘI – BẠN CÓ BIẾT?