THẾ NÀO LÀ “THUỐC MÁT”

  TÔI KHÔNG PHẢI THẦY THUỐC, MÀ CHỈ LÀ NGƯỜI BÁN THUỐC.

2 NGƯỜI KHÁCH 

  Người A: Không đến gặp mà gọi điện thoại hỏi mình để tư vấn giúp họ bán thuốc cho bệnh nhân. Có người bệnh nhân bị bệnh gì không biết mà nổi mẩn ngứa và nhờ mình chỉ thuốc để bán. Mình góp ý là để bệnh nhân đến bệnh viện, người A cứ không chịu đòi mình là phải cho biết tên thuốc để bán,Mình cố gắng giải thích họ lại càng không hiểu, thế là mình lại trả lời tôi không biết, để họ tự tìm cách mà trả lời với bệnh nhân.

  Người B: Cũng bị mẩn ngứa và trực tiếp hỏi mình,sau một hồi tư vấn thì mình chỉ thuốc cho uống. Vài hôm sau người B lại cảm ơn mình ríu rít. Người B nói lần trước nhờ mình tư vấn mà dùng thuốc hết bệnh.Hôm nay, đến nhờ tư vấn để xin mua một vị thuốc trị chứng bệnh khác.Mình không có nên giới thiệu đến một hiệu thuốc có vị thuốc đó để họ mua về dùng.

 Có  người nói mình biết thuốc mà không chỉ,một số người nói mình biết nên mới không chỉ, có người lại nói mình không biết nên mới không chỉ.

Mình đang như thế nào đây?

KHÔNG CHỈ CÁCH VÌ KHÔNG BIẾT?

KHÔNG CHỈ CÁCH VÌ  BIẾT?

MÌNH ĐANG BIẾT HAY KHÔNG BIẾT ĐÂY?

Nhờ mọi người góp ý!

THẾ NÀO LÀ “THUỐC MÁT”?

Mình đến thăm một khách hàng là lương y. Vị lương y này rất giỏi nên phòng chẩn trị đặc biệt này khá đông bệnh nhân nên mình phải ngồi đợi.

  • Thưa thầy, bé gái này bị rôm sảy khắp mình mẩy. Xin thầy cho một thang thuốc mát.

   Lương y kê đơn để qua phòng bên lấy thuốc. Thầy dặn thêm:

  • Cho bé uống rau má, ăn canh bầu bí.

        Một bệnh nhân khác khai bệnh:

  • Cháu bị nổi ngứa.Chỗ nào ngứa da dày lên như bánh tráng. Ngoài thang thuốc có phải ăn món gì mát không?
  • Ăn nhiều lá mơ,rau đắng.

    Một cô gái trẻ nổi mụn đầy mặt cũng vào xin thuốc mát.

  • Nhớ uống nhiều atiso ( artichaut), mía lau, mã đề.

    Một anh thanh niên có đầu mũi đỏ gay, chỉ nhìn sơ cũng biết là “ bợm nhậu”. Anh này cũng xin thuốc mát.

  • Hãy cữ uống rượu.Uống bột sắn dây, ăn nhiều giá đậu.

  Một ông cụ kêu nóng nẩy trong người, không ngủ được cũng xin thuốc mát.

  • Cụ ông uống thuốc và ăn nhiều lá dâu tằm, rau nhút,lá vông.

   Một bà lão cảm thấy nóng trong người, đại tiểu tiện đều khó cũng xin thang thuốc mát.

  • Cùng với thuốc uống, bà cụ hãy ăn canh rau đay,rau mồng tơi,  đậu bắp.

  Một công nhân làm ở lò gạch, chịu hơi nóng trong lò nên nóng  nẩy trong  người,  đến xin thuốc mát.

   Một cô giáo thường xuyên giảng bài,la hét học sinh ( thấy có mình trong đây mình thường la hét nhân viên nhưng không khan tiếng nhé vì mình có bài thuốc) đến cũng xin thuốc mát.

  • Hãy ăn sương sâm, nước đười ươi,hạt é, giá đậu:

Khi hết bệnh nhân, mình hỏi vị Lương y:

  • Ai cũng xin thuốc mát.Với mỗi người thầy cho thuốc và món ăn khác  nhau là sao?

  Nhân dân dùng thuốc mát với ý nghĩa quá rộng,chúng ta có thể phân loại như sau:

+ THUỐC THANH NHIỆT

+ THUỐC GIẢI ĐỘC

+THUỐC SINH TÂN DỊCH

+THUỐC THÔNG TIỂU

+THUỐC NHUẬN TRƯỜNG

+THUỐC LỌC MÁU

Vì thế rôm sẩy, phong ngứa, bí tiểu, nổi mụn, mất ngủ, táo bón, khô cổ , khan tiếng… ai đến cũng xin “ thuốc mát”.

LÀ THẦY THUỐC LÀ PHẢI HIỂU RẰNG

CÓ NHIỀU MÓN ĂN THANH NHIỆT

  • Bầu , bí, mướp, đậu bắp.
  • Rau má, rau sam, rau dền,mồng tơi, rau đay
  • Đọt đậu xanh, giá đậu.
  • Cua, chem chép, bong bóng cá, vi cá.
  • Huyền sâm, sâm bố chính.

LOẠI MÁT GAN

  • ATISIO ( artichaut), rau đắng, cà dái dê.

NHUẬN TRÀNG

  • Các loại rau có nhiều chất nhớt, càng cua, lá sâm đất có tính nhuận trường mạnh.

THÔNG TIỂU:

  • Mã đề, mía lao, râu bắp.

GIẢI KHÁT:

  • Củ sắn dây, củ đậu, của năn.
  • Sương sâm,thạch, sương xáo, hạt é, hạt ươi.
  • Giá đậu, dưa leo, dưa hấu, dưa vàng ( lưới), dưa gang.
  • Cúc hoa , kim ngân hoa….

NGƯỜI GÌ ĐÓ ƠI, ĐÃ HIỂU Ý MÌNH CHƯA? MONG LÀ BẠN ẤY SẼ ĐỌC BÀI NÀY HIHI!

CẢM ƠN MỌI NGƯỜI ĐÃ ĐỌC ĐẾN ĐÂY

MONG MỌI NGƯỜI GÓP Ý THÊM

EM CHỈ LÀ NGƯỜI BÁN THUỐC, KHÔNG PHẢI LÀ LƯƠNG Y.

CẢM ƠN DƯỢC SĨ BÙI KIM TÙNG ĐÃ ĐÓNG GÓP VÀO BÀI VIẾT CỦA EM!