NGÂM MÔNG ( Dưỡng rễ) .
>>> Đối tượng sử dụng :
– Viêm ngứa phụ khoa âm đạo , khí hư không màu không mùi hoặc có màu có mùi
– Viêm cổ tử cung , viêm lộ tuyến
– Các loại nấm trực khuẩn , tạp khuẩn , trùng roi , mụn rộp ..
– Làm se khít , làm hồng âm đạo , làm sạch , thơm âm đạo
– Dùng dự phòng viêm nhiễm trước và sau chu kỳ kinh nguyệt
– Dùng cho phụ nữ giai đoạn trước khi mang bầu , giúp dễ đậu thai
– Dùng cho phụ nữ sau khi sinh , sạch máu hôi tanh , liền vết khâu nếu sinh mổ
– Dùng cho phụ nữ độ tuổi tiền mãn kinh , âm đạo khô rát ,viêm đau …
– Dùng cho người bị trĩ , sưng đau phù nề rất hiệu quả ….
– Hiệu quả nếu sử dụng lâu dài sẽ giúp cơ quan phụ khoa hồng hào và se khít hơn so với lúc chưa sử dụng.
>>Thành phần :
Hoa hồng bạch , Hoa ích mẫu , hoa mào gà , hoa dừa cạn , hoa hồng tây tạng , hoa cúc , rễ bồ công anh , hoa kim ngân , lá khổ sâm , ngũ gia bì gai , đạm trúc diệp, sinh hoàng kỳ , chi tử , đan sâm, sài hồ , núc nác , sà sàng tử ,bạch thược ,đương quy , bạch đồng nữ , hoàng liên .
>>>Giải thích bài thuốc :
– Hoa hồng bạch : Theo y học cổ truyền, hoa hồng có vị ngọt, tính ấm, tác dụng hoạt huyết, điều kinh, tiêu viêm, tiêu sưng. Hoa hồng đỏ (mai khôi hoa) dùng làm huyết mạch lưu thông, chữa kinh nguyệt không đều, đau ở vùng bụng dưới, vết sưng tấy, đinh nhọt và viêm mủ da, bệnh bạch cầu. Hoa hồng trắng chứa nhiều vitamin, đường, tinh dầu, dùng chữa ho trẻ em rất công hiệu, ngoài ra còn có tác dụng nhuận tràng.
– Hoa ích mẫu : Theo y học cổ truyền hoa ích mẫu có vị đắng , tính hơi hàn , quy kinh tâm , can , bàng quang , thuốc có tác dụng hoạt huyết khu ứ, lợi tiểu tiêu phù, thanh nhiệt giải độc. Chủ trị các chứng kinh nguyệt không đều, kinh bế, đau bụng sau sanh, đau do chấn thương, phù, tiểu tiện không lợi, sang độc sưng tấy, ban chẩn ngứa.
– Hoa mào gà : Theo y học cổ truyền, hoa mào gà vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt trừ thấp, lương huyết, chỉ huyết, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như trĩ, kinh nguyệt không đều, đới hạ (khí hư), mày đay,mụn nhọt , viêm ngứa..
– Hoa dừa cạn : Theo y học cổ truyền hoa dừa cạn có tính có tính mát, vị đắng, tác dụng hoạt huyết, tiêu thũng, trị viêm, hạ huyết áp, tiêm viêm , sát khuẩn…
– Hồng hoa tây tạng : Theo y học cổ truyền có vị cay tính ấm , quy kinh tâm can , có tác dụng hoạt huyết khu ứ thông kinh. Chủ trị các chứng đau kinh, kinh bế, sau sanh đau bụng, đau do ứ huyết, các chứng trưng hà tích tụ, đau khớp, ban chẩn.Các bệnh phụ nữ …
– Hoa cúc : Theo y học cổ truyền hoa cúc có vị ngọt đắng, tính hơi hàn, quy kinh Phế Can Thận , có tác dụng kháng khuẩn , hạ sốt , tiêu viêm , thanh nhiệt lợi tiểu , mát gan mát máu ….
– Hoa kim ngân : Theo y học cổ truyền : hoa kim ngân có vị ngọt tính hàn, quy kinh phế vị tâm tỳ đại tràng.Thuốc có tác dụng kháng khuẩn , tiêu viêm , sát trùng , thanh nhiệt lợi tiểu , Tác dụng thu liễm do có chất tanin.Trị viêm nhiễm nấm phụ khoa , đái buốt đái rắt , nấm ngứa ….
– Rễ bồ công anh : theo y học cổ truyền rễ bồ công anh có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thấp thông lâm, chủ trị các chứng ung nhọt, sang lở, nhũ ung ( viêm vú), trường ung (viêm ruột), đau họng (hầu tý), mắt sưng đỏ đau, chứng thấp nhiệt hoàng đản, nhiệt lâm (viêm tiết niệu), viêm nhiễm phụ khoa , lợi tiểu , tiêu viêm , lợi mật , mát gan , thải độc….
– Lá khổ sâm : theo y học cổ truyền lá khổ sâm có vị đắng, tính bình, hơi độc. Vào kinh đại tràng là một kháng sinh tự nhiên. Có tác dụng chống nấm , tiêu viêm , diệt khuẩn , sát trùng , trị các bệnh da liễu , mụn nhọt , viêm nhiễm lở loét , viêm nhiễm nam phụ khoa ….
– Ngũ gia bì gai : theo y học cổ truyền ngũ gia bì gai có vị đắng, cay, tính mát, vào 3 kinh can, phế, thận, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khư phong, lợi thấp, thư cân, hoạt lạc,tiêu viêm , mát gan , mát máu , thải độc trị viêm ngứa dị ứng , bệnh phụ khoa âm đạo.
– Đạm trúc diệp : theo y học cổ truyền đạm trúc diệp : Có vị ngọt, nhạt, tính hàn, vào hai kinh tâm và tiểu trường. Có tá dụng thanh nhiệt lợi tiểu tiện, thanh tâm hoả, trừ phiền nhiệt. Dùng chữa tâm phiến, tiểu tiện đỏ, tiểu tiện khó khăn.Sát trùng tiêu viêm , tiêu thũng , trị viêm nhiễm nam phụ khoa viêm nhiễm tiết niệu .
– Sinh hoàng kỳ : theo y học cổ truyền hoàng kỳ sống có tác dụng chữa ung nhọt lở loét , chữa viêm thận , viêm nhiễm tiết niệu , viêm nhiễm phụ khoa , hành khí hoạt huyết , tăng sức đề kháng …bồi bổ sức khỏe .
– Chi tử : theo y học cổ truyền , chi tử có vị đắng tính hàn, qui kinh Tâm Phế Can Vị. Có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp , lương huyết., tiêu viêm , sát trùng , trị mụn nhọt , mẩn ngứa , viêm nhiễm tiết niệu , viêm nhiễm nam phụ khoa , kháng khuẩn …
– Đan sâm : theo y học cổ truyền đan sâm có vị đắng tính hàn , quy kinh tâm can , có tác dụng bổ huyết hoạt huyết , tốt cho tim mạch , lưu thông khí huyết , tiêu u cục , trị phụ nữ kinh nguyệt không đều , viêm nhiễm phụ khoa , đau bụng kinh , đau lưng , nấm ngứa âm đạo.
– Sài hồ : theo y học cổ truyền sài hồ có vị đắng tính hơi hàn, qui kinh Can Đởm. Có tác dụng hóa giải thoái nhiệt, sơ can chỉ thống, thăng dưỡng khí triệt ngược tà, có tác dụng kháng khuẩn , kháng vi rút, tiêu viêm , sát trùng ,trị các bệnh kinh nguyệt không đều , đau bụng kinh ,viêm nhiễm âm đạo khí hư , ung nhọt…
– Núc nác : theo y học cổ truyền núc nác có vị đắng ngọt, tính mát.quy kinh tỳ bàng quang , có tác dụng thanh phế nhiệt, lợi hầu họng, chống ho, giảm đau, vỏ thân có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp. Các flavonoid trong vỏ cây và hạt có tác dụng đối với bệnh mày đay và mẩn ngứa và còn có tính kháng trùng.Tiêu viêm ,diệt nấm trị viêm nhiễm tiết niệu , viêm nhiễm , nấm ngứa nam phụ khoa .
– Xà sàng tử : theo y học cổ truyền xà sàng tử có vị cay đắng, tính ôn, qui kinh Thận. có tác dụng táo thấp sát trùng, khu phong tán hàn, ôn thận tráng dương. Chủ trị các chứng: thấp chẩn, thấp sang (lở chảy nước), chàm ghẻ ngứa (giới tiên tao dưỡng), thấp hàn đới hạ, thấp tý yêu thống, dương suy lãnh cảm , trị các bệnh nấm ngứa viêm nhiễm nam phụ khoa , khí hư có mùi có màu …
– Bạch thược : theo y học cổ truyền bạch thược vị đắng, chua, hơi hàn, qui kinh Can tỳ. Bạch thược có tác dụng dưỡng huyết, liễm âm, hòa can chỉ thống.Chủ trị các chứng can huyết hư, cơ thể hư nhược, nhiều mồ hôi, kinh nguyệt không đều, các chứng bệnh của thai sản, các chứng âm huyết hư, can dương thịnh, can phong động, các chứng đau do bệnh của can, các bệnh nội tiết phụ khoa , các bệnh kinh nguyệt khí hư , viêm đau âm đạo.
– Đương quy : theo y học cổ truyền đương quy có vị ngọt cay ôn, qui kinh Can Tâm Tỳ. Có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, chỉ huyết. Chủ trị chứng tâm can huyết hư, kinh nguyệt không đều, đau kinh, tắt kinh, các bệnh thai tiền sản hậu, bổ sung nội tiết , điều hòa kinh nguyệt , trị các bệnh phụ khoa
– Bạch đồng nữ : theo y học cổ truyền bạch đồng nữ có vị đắng nhạt, tính mát ,có tác dụng Thanh nhiệt, giải độc, khu phong, trừ thấp, tiêu viêm, Trị bạch đới khí hư , tử cung viêm loét, kinh nguyệt không đều, mụn nhọt lở ngứa, mật viêm vàng da, gân xương đau nhức, mỏi lưng, huyết áp cao…
– Hoàng liên : theo y học cổ truyền hoàng liên có vị đắng tính hàn , quy kinh tâm tỳ vị , có tác dụng thanh nhiệt táo thấp , thanh tâm trừ phiền , mát gan thải độc , mát máu tiêu viêm , sát trùng , cầm máu , sinh cơ liền da , trị các bệnh da liễu , các bệnh nấm ngứa lở loét viêm nhiễm …
Bài Viết Liên Quan
BÀI 1268 – Gừng: Vị thuốc, gia vị tốt cho dạ dày
Trong dân gian, Gừng là một vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa chữa chứng rối loạn [...]
Th10
BÀI 1267 – Bạn đã biết hết các tác dụng chữa bệnh của gừng?
Gừng (Zingiber officinale Rose.), họ gừng (Zigiberaceae) là cây thuốc nam được trồng hầu như [...]
Th10
BÀI 1266 – 9 tác dụng của atiso và lưu ý khi sử dụng để an toàn cho sức khỏe
Atiso được từ xưa đã được nhiều người tin dùng vì không những thơm ngon [...]
Th10