Nhân Sâm

NHÂN SÂM BỔ ÂM HAY BỔ DƯƠNG

Nhân sâm có tên khoa học là Panax Ginseng.

Nhân sâm là cây thảo dược sống lâu năm,thường cao khoảng 60cm. Lá nhân sâm mọc vòng có cuốn dài. Lá kép bao gồm nhiều lá chét mọc thành hình chân vịt. Hai năm tuổi nhân sâm mới có một lá với ba lá chét. Ba năm tuổi nhân sâm cũng chỉ có một lá với năm lá chét.Mỗi năm sau nhân sâm có thêm một lá nữa.

Nhân sâm 5 tuổi có 4-5 lá , tất cả đều có 5 lá chét. Sau 6 năm mới lấy củ. Củ sâm có hình người nên gọi là nhân sâm. Sau khi lấy củ nhân sâm được hấp, sấy khô và bảo quản trong bao bì kín để tránh ẩm mốc.Nhân sâm tốt nhất được gọi là Cao ly sâm có uy tín nhất trên khắp thế giới. Có rất nhiều công trình nghiên cứu, hoạt chất chính là Saponin steroid.

Việt Nam có sâm K5 ( quân khu 5) do trung tâm sâm VN nghiên cứu và sản xuất.

Có rất nhiều nước lấy giống nhân sâm Cao ly về trồng, lấy cả loại đất , trồng trong nhà kiếng với khí hậu và độ ẩm nhân tạo giống hệt Triều Tiên ( cao ly), đó là sâm Hoa Kỳ, sâm Canada.

Nhân sâm được sinh ở vùng ẩm thấp, bẩm thụ được khí của thúy âm nhuận trạch nên vị của NH N S M ngọt đắng mà có trấp dịch. Nhân sâm nhánh có 3 chạc và 5 lá là đúng số của dương.Mầm mọc từ đất ẩm thấp tức là âm sinh dương.Nguyên khí con người cũng sinh ra từ thận thủy để lên phế ( cũng từ âm sinh dương), đồng một lý với nhân sâm. Nhân sâm có thể đại hóa khí, khí hóa lên sinh tân dịch.

Nhân sâm sinh ở phương Bắc là dương sinh trong âm. Khí thiên dương đều xuất ra ở thủy.Trong cơ thể con người thận và bàng quang thuộc thủy. Dương hóa khí bốc lên từ thủy. Nó xuất ra ở miệng mũi thành hô hấp, sung cho bì mau thanh vệ khí. ( theo bản thảo vấn đáp do GS Huỳnh Minh Đức dịch). Điều này giải thích tại sao có người bảo nhân sâm bổ dương, có người lại bảo nhân sâm sinh tân dịch và bổ âm.

Trong các thuốc bổ, nhân sâm thường được dùng “ độc vị” (chỉ có mình nó). Đông y gọi nhân sâm là thuốc đại bổ nguyên khí, bổ tỳ, bổ phế, sinh tân dịch, chỉ khát, an thần.Dùng cho người suy nhược, lao lực quá độ, ố hàn phát nhiệt, phiền táo khát nước, đàm suyễn khí ngắn, khí hư bất tình, cấm khẩu hôn mê, lạnh tay chân, đàm nhớt kéo lên, hư hao thổ huyết, phụ nữ băng sản thoát huyết, chứng liệt dương và lãnh cảm ở nam giới.

Nhân sâm dùng sống thì tả hỏa. Nhân sâm dùng chín (hấp, sao) thì bổ nguyên khí. Người già uống nhân sâm mà bị tháo dạ ( tiêu chảy nhẹ) nên uống sâm có thêm vài lát gừng.Cách chế biến này đơn giản nhưng rất hiệu quả. Dùng nhân sâm cứu tỉnh bệnh nhân sắp đứt hơi chết. Cứu hồi sinh mệnh chưa có vị thuốc nào tốt bằng.Theo dân gian người già uống quá nhiều nhân sâm thì khắc khoải lâu mới siêu thoát được.

Nếu không phải chứng hư thì chớ dùng nhân sâm
Trẻ nhỏ tuổi chỉ nên dùng bạch sâm” Hoa Kỳ, Canada”
Nhân sâm không dùng cho người đang bị cảm,thổ huyết.

Một số bài thuốc có nhân sâm

1 ĐỘC SÂM THANG
Uống nhân sâm khi nguyên khí cực hư dẫn đến cố thoát, thần suy, mồ hôi lạnh, mạch gần tuyệt… chỉ còn sống thoi thóp.

2 SÂM PHỤ THANG
Gồm có nhân sâm, phụ tử , gừng, táo. Cũng công dụng như “độc sâm thang”. Không uống dài ngày vị phụ tử có độc.

Sâm cát lâm củ

3 SÂM TÔ ẨM ( THƯƠNG HÀN BẢO MỆNH TẬP)
Gồm hai vị thuốc nhân sâm và tô mộc. Phế khí tuyên giáng nhưng thận suy nên không nạp khí, khí dội ngược gây suyễn, hít vào khó, thở ra gấp, ho từng cơn. Mặt xám , đau lưng , tay chân lạnh.

4 NGỌC HỒ HOÀN ( Nhân bị trực chỉ phương)
Gồm các vị thuốc: Nhân sâm , qua lâu căn ( thiên hoa phấn), mạch môn đông. Trị tiêu khát ( tiểu đườg), khát nhiều, đói nhiều.

  1. BỔ TRUNG ÍCH KHÍ THANG( TỲ VỊ LUẬN)
    Gồm các vị: Hoàng kỳ, cam thảo, nhân sâm , bạch truật, đương quy, trần bì, thăng ma, sài hồ. Trị sa dạ dày, sa tử cung, lòi rơm, lòi trê, trĩ .

6 ĐỊNH CHÍ HOÀN:
Gồm các vị: viễn chí, thạch xương bồ, nhân sâm , bạch phụ linh. Trị tâm bất ổn, hoảng loạn, phát cuồng.

7 BÁT TRÂN THANG
Thành phần : Nhân sâm, đương quy, xuyên khung, bạch thược, bạch truật, thục địa, phục linh, cam thảo ( đồng cân lượng, trọng lượng bằng nhau).
Cách làm: Bạch thược sao rượu, bạch truật sao. Thêm cam thảo , gừng tươi vài lát, táo tàu 3-5 quả. Uống trước bữa ăn.
Công dụng: Điều hòa vinh tuệ, tu dưỡng huyết khí, trị âm hư nội nhiệt, tỳ vị hư tổn, cơ nhục mềm nhũn, phụ nữ thai sản bị băng lậu, khí huyết đều hư, dùng để bổ khí huyết.

8 QUY TỲ THANG
Thành phần: Đương quy thân, nhân sâm, phục linh , hoàng kỳ,bạch truật , nhãn nhục, táo nhân,cam thảo, mộc hương, viễn chí.
Cách làm: Đương quy rửa bằng rượu.Hoàng kỳ sao.Bạch truật thổ sao.Táo nhân sao rồi nghiền.Cam thảo chích mật.Viễn chí bỏ tâm. Sắc uống lúc nóng.
Công dụng: Trị ưu tư thương tỳ, huyết hư phát nhiệt, ăn ít,thân thể mệt mỏi, hồi hộp ít ngủ, ra mồ hôi, nhức mỏi tay chân, đại tiện không đều, kinh nguyệt không đúng kỳ.

DSBUIKIMTUNG

?NHÂN SÂM?
Radix Ginseng
Tên khác: Đường sâm; Hồng sâm, Sâm Cao ly, Bạch sâm,…
Nguồn gốc: Dược liệu là rễ đã chế biến của cây Nhân sâm (Panax ginseng C.A.Mey.),
Họ: Ngũ gia bì (Araliaceae).
Nước ta chưa trồng được cây này. Dược liệu nhập từ các nước khác.
Thành phần hoá học chính: Saponin triterpen, vitamin, đường ,tinh bột.
Công dụng: Thuốc bổ, chữa bệnh thần kinh suy nhược, ăn ít, ho suyễn, nôn mửa, hồi hộp, sợ hãi.
Nhân sâm có tác dụng mạnh tim. Đối với huyết áp liều nhỏ sẽ thăng lên, liều lớn sẽ giáng xuống.
Nhân sâm có tác dụng lợi niệu, ức chế huyết đường cao. Điều tiết sự thay đổi cholesterol, ức chế phát sinh bệnh máu cao.
Nhân sâm ứng dụng lâm sàng có thể trị suy nhược thần kinh, bệnh tâm thần, bệnh tim mạch, đái tháo đường, liệt dương, đau dạ dày mãn tính, và viêm gan truyền nhiễm, điều hoà huyết áp,…
Nhân sâm có nhiều loại mọc hoang dã gọi là Dã Sơn Sâm ( có Hồng Sâm, Bạch Sâm).
Nhân sâm trồng ở triều tiên gọi là Triều Tiên Sâm, trồng ở tỉnh Cát Lâm Trung Quốc gọi là Cát Lâm Sâm.
Cách dùng, liều lượng: 2-6g một ngày. Dạng thuốc bột, thuốc sắc, cao lỏng, rượu thuốc.
Chủ ý: Không dùng khi đang đại tiện lỏng, người khó ngủ không nên dùng vào buổi chiều tối. Phản Lê lô, Ngũ linh chi.

Thầy Nguyễn Viết Thân