BÀI 63: VỊ THUỐC HUYẾT ĐẰNG VÀ CÁC CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH

Cây và hoa Huyết đằng
Cây và hoa Huyết đằng

Tìm hiểu chung về Huyết đằng

Tên gọi khác:

Hoạt huyết đằng, hồng đằng,mã nhung đằng, trư huyết đằng, huyết phong, quá chương long, huyết long đằng, cửu tằng phong, hồng đằng, đại huyết đằng,…
Tên khoa học: Millettia reticulata
Họ: Cánh bướm/ Đậu (danh pháp khoa học: Fabaceae)

Đặc điểm thực vật

Kê huyết đằng là thực vật thuộc họ dây leo. Lá mọc kép, mỗi kép gồm có 5 – 9 lá chét, dài khoảng 7 – 15cm và rộng từ 5 – 10cm. Hoa mọc ở nách lá, có màu tím điểm vàng. Quả mọng, hình trứng, mọc thành chùm, khi chín có màu lam đen.
Cây ra hoa vào tháng 3 – 5, kết quả vào tháng 9 – 10 hằng năm. Cây có nhựa màu đỏ nên còn được gọi là cây dây máu.
Dây của cây được thu hái làm thuốc. Chọn các dây có vỏ mịn, màu vàng và tươi.

Phân bố

Kê huyết đằng phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta như Hòa Bình, Lạng Sơn, Cao Bằng và Điện Biên.

Thu hái – sơ chế

Có thể thu hái dây của cây Huyết đằng quanh năm, tuy nhiên thời điểm thích hợp nhất là vào tháng 8 – 10.
Sơ chế: Chọn dây to, chắc, đem về cắt bỏ cành, lá và đem phơi khô. Sau đó có thể bào chế theo 2 cách sau:
Đem dây rửa sạch, thái phiến và dùng sống (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).
Phân loại dây lớn và dây bé, dây lớn đem ngâm trong 3 ngày, dây bé ngâm trong 1- 2 giờ. Sau đó đem thái lát và phơi khô.

Huyết đằng

Bảo quản

Kê huyết đằng dễ bị ẩm mốc, vì vậy cần để nơi thoáng mát và khô ráo. Vào thời điểm độ ẩm không khí cao, cần đem sấy thường xuyên để tránh mốc và hư hại.

Tác dụng dược lý và chủ trị

Theo y học hiện đại:
Tác dụng kháng viêm: Thực nghiệm cho chuột uống cồn thuốc có khả năng làm giảm viêm khớp do Formaldehyde gây ra.
Tác dụng đối với quá trình chuyển hóa phosphate: Thí nghiệm trên chuột nhắt cho thấy kê huyết đằng có tác dụng tăng chuyển hóa phosphate ở tử cung và thận.
Tác dụng lên tim mạch: Nước sắc từ thảo dược có khả năng hạ huyết áp ở chó và thỏ, đồng thời có khả năng ức chế cơ tim của ếch.
Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương: Dùng cây dây máu tiêm vào màng bụng của chuột nhắt nhận thấy có khả năng an thần và giảm đau.
Độc tính: Gây chết súc vật thực nghiệm khi tiêm tĩnh mạch liều 4.25g/ kg

Theo Đông y:
Tác dụng táo Vị, bổ trung, hành huyết, làm mạnh gân xương, Huyết đằng bổ huyết và thông kinh.
Thư cân, chỉ thống, hòa huyết và hoạt lạc.

Chủ trị:
Trị đau gối, tay chân tê, lưng đau, đau nhức người do chấn thương, kinh nguyệt không đều. Trị khí huyết kém.

Cách dùng – liều lượng

Cây dây máu thường được dùng sắc uống, ngâm rượu hoặc nấu cao. Mỗi ngày nên dùng từ 10 – 30g. Nếu có ý định dùng liều cao, vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ khoa y học cổ truyền

Huyết đằng

Bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu Kê huyết đằng

1. Bài thuốc chữa đau nhức gân xương, tê bại, co quắp và đau mỏi
Chuẩn bị: Cẩu tích, ngưu tất, tỳ giải và cốt toái bổ mỗi thứ 20g, thiên niên kiện 6g, bạch chỉ 4g với huyết đằng 20 – 40g.
Thực hiện: Sắc uống ngày 1 thang.

2. Bài thuốc trị huyết hư gây chóng mặt, đau vùng tim, nhức mỏi, tim đập không đều
Chuẩn bị: Huyền sâm 15g, huyết đằng 20g, mạch môn 15g và hạt muồng 15g, tâm sen 4g.
Thực hiện: Đem sắc uống.

3. Bài thuốc chữa đau lưng
Chuẩn bị: Rễ trinh nữ, ý dĩ, kê huyết đằng, tỳ giải mỗi thứ 16g, quế chi, thiên niên kiện và rễ lá lốt mỗi thứ 8g, cỏ xước 12g, trần bì 6g.
Thực hiện: Đem sắc uống.

4. Bài thuốc trị đau nhức tứ chi
Chuẩn bị: Ngũ gia bì hương, uy linh tiên, huyết đằng, độc hoạt và tang chi, mỗi thứ 12g.
Thực hiện: Đem sắc uống và dùng hết trong ngày.

5. Bài thuốc chữa hư lao và thiếu máu
Chuẩn bị: Kê huyết đằng 300g, 1 lít rượu.
Thực hiện: Đem kê huyết đằng tán nhỏ và ngâm với rượu trong khoảng 10 ngày. Mỗi lần dùng 25ml, ngày uống 2 lần.

6. Bài thuốc chữa viêm khớp dạng thấp
Chuẩn bị: Hy thiêm, rễ vòi voi, kê huyết đằng và thổ phục linh mỗi thứ 16g, sinh địa 12g, rễ cà gai leo 10g, huyết dụ 10g, ngưu tất 12g, nam độc lực 10g, rễ cây cúc ảo 10g.
Thực hiện: Đem sắc uống ngày 1 thang.

bài thuốc từ huyết đằng

7. Bài thuốc chữa phong tê thấp và nhức mỏi gân xương
Bài thuốc 1: Chuẩn bị cây mua núi, huyết đằng và rễ gối hạc mỗi thứ 12g, dây đau xương, rễ phòng kỷ và vỏ thân ngũ gia bì mỗi thứ 10g. Đem các vị thái nhỏ và phơi khô, sau đó đem ngâm rượu. Mỗi lần dùng 25ml, ngày dùng 2 lần.
Bài thuốc 2: Dùng độc hoạt, thiên niên kiện, rễ bưởi bung, gai tầm xọng, xấu hổ, núc nác, huyết đằng, dây đau xương, phòng kỷ, chân chim, cô xước, quế chi mỗi thứ 4 – 6g. Đem các vị sắc lấy nước uống hoặc nấu thành cao.

8. Bài thuốc chữa đau thần kinh tọa
Bài thuốc 1: Dùng ngưu tất 12g, đào nhân 12g, nhọ nồi 10g, kê huyết đằng 20g, hồng hoa 12g, nghệ vàng 12g với cam thảo 4g. Đem các vị sắc với 400ml nước, còn lại khoảng 100ml. Chia thành 2 lần uống và dùng hết trong ngày.
Bài thuốc 2: Chuẩn bị dây đau xương, cẩu tích, huyết đằng và ngưu tất mỗi thứ 20g, ba kích 12g, cốt khỉ củ 8g, cốt toái bổ 12g với thiên niên kiện 8g. Đem sắc ngày dùng 1 thang.

9. Bài thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt
Bài thuốc 1: Chuẩn bị tô mộc 5g, kê huyết đằng 10g và nghệ vàng 4g. Đem các vị thái nhỏ, phơi/ sấy khô sau đó sắc uống hết trong ngày. Tuy nhiên phụ nữ đang mang thai không được dùng bài thuốc này.
Bài thuốc 2: Sử dụng ích mẫu 16g, nghệ 8g, đào nhân 8g, xuyên khung 8g, sinh địa 12g với huyết đằng 16g. Đem sắc lấy nước uống.

Lưu ý khi sử dụng bài thuốc từ Kê huyết đằng

Lưu ý khi sử dụng bài thuốc từ Kê huyết đằng

Những điều cần chú ý khi dùng dược liệu huyết đằng:
Sử dụng dược liệu này trong thời gian dài có thể gây táo bón và khô họng.
Phụ nữ mang thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:
0939714275
tiemthuocbacsaithanh

Thuocbacsaithanh

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
 ĐỊA LONG CÓ CÔNG DỤNG GÌ?
– ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO