Mô tả vị thuốc Huyền hồ:
Huyền hồ là loại cỏ sống lâu năm, mọc hoang ở núi rừng, thân cây nhỏ chỉ cao khoảng 20cm – 0,5m, lá mọc đối kép xẻ lông chim, có mép nguyên. Hoa đỏ màu tím hay hồng nhạt và nở vào mùa xuân hoặc tháng 5 hằng năm ở cuối thân cây; hoa hình môi gồm một mặt há ra, sắp xếp thành chùm. Dưới đất có củ rễ hình cầu.
Huyền Hồ phân bố ở Trung Quốc như ở Triết Giang, Phúc Kiến, Nhiệt Hà, nhưng chỉ có loại ở Ninh Ba, Kim Hoa, Hàng Châu thuộc tỉnh Triết Giang mới là dược liệu tốt. Ở nước ta rất hiếm.
Mô tả dược liệu:
Thân rễ Huyền hồ khi khô thể hiện hình cầu dẹt không nhất định, đường kính dài từ 1-1,5cm mặt ngoài màu vàng đất hoặc vàng tươi, mặt trên có sẹo dính với thân cây biểu hiện của một hõm cạn, cuối cùng của mặt dưới thường có 2-3 nhánh rãnh hay chia ra làm 3 phần. Toàn thể phân bố đầy những lằn nhăn ngang cong queo, đồng thời ở giữa có những vết lằn ngang tương đối sâu hoặc lõm xuống, củ cứng chắc màu vàng ánh, vỏ nhăn nheo không mốc mọt là loại tốt.
Tính vị:
Huyền hồ vị hăng, đắng, tính ôn
Quy kinh:
Vào kinh tâm, can, phế, vị
Công năng:
Huyền hồ có tác dụng Hoạt huyết, lợi khí, tán ứ, giảm đau.
Chủ trị vị thuốc Huyền hồ:
Điều trị kinh nguyệt không đều, chứng đau bụng ra khí hư, chữa đau do ứ huyết, bế kinh ở phụ nữ, đau bụng trên, đau nhức do chấn thương tụ máu, thoát vị bụng dưới, đau vùng tim, sản hậu ứ huyết thành hòn cục.
Chủ thận khí, phá sản hậu ác lộ hoặc chứng đau bụng dưới ở phụ nữ
Huyền hồ có thể làm được huyết trệ trong khí hoặc khí trệ trong huyết cho nên thuốc có công hiệu trị chứng đau nhức toàn thân, thông lợi tiểu tiện.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày 4 – 10g Huyền hồ, dạng thuốc sắc, hoàn, tán, thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.
Kiêng kỵ:
Có kinh trước kỳ, người hư yếu, có chứng băng huyết, rong huyết, sản hậu, huyết hư, chóng mặt thì không nên dùng. Không dùng cho phụ nữ có thai.
LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:
0939714275
tiemthuocbacsaithanh
Thuocbacsaithanh
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
CÁT CÁNH LÀ GÌ?
VỊ THUỐC TIỀN HỒ
Bài Viết Liên Quan
BÀI 622 – Uống sâm trước “cuộc yêu” giúp kéo dài đáng kể
Nhân sâm được biết tới là thảo dược “đại bổ”. Thành phần trong sâm tốt [...]
Th4
BÀI 621 – Mang thai có uống nhân sâm được không?
Nhân sâm đã được con người sử dụng rộng rãi trong nhiều thế kỷ và [...]
Th4
BÀI 620 – 5 lý do dân công sở dù bận rộn vẫn nên uống nhân sâm
Chỉ một hàm lượng nhỏ nhưng mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, [...]
Th4