BÀI 59: HỒNG HOA – VỊ THUỐC CỦA PHÁI ĐẸP

Hồng hoa
Cây Hồng hoa

Tên gọi khác:

Rum – tên khoa học: Carthamus tinctorius L

Đặc điểm của Hồng hoa:

Cây nhỏ, sống hàng năm, cao 0,6 – 1m hay hơn. Thân đứng, nhẵn, có vạch dọc, phân cành ở ngọn. Lá mọc so le, gần như không cuống, gốc tròn ôm lấy thân. Phiến hình bầu dục hay hình trứng dài 4-9cm, rộng 1-3cm, chóp nhọn sắc, mép có răng cưa nhọn không đều, mặt lá nhẵn, màu xanh lục sẫm, gân chính giữa lồi cao. Cụm hoa đầu ở ngọn thân; bao chung gồm nhiều vòng lá bắc có hình dạng và kích thước khác nhau, có gai ở mép hay ở chóp, hoa nhỏ, màu đỏ cam, đẹp, đính trên đế hoa dẹt. Quả bế, hình trứng, có 4 vạch lồi.

Mùa hoa tháng 5-7; quả tháng 7-9.

Hồng hoa
Cánh Hồng hoa

Nguồn gốc, đặc điểm:

Hồng hoa là hoa đã phơi khô của cây Hồng hoa (Carthamus tinctorius L.), họ Cúc (Compositae : Asteraceae).

Vị thuốc dài 1 – 2 cm. Màu vàng đỏ hay màu đỏ, mùi hơi thơm, vị hơi đắng; độ ẩm không quá 13%, tỷ lệ hoa biến màu nâu đen không quá 0 5%.

Thành phần hóa học:

Dược liệu Hồng hoa có flavonoid là carthamin (màu vàng), carthamon (màu đỏ).

Công dụng, cách dùng:

Dược liệu Hồng hoa có tác dụng tăng co bóp tử cung, tăng trương lực tim, co mạch. tăng huyết áp. Dùng chữa các chứng bệnh: kinh nguyệt không đều bế kinh, ứ huyết, tụ huyết do chấn thương, mụn nhọt…

Hồng hoa

Cách dùng:

Dùng 3 – 9g/ngày, dạng thuốc sắc. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.

Lưu ý:

Phụ nữ có thai và người huyết áp cao không dùng.

LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM
0939714275
tiemthuocbacsaithanh

Thuocbacsaithanh

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
TÌM HIỂU VỊ THUỐC HOÀNG LIÊN
– ĂN NGON ĐỂ LỢI SỮA

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *