BÀI 58: TÌM HIỂU VỊ THUỐC HOÀNG LIÊN

Hoàng liên
Cây Hoàng liên

Tên khoa học:

Rhizoma Coptidis

Mô tả, Nguồn gốc:

Hoàng Liên là cây thảo, sống nhiều năm, cao chừng 15 -35 cm, thân mọc thẳng, phía trên phân nhánh, có nhiều rễ nhỏ. Lá mọc từ thân rễ lên, có cuống dài 6 -12 cm. Phiến lá gồm 3 – 5 lá chét, mỗi lá chét lại chia thành nhiều thùy có mép răng cưa.

Mùa xuân sinh trục dài chừng 10 – 12cm trên chia làm 2 hoặc nhiều nhánh mang 3 – 8 hoa. Có 5 lá đai màu vàng luc, cánh hoa hình mũi mác dài bằng 1/2 lá đài, có nhiều nhị dài gần bằng cánh hoa, có nhiều lá noãn rời nhau. Quả đại có cuống, trong chứa 7 – 8 hạt màu xám. Thời kì nở hoa vào tháng 2 – 4 và quả có từ tháng 3 đến tháng 6.

Hoàng liên
Hoàng liên

Hoàng Liên thường mọc ở vùng núi có độ cao 1500 – 1800m. Hoàng Liên mọc hoang và trồng nhiều ở Trung Quốc (có nhiều ở Tứ Xuyên, Hồ Bắc…) ở nước ta Hoàng Liên mọc hoang trên dãy núi Hoàng Liên Sơn (Sapa có loài Coptis quinquesecta Wang, Coptis chinensis Franch và ở Quảng Bạ – Hà Giang có loài Coptis chinensis Franch).
Hoàng Liên ưa chỗ lạnh, mát, ẩm thấp (không ưa chỗ nóng nhiều, khô ráo và nhiều ánh sáng) nhiệt độ nơi trồng phải thấp dưới 30oC, đất dẽ tháo nước, tốt nhất là đất có cát và nhiều mùn. Khi trồng có thể dùng phân chuồng,phân xanh; nếu đất chua có thể dùng thêm vôi.

Hoàng Liên trồng bằng hạt. Người ta thường trộn hạt lẫn với cát nhỏ theo tỉ lệ 1:1 rồi đem gieo. Khi cây có 5 – 6 lá đem trồng thành hàng cách nhau 40 cm, cây nọ cách cây kia 30 cm. Thường trồng vào mùa xuân.
Hàng năm thường thu hái Hoàng Liên vào cuối mùa thu hoặc đầu mùa đông (trước khi có tuyết ở những nơi lạnh). Hoàng Liên trồng thì thu hái sau khi cây được 4 – 5 năm. Đào cả cây, loại bỏ đất cát, cắt loại thân, lá, đem phơi, sấy khô rồi đóng gói. Ở Trung Quốc ngoài việc dùng sống còn đem sao với rượu hoặc chế thành du hoàng liên (tẩm Hoàng Liên với nước sắc của ngô thù du đem sao nhẹ) hay Khương Hoàng Liên (tẩm Hoàng Liên với nước ép của gừng tươi sao nhẹ).

Hoàng liên
Cây hoàng liên

Bộ Phận Dùng:

Thân rễ Hoàng liên (Rhizoma coptidis). Là những mẩu cong queo, dài 3cm trở lên, rộng 0,2 – 0,5 cm, có nhiều đốt khúc khuỷu và phân nhiều nhánh, trông giống hình chân gà nên thường gọi là hoàng liên chân gà. Mặt ngoài màu vàng nâu, mang vết tích của rễ phụ và của cuống lá. Chất cứng rắn, vết bẻ ngang phẳng, phần gỗ màu vàng tươi, tia ruột có lỗ rách, phần vỏ và ruột màu vàng đỏ, cũng có khi rỗng. Không mùi, vị rất đắng, tồn tại lâu.
Vi phẫu: Cắt ngang thân rễ Hoàng Liên. Từ ngoài vào trong quan sát thấy: Thụ bì gồm có tầng hoá bần và lớp mô mềm vỏ ngoài đã chết. Lớp bần thứ cấp cấu tạo bởi những tế bào thành mỏng, xếp đều đặn. Mô mềm vỏ trong gồm những tế bào thành mỏng xếp lộn xộn, rải rác có những tế bào mô cứng thành rất dày xếp thành đám. Có nhiều đám sợi rời nhau xếp thành vòng tròn, sợi có thành dày, khoang tế bào hẹp. Libe xếp thành từng đám ứng với các đám sợi bên ngoài và sát bên trong các đám sợi. Tầng phát sinh libe-gỗ. Các bó gỗ phần trong thường liền nhau, phần ngoài rời. Trong cùng là mô mềm ruột:
Quan sát vi phẫu dưới kính hiển vi huỳnh quang với chùm tia cực tím có bước sóng λ = 365 nm thấy: Phần bần có huỳnh quang màu lam. Mô mềm vỏ, mô mềm tuỷ có huỳnh quang tím nâu. Các đám sợi, mô cứng, gỗ có huỳnh quang vàng:
Bột : Bột màu vàng không mùi, vị đắng. Nhìn dưới kính hiển vi thấy: Mảnh mô mềm (1), mảnh mô mang tế bào cứng (2). Mảnh bần (3). Tinh bột kết thành khối (4). Sợi thành dày thường kết thành bó (5) màu vàng. Nhiều tế bào mô cứng thành dày, khoang rộng, thấy rõ các ống trao đổi (6). Mảnh mạch nhỏ có cấu trúc đặc biệt (7).

Hoàng liên
Thân rễ Hoàng liên khô

Công dụng:

Hoàng liên có tác dụng chữa lỵ, viêm ruột, ung nhọt, lở ngứa, miệng lưỡi lở, thổ huyết, chảy máu cam, trĩ. Dịch chiết Hoàng Liên nhỏ vào mắt chữa đau mắt đỏ.

Cách dùng, liều lượng:

Ngày dùng 2-12g Hoàng liên, thuốc sắc hoặc cao lỏng.

Thân rễ Hoàng liên (Rhizoma coptidis). Là những mẩu cong queo, dài 3cm trở lên, rộng 0,2 – 0,5 cm, có nhiều đốt khúc khuỷu và phân nhiều nhánh, trông giống hình chân gà nên thường gọi là hoàng liên chân gà. Mặt ngoài màu vàng nâu, mang vết tích của rễ phụ và của cuống lá. Chất cứng rắn, vết bẻ ngang phẳng, phần gỗ màu vàng tươi, tia ruột có lỗ rách, phần vỏ và ruột màu vàng đỏ, cũng có khi rỗng. Không mùi, vị rất đắng, tồn tại lâu.
Vi phẫu: Cắt ngang thân rễ Hoàng Liên. Từ ngoài vào trong quan sát thấy: Thụ bì gồm có tầng hoá bần và lớp mô mềm vỏ ngoài đã chết. Lớp bần thứ cấp cấu tạo bởi những tế bào thành mỏng, xếp đều đặn. Mô mềm vỏ trong gồm những tế bào thành mỏng xếp lộn xộn, rải rác có những tế bào mô cứng thành rất dày xếp thành đám. Có nhiều đám sợi rời nhau xếp thành vòng tròn, sợi có thành dày, khoang tế bào hẹp. Libe xếp thành từng đám ứng với các đám sợi bên ngoài và sát bên trong các đám sợi. Tầng phát sinh libe-gỗ. Các bó gỗ phần trong thường liền nhau, phần ngoài rời. Trong cùng là mô mềm ruột:
Quan sát vi phẫu dưới kính hiển vi huỳnh quang với chùm tia cực tím có bước sóng λ = 365 nm thấy: Phần bần có huỳnh quang màu lam. Mô mềm vỏ, mô mềm tuỷ có huỳnh quang tím nâu. Các đám sợi, mô cứng, gỗ có huỳnh quang vàng:
Bột : Bột màu vàng không mùi, vị đắng. Nhìn dưới kính hiển vi thấy: Mảnh mô mềm (1), mảnh mô mang tế bào cứng (2). Mảnh bần (3). Tinh bột kết thành khối (4). Sợi thành dày thường kết thành bó (5) màu vàng. Nhiều tế bào mô cứng thành dày, khoang rộng, thấy rõ các ống trao đổi (6). Mảnh mạch nhỏ có cấu trúc đặc biệt (7).

LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM
0939714275
tiemthuocbacsaithanh

Thuocbacsaithanh

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
– ĂN BỔ MÀ KHÔNG BÉO – ĂN NGON MÀ GIẢM CÂN
– ĂN NGON ĐỂ LỢI SỮA