BÀI 21: HOÀNG KỲ – DƯỢC LIỆU TỪ THIÊN NHIÊN

Tên gọi: hoàng kỳ, hoàng kỳ mạc giáp
Tên khoa học: astragalus propinquus
Tên tiếng Anh: mongolian milkvetch

TÌM HIỂU CHUNG VỀ HOÀNG KỲ

Cây hoàng kỳ là thực vật thân thảo, sống lâu năm. Cây mọc thẳng đứng, cao khoảng 60 – 70cm, thân cây phân thành rất nhiều nhánh. Lá mọc so le, dạng kép lông chim, trung bình mỗi lá kép gồm khoảng 15 – 25 lá chét. Lá chét có phiến hình trứng, có lông trắng ở trên trục lá.

Hoa tự dài hơn lá, tràng hoa màu vàng nhạt. Mùa hoa thường rơi vào khoảng tháng 6 – 7 và sai quả vào tháng 8 – 9. Quả hình đậu dẹt, mặt ngoài có lông ngắn, bên trong chứa hạt màu đen, hình thận. Rễ cây có hình trụ, đường kính từ 1 – 2cm, vỏ ngoài màu vàng nâu hoặc màu nâu đỏ, rễ dài và đâm sâu vào trong lòng đất.

Cây hoàng kỳ Mông cổ không có khác biệt so với hoàng kỳ thông thường. Tuy nhiên số lượng lá chét thường nhiều hơn (khoảng 12 – 18 đôi), kích thước lá chét nhỏ và tràng hoa dài hơn.

Cây Hoàng Kỳ
Cây Hoàng Kỳ

BỘ PHẬN DÙNG

Rễ cây hoàng kỳ được thu hái để làm thuốc.

TÁC DỤNG, CÔNG DỤNG CỦA HOÀNG KỲ

Hoàng kỳ đã được sử dụng từ lâu đời trong y học Trung Quốc để chữa các bệnh về suy giảm hệ miễn dịch. Hoàng kỳ có khả năng tăng cường ham muốn tình dục và tăng cường khả năng của tinh trùng.
Hoàng kỳ còn được dùng để chữa bệnh cảm cúm, nhiễm trùng đường hô hấp trên, dị ứng, đau cơ, thiếu máu, HIV/AIDS và có chức năng tăng cường cũng như điều chỉnh hệ thống miễn dịch. Hoàng kỳ cũng được dùng để trị hội chứng mệt mỏi mạn tính, bệnh thận, bệnh tiểu đường và huyết áp cao.

Hoàng kỳ giúp phòng ngừa các bệnh như ung thư và tiểu đường. Vị thuốc này chứa chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi các tổn thương.

THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA HOÀNG KỲ

Theo sách Trung dược học trong hoàng kỳ có chứa saccaroza, nhiều loại axit amin, protid (6,16 -9,9%), cholin, betatain, axit folic, vitamin P, amylase.

LIỀU DÙNG CỦA HOÀNG KỲ

Bạn dùng khoảng 5-10g hoàng kỳ, cho vào nước đun sôi khoảng 10-20 phút để làm nước trà uống. Có thể đun đi đun lại cho đến khi nước nhạt.
Ngoài cách dùng hoàng kỳ riêng lẻ, bạn cũng có thể kết hợp với các loại thảo dược và thực phẩm khác để tăng thêm hiệu quả. Ví dụ như táo tàu khô, ngũ vị tử, cam thảo, quế chi, hồng hoa, kỷ tử….
Ngoài ra, bạn có thể dùng hoàng kỳ để nấu cháo, nấu thịt hoặc các món ăn có thể hầm cùng thuốc bắc.

Liều dùng của hoàng kỳ có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Hoàng kỳ có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.

hoàng kỳ

MỘT SỐ BÀI THUỐC CÓ HOÀNG KỲ

1. Bài thuốc trị phong thấp, cơ thể nặng, ra nhiều mồ hôi, sợ gió và mạch phù
Chuẩn bị: Táo 1 trái, gừng 4 lát, bạch truật 30g, cam thảo 20g, phòng kỷ 40g và hoàng kỳ 40g.
Thực hiện: Để gừng và táo riêng, đem các vị còn lại tán bột. Đem 20g sắc với sừng và táo, dùng uống trong ngày.

2. Bài thuốc chữa chứng sa dạ dày, sa thận, sa trực tràng, sa tử cung
Chuẩn bị: Chim câu 1 con, hoàng kỳ 60g và kỷ tử 30g.
Thực hiện: Đem hầm chín, nêm nếm gia vị và dùng ăn khi nóng.

3. Bài thuốc chữa phì đại tuyến tiền liệt, tiểu nhiều lần, bí tiểu, tiểu ít nhưng vẫn có cảm giác buồn tiểu
Chuẩn bị: Cá chép 1 con khoảng 250g và hoàng kỳ 30g.
Thực hiện: Hầm chín, thêm gia vị và ăn nóng. Mỗi tuần ăn 2 lần.

4. Cháo hoàng kỳ tẩm bổ và phục hồi cơ thể sau khi phẫu thuật
Chuẩn bị: Nếp 200g, hoàng kỳ 30g, đường đen 20g, a giao 30g.
Thực hiện: Đem a giao giã nát, cho vào chảo sao vàng, tán mịn và để riêng. Dùng hoàng kỳ nướng khô, thái phiến và cho vào nồi cùng với nếp nấu thành cháo. Nêm thêm đường đen và bột a giao, đun thêm vài phút thì tắt bếp và ăn nóng.

5. Bài thuốc trị chứng suy nhược, dễ bị cảm, đầu óc hay quên, tức ngực, hồi hộp
Chuẩn bị: Nấm hương 150g, gừng tươi 15g, hoàng kỳ 30g, hành 20g.
Thực hiện: Đem sơ chế nguyên liệu và để ráo. Cho dầu vừng vào nồi, để dầu nóng, do gừng, hành và thịt gà vào xào chín. Thêm ít muối và rượu đảo cho thấm gia vị, sau đó cho nấm và một lượng nước vừa đủ vào. Đun sôi với lửa nhỏ trong 30 – 60 phút. Cho nấm hương và thịt gà ra đĩa, tiếp tục têm cải bẹ vào nước canh, đun sôi và dùng ăn kèm với gà.

6. Trà hoàng kỳ phòng ngừa cảm cúm và viêm phế quản
Chuẩn bị: Hoàng kỳ thái lát mỏng, phơi khô.
Thực hiện: Mỗi lần dùng 5 – 10g hãm với nước sôi trong 30 phút và dùng thay cho trà.

MỨC ĐỘ AN TOÀN CỦA HOÀNG KỲ

7. Bài thuốc chữa chứng suy nhược cơ thể, miệng khô, khó thở, ăn uống kém, mồ hôi nhiều, sốt âm ỉ, mặt xanh vàng, tim đập nhanh

  • Bài thuốc 1: Cam thảo 1 phần (nửa sống nửa sao), chích kỳ 6 phần. Đem các vị tán nhỏ, mỗi lần dùng 4 – 8g sắc uống. Ngày dùng 3 lần (sáng – trưa – tối).
  • Bài thuốc 2: Quế chi và cam thảo mỗi vị 2g, đại táo 6g, sinh khương 4g, thược dược 5g, chích kỳ 6g. Đem các vị sắc lấy nước, chia thành 3 lần uống hết trong ngày. Khi uống có thể thêm mật ong hoặc mạch nha vào.
  • Bài thuốc 3: Phòng phong và bạch truật mỗi vị 8g, hoàng kỳ 24g. Đem tán thành bột mịn, trộn đều các vị. Mỗi lần dùng 6 – 8g uống với nước hoặc rượu, ngày dùng 2 lần.
  • Bài thuốc 4: Đương quy, bạch truật và đảng sâm mỗi vị 12g, trích thảo và thăng ma mỗi vị 4g, trần bì và sài hồ mỗi vị 6g, hoàng kỳ 16g. Đem sắc uống. Nếu cơ thể hư nhược nhiều, gia thêm tri mẫu 8g và huyền sâm 10g.

8. Bài thuốc chữa chứng sa trực tràng
Chuẩn bị: Sơn tra nhục 10g, thăng ma và phòng phong mỗi vị 3g, đan sâm 15g, hoàng kỳ sống 30 – 50g.
Thực hiện: Sắc uống ngày dùng 1 thang. Nếu trực tràng lòi ra khỏi giang môn, dùng băng phiến, kinh giới than và thuyền thoái, tán bột, trộn với dầu thơm và dùng bôi.

9. Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng và phòng ngừa chứng cảo mạo
Bài thuốc 1: Đại táo 10g và hoàng kỳ 15g. Đem các vị sắc uống hằng ngày.
Bài thuốc 2: Hoàng kỳ sống đem chế thành viên nặng 1g. Mỗi ngày dùng 5 – 6 viên liên tục trong 10 ngày. Ngưng khoảng 5 ngày rồi lặp lại liệu trình.

10. Bài thuốc trị viêm phế quản và ho kéo dài
Chuẩn bị: Bách bộ và tuyên phục hoa mỗi vị 10g, địa long 6g, hoàng kỳ 24g.

Thực hiện: Tán mịn, chế thành viên. Ngày dùng 3 lần liên tục trong 10 ngày. Nghỉ vài ngày rồi dùng lại, thực hiện từ 3 – 4 liệu trình sẽ thấy bệnh thuyên giảm.

11. Bài thuốc chữa bệnh mạch vành (nhồi máu cơ tim và thiếu máu cơ tim)
Chuẩn bị: Xuyên khung 10g, đương quy 12g, hoàng kỳ 30g, đan sâm 15g và xích thược 15g.
Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang liên tục trong 4 – 6 tuần.

12. Bài thuốc giúp bổ huyết, trị chứng huyết hư, mất nhiều máu kèm theo sốt
Chuẩn bị: Đương quy 8g và hoàng kỳ 40g.
Thực hiện: Sắc uống ngày dùng 1 thang.

13. Bài thuốc chữa chứng viêm thận
Chuẩn bị: Đại táo 3 quả, gừng tươi 12g, bạch truật 8g, phòng kỷ 12g, hoàng kỳ 12g và cam thảo 4g.
Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang.

14. Bài thuốc chữa phì đại tuyến tiền liệt
Chuẩn bị: Hoạt thạch 30g và hoàng kỳ sống 100g.
Thực hiện: Sắc 2 lần, chắt lấy nước sau đó thêm 3g hổ phách (tán bột) và chia ra nhiều lần uống, nên dùng khi đói.

hoàng kỳ

15. Bài thuốc trị viêm khớp quanh vai, viêm khớp mãn tính, đau liệt nửa người do tai biến mạch máu não
Chuẩn bị: Hồng hoa, xuyên khung, địa long và đào nhân mỗi vị 4g, xích thược và đương quy vĩ mỗi vị 8g, hoàng kỳ 40 – 160g.
Thực hiện: Đem sắc uống.

16. Bài thuốc trị đau nhức xương khớp do khí huyết hư và cơ thể suy nhược
Chuẩn bị: Quế chi 6g, đại táo 3 quả, sinh khương và bạch thược mỗi thứ 12g, hoàng kỳ 16g.
Thực hiện: Sắc uống hằng ngày.

17. Bài thuốc chữa chứng lupus ban đỏ
Chuẩn bị: Hoàng kỳ 30g.
Thực hiện: Sắc uống ngày 1 thang.

18. Bài thuốc chữa sang thương lâu ngày không làm mủ, ung nhọt, nhọt lở loét
Bài thuốc 1: Kim ngân 20g, hoàng kỳ 20g, cam thảo 6g và đương quy 16g. Sắc uống ngày dùng 1 thang.
Bài thuốc 2: Chuẩn bị đương quy, bạch truật, thiên hoa phấn, tạo giác thích và trạch tả mỗi vị 12g, cam thảo 4g, xuyên khung 6g, hoàng kỳ 16g. Đem các vị sắc uống.

19. Bài thuốc trị vàng da do nghiện rượu, chân sưng đau, vùng dưới tim đau
Chuẩn bị: Mộc qua 40g và hoàng kỳ 80g.
Thực hiện: Tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 8g với rượu. Ngày dùng 3 lần.

20. Bài thuốc trị tiêu khát
Chuẩn bị: Chích thảo, mạch môn (bỏ lõi), quát lâu, hoàng kỳ, phục thần mỗi vị 120g, can địa hoàng 200g.
Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.

21. Bài thuốc trị chứng sưng tấy và lở loét ở móng tay
Chuẩn bị: Lan nhự 120g và hoàng kỳ 80g.
Thực hiện: Đem ngâm với giấm qua 1 đêm. Cho dược liệu vào nồi, thêm 1 chén mỡ heo nhỏ, sắc còn 3 chén. Dùng hỗn hợp sắc thoa lên chỗ lỡ loét, ngày thay 3 lần cho đến khi khỏi.

22. Bài thuốc phế ung thổ ra huyết
Chuẩn bị: Hoàng kỳ 80g.
Thực hiện: Tán bột, mỗi lần dùng 8g uống với nước ấm. Ngày dùng từ 3 – 4 lần.

23. Bài thuốc trị ngực phiền, tiêu khát, chứng hư, mụn nhọt, ghẻ lở
Chuẩn bị: Chích kỳ 240g và chích thảo 40g.
Thực hiện: Giã nát, mỗi lần dùng 8g sắc với đại táo 1 quả.

24. Bài thuốc trị chứng bứt rứt, mệt mỏi ở người cao tuổi
Chuẩn bị: Trần bì (bỏ xơ trắng) và miên hoàng kỳ mỗi vị 20g.
Thực hiện: Đem tán bột, mỗi lần dùng 12g. Đồng thời dùng 1 chén mè nhỏ, nghiền nát, lọc và sắc đến khi nổi bọt như sữa thì thêm 1 thìa mật ong vào. Dùng bột thuốc uống với nước sắc mè và mật ong khi đói.

MỨC ĐỘ AN TOÀN CỦA HOÀNG KỲ

25. Bài thuốc trị chứng nôn ra máu
Chuẩn bị: Tử bối phù bình 20g và hoàng kỳ 10g.
Thực hiện: Tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 4g uống với nước mật và gừng.

26. Bài thuốc trị mụn nhọt lâu ngày không vỡ mủ
Chuẩn bị: Tạo giác thích 6g, đương quy 8g, xuyên khung 12, hoàng kỳ 16g và xuyên sơn giáp (sao) 4g.
Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang.

27. Bài thuốc trị chứng tiểu không thông
Chuẩn bị: Miên hoàng kỳ 8g.
Thực hiện: Sắc với 2 chén nước còn lại 1 chén, uống khi nóng. Nếu dùng cho trẻ nhỏ, chỉ nên dùng ½ liều lượng thông thường.

28. Bài thuốc trị bạch trọc do khí hư
Chuẩn bị: Phục linh 40g, hoàng kỳ (sao muối) 20g.
Thực hiện: Đem tán bột mịn, mỗi lần dùng 8g uống với nước khi bụng đói.

29. Bài thuốc trị tả huyết, trường phong
Chuẩn bị: Hoàng liên và hoàng kỳ bằng lượng nhau.
Thực hiện: Đem tán thành bột mịn, trộn với miến chế thành hoàn. Dùng uống hằng ngày cho đến khi khỏi.

30. Bài thuốc trị chứng tiểu buốt, tiểu đau và tiểu ra máu
Chuẩn bị: Nhân sâm và hoàng kỳ bằng lượng nhau, đại la bặc 1 củ.
Thực hiện: Đem tán bột hoàng kỳ và nhân sâm, để riêng. Cắt đại la bặc thành miếng vừa ăn, đem tẩm với mật ong 80g và sao cho đến khi sờ vào không còn dính. Sau đó chấm với bột thuốc ăn hằng ngày.

31. Bài thuốc chữa chứng ho ra mủ và máu
Chuẩn bị: Hoàng kỳ loại tốt 160g và cam thảo 40g.
Thực hiện: Tán bột, mỗi lần dùng 8g uống cùng với nước nóng.

32. Bài thuốc trị chứng ngứa ở cơ quan sinh dục
Chuẩn bị: Nhân sâm và hoàng kỳ 40g (đem tán bột) và long não 4g.
Thực hiện: Hòa thuốc bột với nước ngó sen tươi làm thành viên to bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần dùng 20 viên uống cùng với nước nóng.

33. Bài thuốc trị băng huyết, rong huyết, sa tử cung, sa trực tràng, sơ thể suy yếu
Chuẩn bị: Hoàng kỳ, đảng sâm, bạch truật, đương quy, cam thảo mỗi vị 12g, thăng ma 4g, sài hồ 6g và trần bì 6g.
Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.

34. Thịt rắn hầm hoàng kỳ trị viêm khớp dạng thấp, đau mỏi cột sống, phong tê thấp, đau mỏi do thời tiết lạnh
Chuẩn bị: Tục đoạn 10g, hoàng kỳ 60g, gừng tươi 15g, thịt rắn 1kg và mỡ lợn bỏ da 30g.
Thực hiện: Đun cho chảo nóng, cho mỡ lợn vào đến khi mỡ chảy ra hết. Thêm thịt rắn vào, đảo đều cho chín, sau đó thêm một ít rượu vào. Sau đó cho thịt rắn vào nồi, thêm tục đoạn, hoàng kỳ, muối, hành và gừng vào. Cuối cùng đổ một lượng nước vào hầm trong vòng 1 giờ. Khi chín, nêm nếm gia vị vừa ăn và dùng khi nóng.

MỨC ĐỘ AN TOÀN CỦA HOÀNG KỲ

35. Cháo hoàng kỳ trị cảm cúm, suy nhược cơ thể
Chuẩn bị: Đảng sâm 30g, phục linh 15g, gạo tẻ 60g, hoàng kỳ 30g, bạch truật 15g và cam thảo 6g.
Thực hiện: Sắc vị thuốc lấy nước, bỏ bã và cho gạo vào nấu thành cháo.

36. Cháo hoàng kỳ trị chứng động thai
Chuẩn bị: Gạo nếp 60g, hoàng kỳ và xuyên khung mỗi vị 30g.
Thực hiện: Đem thuốc đun lấy nước, bỏ bã và thêm gạo tẻ vào nấu cháo.

37. Cháo hoàng kỳ da nhím trị bệnh trĩ xuất huyết
Chuẩn bị: Gạo tẻ 60g, da nhím nướng 15g và hoàng kỳ 30g.
Thực hiện: Đem nấu da nhím và hoàng kỳ nấu lấy nước, bỏ bã thêm gạo tẻ vào nấu cháo. Dùng cháo ăn khi đói.

38. Tim lợn chấm hoàng kỳ trị lở ngứa, huyết trắng và sa tử cung
Chuẩn bị: Hoàng kỳ (sao rượu, tán bột), tim lợn 1 cái.
Thực hiện: Đem tim lợn luộc, cắt miếng nhỏ và chấm bột thuốc ăn.

MỨC ĐỘ AN TOÀN CỦA HOÀNG KỲ

Hiện chưa có bằng chứng cho thấy hoàng kỳ là an toàn cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Nên báo với bác sĩ về các loại thuốc và thảo dược bạn đang sử dụng.
Không nên cho người bệnh nhiễm trùng cấp tính hoặc người đang bị bệnh nhiễm trùng hoặc bị sốt. Trẻ em có thể dùng hoàng kỳ.

LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:
0939714275
tiemthuocbacsaithanh

Thuocbacsaithanh

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
BÀI THUỐC VỚI BẠCH LINH
CÔNG DỤNG CỦA NHÂN TRẦN TRONG Y HỌC