TÌM HIỂU CHUNG VỀ ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO
Tên khác: Trùng thảo, Hạ thảo đông trùng.
Họ: Nhục toà khuẩn.
Đông trùng hạ thảo vừa là động vật vừa là thực vật được kết hợp bởi nấm và sâu non. Vào mùa đông, nấm ký sinh trên cơ thể sâu non và lấy hết chất dinh dưỡng khiến cho ấu trùng chết. Cho đến khi mùa hè, nấm sẽ phát triển trồi lên mặt đất và được gọi là Đông Trùng Hạ Thảo ( ĐTHT).
Trùng thảo có hình dáng của sâu non, dài khoảng 3 – 5cm, rộng khoảng 10mm. Thân có nhiều vân ngang, gần đầu có nhiều vân vòng nhỏ, toàn thân có khoảng 9 đôi chân, nhưng chỉ có 4 đôi chân ở bụng là rõ, đầu có chất sừng màu nâu đỏ. Sau khi khô, thân của đông trùng có màu vàng hoặc vàng kim.
Phần sâu non bên trong có màu trắng, mùi thơm, hơi rắn. Phần khuẩn tọa màu nâu sẫm, ký sinh ở trên đầu sâu non, phần đầu hơi phình to, hơi dẻo, dai và khó bẻ gãy sau khi sấy. Khuẩn tọa thường dài hơn sâu non, thẳng đứng, có hình như chiếc gậy, màu đen hoặc hơi tím sẫm, vỏ ngoài xù xì do các hạt nhỏ li ti bên ngoài. Quan sát dưới kính hiển vi có thể thấy, bên trong các hạt li ti có nhiều nang bào tử.
Đông trùng hạ thảo thường được thu hoạch phổ biến vào mùa hè ở vùng núi cao trên 4.000m. Ban đầu, chúng được tìm thấy ở vùng cao nguyên Thanh Tạng, Cam Túc, Vân Nam và Tứ Xuyên (Trung Quốc). Tuy nhiên, hiện nay các loại nấm đông trùng hạ thảo đã được tinh chế và nuôi trồng trên quy mô công nghiệp.
BỘ PHẬN DÙNG CỦA ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO
Hầu hết các bộ phận của trùng thảo đều được sử dụng để làm thuốc. Trong đó, khuẩn tọa, khuẩn ty và xác ấu trùng được sử dụng phổ biến. Đông trùng hạ thảo được thu hoạch vào mùa hè từ tháng 3 – 7 hằng năm. Sau khi thu hoạch, trùng thảo được mang đi rửa sạch và sấy khô. Cách dùng đông trùng hạ thảo phổ biến nhất đó là ngâm rượu. Ngoài ra, người ta còn bào chế nguyên liệu thành viên nang để thuận tiện cho việc bảo quản và sử dụng.
THÀNH PHẦN HOÁ HỌC TRONG ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO
+Angelicone, Belliferone, Angelic acid, Palmitic acid, Linoleic acid, dầu thực vật, Angeloi, Bergaptenostholum, Scopoletin, Tiglic acid, Sterol, Oleic acid, Stearic (theo Trung Dược Học).
+Columbianetin acetate, Isoimperatorin, Xanthotoxin, Columbianetin, Osthol, Bergapten (theo Dược Học Học Báo).
+Angelol G, B, D, Ampubesol (theo Thẩm Dương Học Viện Học Báo).
+g-Aminobutyric acid (theo Bắc Kinh Y Khoa Đại Học Học Báo).
TÁC DỤNG, CÔNG DỤNG CỦA ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO
Bồi bổ, chống suy nhược
Một số nghiên cứu đã chỉ ra, việc sử dụng đông trùng hạ thảo có thể cung cấp cho cơ thể lượng lớn axit amin, khoáng chất và một số nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho việc phục hồi cơ thể suy nhược. Đồng thời, đông trùng hạ thảo còn kích thích sản sinh ATP và o-xi tăng cường trao đổi chất, làm giảm triệu chứng mỏi mệt. Vì vậy, đông trùng hạ thảo còn được sử dụng nhiều cho người suy nhược, người thường xuyên thức khuya làm việc, người bị gầy yếu,…
Tăng cường hệ miễn dịch
Đông trùng hạ thảo còn chứa Selen – chất hiếm có khả năng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể và tạo hàng rào ngăn ngừa một số tác nhân gây bệnh. Nghiên cứu năm 1996 đã khiến các nhà nghiên cứu kinh ngạc khi phát hiện ra khả năng ức chế hệ miễn dịch của đông trùng hạ thảo.
Làm giảm lượng chất béo dư thừa gây hại trong máu
Có bằng chứng cho thấy, đông trùng hạ thảo có tác dụng trong việc làm giảm lượng chất béo dư thừa gây hại trong máu và thường được sử dụng cho người mắc bệnh mỡ máu, bệnh nhân béo phì.
Tác dụng của đông trùng hạ thảo là cải thiện chức năng sinh lý
Nghiên cứu ban đầu cho thấy, trong đông trùng hạ thảo có chứa một loại hợp chất có khả năng cải thiện ham muốn tình dục ở cả nam và nữ giới. Ngoài ra, nó còn có khả năng điều hòa nội tiết tố, cải thiện chứng lạnh tử cung, bất lực, vô sinh,…
Kiểm soát tiểu đường, ổn định đường huyết.
Một công dụng nữa của đông trùng hạ thảo đó là điều tiết và cân bằng lượng đường huyết trong cơ thể.
Các cuộc thử nghiệm đã chỉ ra, có khoảng 90% bệnh nhân điều trị tiểu đường có dấu hiệu chuyển biến sau khi sử dụng đông trùng hạ thảo mỗi ngày.
Khắc phục các bệnh liên quan đến thận
Đông trùng hạ thảo có khả năngkích thích phục hồi chức năng thận và một số bệnh lý liên quan. Người bị suy thận mãn tính, tổn thương thận, suy giảm chức năng thận cũng có thể sử dụng loại đông dược này để khắc phục bệnh.
Cải thiện các triệu chứng về phổi
Đông dược này còn có khả năng tăng cường oxy cho phổi, bên cạnh đó với đặc tính ấm, nó còn được dùng trong các bài thuốc cải thiện các bệnh lý có liên quan đến hệ hô hấp. Bao gồm một số bệnh nghiêm trọng như hen suyễn, viêm phế quản, tắc nghẽn phổi mãn tính,…
Tác động đến hệ tim mạch
Đông trùng hạ thảo có tác dụng hỗ trợ điều chỉnh và ổn định nhịp tim. Ngoài ra, còn có công năng giãn nở cơ tim, mạch máu, điều chỉnh lượng mỡ thừa trong máy nên rất cần thiết cho hệ tim mạch, thần kinh.
Tác động đến một số bệnh lý về gan
Ngoài ra, công dụng của đông trùng hạ thảo đối với bệnh gan cũng được rất nhiều người biết đến. Hơn nữa, loại đông dược này còn giúp làm tăng hiệu quả hoạt động của gan, điều trị các bệnh về gan, đào thải virus viêm gan,…
Làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư
Thành phần Selen trong đông trùng hạ thảo vừa có khả năng tăng cường hệ miễn dịch và đồng thời còn làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư. Các nghiên cứu lâm sàng tại Nhật Bản và Trung Quốc cũng đã chỉ ra bệnh nhân ung thư đang hóa trị và kết hợp tiêm khoảng 6g đông trùng hạ thảo mỗi ngày có thể làm giảm kích thước khối u một cách đáng kể.
Chống lão hóa, làm đẹp da
Sau tuổi 30, làn da và cơ thể người phụ nữ bắt đầu có dấu hiệu lão hóa nhanh, đặc biệt là những phụ nữ sau sinh. Do đó, việc sử dụng đông trùng hạ thảo mỗi ngày còn giúp làm chậm quá trình oxy hóa, tái tạo làn da và ngăn chặn các dấu hiệu lão hóa da như nám, tàn nhang, sạm da,… Bên cạnh đó, loại đông dược này còn có tác dụng làm chậm quá trình tiền mãn kinh, cân bằng nội tiết tố, chống suy nhược cơ thể,…
LIỀU DÙNG CỦA ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO
Tùy vào các yếu tố như tuổi tác, sức khỏe và một số điều kiện khác mà liều lượng đông trùng được chỉ định cũng khác nhau. Ở thời điểm hiện tại, chưa có bất cứ nghiên cứu nào xác định cụ thể phạm vi liều lượng đông trùng hạ thảo thích hợp.
Mặc dù đây là đông dược tự nhiên nhưng không có nghĩa là nó luôn an toàn và dùng ở bất cứ liều lượng nào cũng được. Hãy tuân thủ nguyên tắc và liều lượng sản phẩm theo chỉ định của bác sĩ và người có chuyên môn. Trung bình mỗi ngày dùng khoảng 6-12g đông dược dạng rượu thuốc là đủ.
MỘT SỐ BÀI THUỐC CÓ ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO
1. Bài thuốc chữa liệt dương, hoạt tinh, di tinh:
– Nguyên liệu:
6g đông trùng hạ thảo
8g dâm dương hoắc
12g ba kích
12g hà thủ ô
– Thực hiện:
Tán mịn đông trùng hạ thảo, để riêng trong chén sạch.
Các nguyên liệu còn lại đem sắc nước cho đến khi còn khoảng 300ml.
Hòa bột đông trùng hạ thảo vào hỗn hợp trên và chia thành 2 – 3 lần, uống hết trong ngày.
2. Chữa động kinh, suy nhược thần kinh
– Nguyên liệu:
3g trùng thảo
1 cái óc lợn
– Thực hiện:
Sau khi sơ chế thì cho nguyên liệu vào nồi chưng cách thủy với lửa nhỏ.
Cho đến khi nguyên liệu chín nhừ thì nêm gia vị và chia thành 2 lần ăn.
Sử dụng món ăn này khi đói.
3. Cách dùng đông trùng hạ thảo cho người thiếu máu, liệt dương, di tinh
– Nguyên liệu:
10g trùng thảo
100g thịt nạc
– Thực hiện:
Thịt heo đem rửa sạch, thái lát, ướp gia vị.
Cho thịt, trùng thảo vào nồi đem ninh nhừ và nếm gia vị cho vừa ăn.
Chia thành 1 – 2 lần ăn trong ngày.
4. Chữa chứng suy nhược cơ thể, viêm phế quản, ho lâu ngày
– Nguyên liệu:
6g đông trùng
6g khoản đông hoa
8g tang bạch bì
3g cam thảo
3g tiểu hồi
– Thực hiện:
Tán mịn đông trùng, để riêng.
Các vị thuốc khác thì đem sắc với 700ml nước cho đến khi còn khoảng 200ml.
Sau đó hòa với bột đông trùng và chia thành 3 lần uống hết trong ngày.
5. Bài thuốc chữa đau lưng, mỏi gối, hen suyễn khó thở
– Nguyên liệu:
8g đông trùng
8 con chim cút
gia vị.
– Thực hiện:
Sơ chế chim cút và đem đi ngâm với nước sôi khoảng 1 phút, vớt ra để nguội.
Chia trùng thảo ra thành 8 phần bằng nhau, sau đó cho vào bụng chim cút và khâu chặt lại.
Đặt chim cút vào nồi nước để luộc với gia vị, muối tiêu và đậy kín, ninh khoảng 40 phút là được.
Chia thành các phần nhỏ và ăn dần.
6. Bài thuốc chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh
– Nguyên liệu:
30g trùng thảo
500ml rượu trắng 40 độ
– Thực hiện:
Cho trùng thảo và bình ngâm với rượu khoảng 15 – 30 ngày thì có thể dùng được.
Mỗi bữa ăn dùng khoảng 20ml, ngày dùng khoảng 2 – 3 lần.
7. Chữa hen suyễn, suy nhược cơ thể thời gian dài
– Nguyên liệu:
5 – 10 con trùng thảo
1 con vịt
– Thực hiện:
Rửa sạch vịt, sau đó rạch vùng cổ và cho trùng thảo vào, khâu kín.
Cho vịt vào nồi cùng gia vị, chút rượu, giấm và ninh nhừ với lửa vừa.
Dùng món này mỗi khi đói.
8. Cải thiện chứng lao phổi, suy nhược lâu ngày
– Nguyên liệu:
100g thịt gà
15g sơn dược
15g trùng thảo
– Thực hiện:
Thịt gà sau khi sơ chế thì đem ướp gia vị, cho vào nồi cùng sơn dược, trùng thảo và nước để nấu cho đến khi nhừ.
Nêm gia vị và dùng món ăn khi còn nóng.
9. Bổ thận, dưỡng âm, tăng cường khí huyết
– Nguyên liệu:
5g đông trùng
500g nước ngọt
10 quả táo đỏ, bỏ hạt
vài lát gừng tươi
– Thực hiện:
Chế biến sạch cá, sau đó ướp gia vị và cho vào nồi hấp cách thủy cùng các nguyên liệu còn lại.
Sau khi cá chín thì nêm gia vị cho vừa ăn và nhắc xuống để dùng.
10. Bài thuốc cải thiện chứng mệt mỏi, tinh thần kém minh mẫn, thận hư
– Nguyên liệu:
9g đông trùng hạ thảo
12g nhân sâm
12g đương quy
12g kỷ tử
100g sườn heo
Gia vị
– Thực hiện:
Sườn heo đem đi rửa sạch, ướp gia vị.
Sau đó cho các nguyên liệu vào chung nồi và hầm chín.
Chia thành 2 – 3 lần và ăn hết trong ngày.
11. Chữa chứng tiểu đêm, hoạt tinh, tinh loãng
– Nguyên liệu cần:
18g đông trùng hạ thảo
500g thịt dê
40g hoài sơn
4 lát gừng tươi
15g câu kỷ tử
4 quả chà là
Gia vị
– Thực hiện:
Thịt dê đem rửa sạch, cắt lát và trụng qua nước sôi để khử mùi.
Các nguyên liệu còn lại sau khi rửa sạch thì cho vào nồi đất với lượng nước vừa đủ và hầm với lửa nhỏ.
Hầm trong khoảng 2 giờ thì nêm gia vị cho vừa ăn và nhắc xuống.
Mỗi tuần dùng món này khoảng 2 – 3 lần.
12. Cải thiện triệu chứng viêm đau dạ dày, phế thận lưỡng hư
– Nguyên liệu:
1 con ba ba
10g đông trùng hạ thảo
10 quả đại táo
Gia vị: hành lá, gừng, tỏi, hạt nêm, muối, đường,..
– Thực hiện:
Ba ba cắt bỏ đầu, chia thành 4 miếng và cho vào nồi luộc với nước sôi.
Sau đó, cho ba ba vào cùng bát với đông trùng hạ thảo, đại táo, gừng, hành, tỏi và cho vào nồi hấp cách thủy khoảng 2 tiếng.
Dùng món ăn này trong ngày và nên ăn ngay khi còn nóng.
13. Cải thiện tỳ vị, suy nhược, máu nhiễm mỡ
– Nguyên liệu cần:
3g đông trùng
20g sơn dược
20g hoàng kỳ
100g gạo nếp
– Thực hiện:
Hoàng kỳ đem sắc lấy nước, lọc bỏ bã.
Sau đó cho trùng thảo, sơn dược và gạo nếp vào nước thuốc để nấu thành cháo.
Nên dùng món cháo này vào buổi sáng hoặc tối để cải thiện tỳ vị, chống mệt mỏi.
14. Dưỡng nhan, tăng cường gân cốt, điều hòa âm dương
– Nguyên liệu cần:
5g trùng thảo
1 con gà ác
100g hồ đào bỏ hạt
30g táo đỏ
4 lát gừng tươi
– Thực hiện:
Gà ác sau khi sơ chế thì đem ướp gia vị.
Cho các nguyên liệu còn lại vào rồi nấu chung với nước cho đến khi gà chín.
Nêm gia vị cho vừa ăn và dùng khi còn nóng.
LƯU Ý KHI DÙNG ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO
Loại đông dược này được khuyến nghị đối với một số trường hợp sau:
Phụ nữ mang thai và cho con bú
Mắc các bệnh tự miễn như đa xơ cứng, lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp,…
Người bị rối loạn chứng đông máu.
Người mới phẫu thuật hoặc chuẩn bị phẫu thuật.
LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:
0939714275
tiemthuocbacsaithanh
Thuocbacsaithanh
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
DƯỢC LIỆU TỪ THIÊN NHIÊN LÀ GÌ?
TỲ BÀ DIỆP LÀ GÌ?
Bài Viết Liên Quan
BÀI 1268 – Gừng: Vị thuốc, gia vị tốt cho dạ dày
Trong dân gian, Gừng là một vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa chữa chứng rối loạn [...]
Th10
BÀI 1267 – Bạn đã biết hết các tác dụng chữa bệnh của gừng?
Gừng (Zingiber officinale Rose.), họ gừng (Zigiberaceae) là cây thuốc nam được trồng hầu như [...]
Th10
BÀI 1266 – 9 tác dụng của atiso và lưu ý khi sử dụng để an toàn cho sức khỏe
Atiso được từ xưa đã được nhiều người tin dùng vì không những thơm ngon [...]
Th10