Bài 34: BÀI THUỐC QUÝ TỪ HẠC ĐẬU PHỘNG (LẠC)

đậu phộng
lạc

Đậu Phộng là người bạn của người bệnh tiểu đường, họ buộc phải ăn nhiều, uống nhiều một phần là để bù lại lượng đường thất thoát. Lại có thêm người bạn thân “cao huyết áp” nên khổ lại thêm khó. Điều lạc quan là thiên nhiên vốn có ‘quả trường sinh’ có thể giải quyết được trọn vẹn rắc rồi này.

Đây là 1 ca bệnh thực tế: Ông Trần năm nay 63 tuổi, mắc tiểu đường đã 20 năm, bình thường ăn rất nhiều, hơn nữa rất dễ có cảm giác đói, vừa ăn bữa này đã không đợi được đến bữa sau. Buổi sáng không ăn chút điểm tâm thì có cảm giác đói nhộn nhạo, không làm được việc gì khác. Ông cũng thử nhiều phương pháp, hy vọng có thể cải thiện mọi thứ nhưng đều không có hiệu quả. Một lần, ngẫu nhiên được một ông lão bên Đông y nói mỗi sáng ăn ít Đậu phộng, có thể ổn định được đường huyết hàng ngày. Ông Trần nghe xong thấy hơi hoang đường, nhưng vì chẳng còn cách nào khác mà dẫu sao cũng không có tác hại gì, qua ngày thứ 2 thì bắt đầu thử. Lúc đầu thì không có hiệu quả gì rõ rệt, nhưng ăn liền mấy ngày sau, phát hiện bản thân không thường xuyên có cảm giác đói bụng nữa. Sau khi ông Trần thấy được hiệu quả, đến nay mỗi sáng đều ăn ít Đậu phộng.

lạc đậu phộng

Không phải ngẫu nhiên mà lạc được người Trung Quốc đặt cho những cái tên thật đẹp như hoa sinh, quả trường sinh, đường nhân đậu… Các bộ phận của lạc dùng làm thuốc rất quý gồm cây, lá, củ, nhân và màng bọc ngoài của nhân, dầu lạc… có những tác dụng như dưỡng huyết, bổ tỳ, nhuận phế, hóa đàm và chữa được một số căn bệnh như thai phụ bị phù, loét dạ dày và hành tá tràng…

Khoa học ngày nay cũng nghiên cứu phát hiện, nếu mỗi người chúng ta mỗi ngày mang phần thịt đỏ đổi thành Đậu phộng, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sẽ giảm xuống 21%. Lạc sẽ làm giảm hấp thu carbonhydrate. Nếu mỗi sáng ăn Đậu phộng, như vậy đường huyết 1 ngày của bạn sẽ không quá cao. Đậu phộng, ngoài ổn định đường huyết ra, kỳ thực nó còn 3 công hiệu lớn:

1. Đậu phộng điều hòa mỡ máu, làm sạch đường ruột

Trong Đậu phộng có hàm lượng lipid tương đối cao, do vậy luôn bị ngộ nhận là thức ăn có thể dẫn đến béo phì, kỳ thực chất béo trong Đậu phộng là acid béo no và không no, đồng thời lại cung cấp chất xơ có ích cho cơ thể, có tác dụng tăng khuyến tán nhiệt lượng của cơ thể, tác dụng đốt cháy cholesterol có hại và dọn sạch mỡ trong đường tiêu hóa.

đậu phộng có lợi cho sức khỏe
Ăn Đậu phộng đem lại cơ thể và thân hình khỏe mạnh

2. Đậu phộng bảo vệ tim và mạch máu

Hàm lượng acid béo không no và no trong Đậu phộng, không chỉ tác dụng thúc đẩy hấp thu các loại đường, protein, các vitamin tan trong dầu, có lợi cho việc duy trì cân bằng nội tiết tố, mà còn có thể khiến cholesterol trong gan phân giải thành muối mật và đồng thời tăng cường bài tiết nó, do vậy, có công hiệu nhất định bảo vệ mạch máu, tim.

3. Đậu phộng khống chế cảm giác thèm ăn

Đậu phộng là thực phẩm gây “cảm giác no bụng”, có thể giúp bạn cảm giác no hơn, hoặc thời gian no kéo dài hơn, bạn sẽ ăn vặt ngày càng ít hơn. Tuy nhiên bạn không sợ thiếu chất vì Đậu phộng cũng chứa hàm lượng dinh dưỡng rất đầy đủ, thích hợp cho cả những người ăn chay.
Cảm giác no bụng của Đậu phộng nguyên nhân không chỉ do hàm lượng chất béo, chất xơ, protein mà còn là hiệu quả hiệp đồng tất cả các nhân tố trên.

đậu phộng

Trước đây, Đậu phộng vẫn bị coi là thực phẩm không tốt vì chứa nhiều chất béo, do đó sẽ làm tăng nguy cơ bị tiểu đường . Tuy nhiên, nghiên cứu của Đại học Harvard đăng trên tạp chí Hội Y khoa Mỹ cho thấy, chất béo trong Đậu phộng chủ yếu thuộc loại chưa bão hòa, giúp cải thiện độ ổn định của insulin và đường máu. Điều cần bạn làm ở đây là kiếm cho được loại lạc chất lượng tin cậy, vì Đậu phộng bảo quản lâu ngày dễ bị mốc, sinh độc tố có hại cho cơ thể.

LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:
0939714275
tiemthuocbacsaithanh

Thuocbacsaithanh

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
CỎ LƯỠI RẮN – DƯỢC LIỆU VƯỜN NHÀ
TA ĐÃ SỬ DỤNG HẠT, VỎ TRÁI VẢI VÀ TRÁI NHÃN NHƯ THẾ NÀO?