BÀI 42: DÂM DƯƠNG HOẮC LÀ GÌ?

dâm dương hoắc

Tên gọi khác: Thiên lưỡng kim, hoàng liên tổ, khí trượng thảo, tam chi cửu diệp thảo, phỏng trượng thảo, cương tiền, can kê cân, tiên linh tỳ, hoàng liên tổ
Tên khoa học: Epimedium macranthum Morr. & Decne
Họ: Berberidaceae

1 TÌM HIỂU CHUNG VỀ DÂM DƯƠNG HOẮC

Dâm dương hoắc có nhiều loài khác nhau, chẳng hạn như dâm dương hoắc lá hình tim, dâm dương hoắc lá to, dâm dương hoắc lá mác và dâm dương hoắc có lông mềm,…
Dâm dương hoắc là loại cây thân thảo có chiều cao khoảng 0,5 – 0,8 m. Hoa có màu trắng và có cuống dài. Cây có nhiều loài khác nhau và mỗi loại có hình dạng không giống nhau. Cụ thể:
Dâm dương hoắc lá to: Với tên khoa học là Epimedium macranthum Morr et Decne. Cây có thân nhỏ với chiều dài khoảng 40 cm. Lá cây mọc trên ngọn cây. Mỗi cây có 3 cành và mỗi cành có 3 lá. Lá cây có hình dạng trứng hoặc tim, có chiều dài 12 cm và rộng 10 cm. Lá có đầu nhọn và gốc lá có hình tim, mép lá có răng cưa nhỏ nhọn như gai. Bên dưới lá có màu xanh xám và bên trên lá có màu vàng nhẵn, có gân chính và gân nhỏ nổi hằn lên trên lá. Về mùi vị, lá có mùi tanh và vị đắng.
Dâm dương hoắc lá mác: Tên khoa học Epimedium sagittum. Lá cây có dạng mũi tên, có chiều dài khoảng 14 cm và rộng 5 cm. Đầu lá hơi nhọn, gốc lá hình tên, mép lá có răng cưa nhỏ nhọn như gai.
Dâm dương hoắc lá hình tim: Cây có tên khoa học là Epimedium brevicornu Maxim. Lá hình tim tròn, rộng khoảng 6 cm và dài 5 cm. Phần còn lại của cây giống dâm dương hoắc lá to.
Dâm dương hoắc là loại cây phân bố chủ yếu ở Trung Quốc. Ở Việt Nam, cây được tìm thấy ở các vùng núi cao như Sapa hay Hòa Bình.

BỘ PHẬN DÙNG CỦA DÂM DƯƠNG HOẮC

Thu hái Lá và rễ cây thường dược thu hoạch hàng năm vào mùa hè, khoảng tháng 5. Bộ phận dùng làm thuốc sau khi được thu hái sẽ đem rửa sạch và phơi khô. Tùy thuộc vào bệnh mà cách dùng khác nhau.
Bảo quản: Nơi khô thoáng, tránh ánh nắng mặt trời Khi sử dụng bào ngư để làm vỏ thuốc, có những nơi người ta dùng sống. Rửa sạch vỏ, mang vỏ phơi khô, sau đó tán nhỏ. Ngoài ra cũng có những nơi người ta nung lên trước khi tán nhỏ để dùng.

dâm dương hoắc khô
thuochay.vn

THÀNH PHẦN HOÁ HỌC TRONG DÂM DƯƠNG HOẮC

Thuốc gồm các thành phần chính như Icaritin-3-O-α-rhamnoside, Quercetin, Alcaloid, Anhydroicaritin-3-O-α-rhamnoside, Epimedin A, B, C, Quercetin-3-O-D-glucoside, Saponin, Sagittatoside,…

TÁC DỤNG, CÔNG DỤNG CỦA DÂM DƯƠNG HOẮC

Theo Y học cổ truyền, Dâm dương hoắc có những tác dụng chính như sau:
Ôn thận tráng dương, khứ phong trừ thấp và cường cân tráng cốt
Kích tố nam, giúp kích thích xuất tinh, đồng thời chữa xuất tinh sớm
Thúc đẩy quá trình bài tiết tinh dịch, tăng cường năng lực hoạt động của tinh hoàn, từ đó giúp tăng ham muốn ở nam giới
Hạ áp, giúp giãn mạch ngoại vi và tăng lưu lượng máu của động mạch vành. Đồng thời, tăng lưu lượng máu đầu chi, làm giãn mạch máu não và tăng lưu lượng máu ở não, cải thiện vi tuần hoàn
Hạ đường huyết và hạ lipit trong máu
Kháng vi rút
Lợi tiểu với liều dùng ít và chống lợi tiểu với liều dùng nhiều
Nâng cao sức đề kháng và tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể
An thần, giảm ho hóa đờm và bình suyễn
Kháng khuẩn, chống viêm, đặc biệt là đối với tụ cầu khuẩn trắng, phế cầu khuẩn và tụ cầu vàng
Trị suy nhược thần kinh
Chữa viêm phế quản mãn tính ở trẻ em

LIỀU DÙNG CỦA DÂM DƯƠNG HOẮC

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người mà liều lượng sử dụng dâm dương hoắc thường khác nhau.

MỘT SỐ BÀI THUỐC CÓ DÂM DƯƠNG HOẮC

1. Bài thuốc bổ thận
Chuẩn bị dâm dương hoắc, tử hà xa, hoàng tinh, tiền mao, hoài sơn, thục địa, thỏ ty tử, tang thầm, mỗi vị 15 gram kết hợp với 2 quả thận dê và 12 gram sơn thù nhục. Tất cả các vị thuốc đem thái nhỏ và nấu nhừ. Sau đó, chia làm 2 – 3 phần và ăn trong ngày (ăn cả cái và nước).

2. Chữa xuất tinh sớm, đái rắt và lưng gối đau mỏi
Dâm dương hoắc, hoài sơn, thỏ ty tử, ích trí nhân, sơn thù nhục, phá cố chỉ, ngưu tất, ba kích thiên, phục linh, phá cố chỉ, thục địa, hồ lô ba, mỗi vị 500 gram cùng với lộc hươu 500 gram, trầm hương 60 gram và nhục thung dung 250 gram. Tất cả các vị thuốc đem phơi khô và nghiền nhỏ, rây bột mịn. Sau đó, trộn với mật và vo thành viên bằng hạt đậu. Mỗi ngày uống 2 lần và mỗi lần uống 10 gram.

3. Chữa di tinh, liệt dương
Chuẩn bị dâm dương hoắc, thỏ ty tử, cẩu khỉ, nhục thung dung, mỗi vị 12 gram cùng với cam thảo 3 gram, đại táo 3 quả, đỗ trọng và đương quy, mỗi vị 8 gram, ba kích và sa sâm mỗi vị 16 gram. Tất cả các vị thuốc chia thành nhiều thang và mỗi ngày sắc uống 1 thang. Uống liên tục trong khoảng 1 tháng, giúp cải thiện tình trạng di tinh và liệt dương.

4. Chữa thận dương suy yếu, tỳ thống hoặc phong thấp bằng bài thuốc ngâm rượu
Bài 1: Sử dụng 100 gram dâm dương hoắc đem thái nhỏ và ngâm trong 500 ml rượu trắng. Sau khoảng 15 – 20 ngày, có thể dùng. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống khoảng 10 ml.
Bài 2: Dùng 120 gram dâm dương hoắc cùng với 100 gram ngũ gia bì và 100 quả nhãn bỏ hạt đem ngâm trong 2 lít rượu trắng. Sau 20 – 30 ngày, bệnh nhân có thể dùng để chữa trị bệnh với cách dùng như ngày uống 2 lần và mỗi lần uống rừ 15– 20 ml.

dâm dương hoắc khô

LƯU Ý KHI DÙNG DÂM DƯƠNG HOẮC

Sử dụng thuốc với liều lượng vừa đủ theo đúng quy định của thầy thuốc. Tuyệt đối không lạm dụng quá liều để tránh tác dụng phụ gây hại sức khỏe.
Khi sắc thuốc, không nên dùng nồi kim loại mà hãy dùng nồi đất để tránh làm mất đi dược tính của thuốc.
Nên lựa chọn thuốc ở những địa chỉ uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng.
Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng nếu dùng thuốc với mục đích hỗ trợ điều trị bệnh.

LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:
0939714275
tiemthuocbacsaithanh

Thuocbacsaithanh

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
 CỬU KHỔNG (THẠCH QUYẾT MINH) – THUỐC QUÝ TỪ BIỂN CẢ
– ĐẠI HỒI – THUỐC HAY TỪ GIAN BẾP