Cói là loài cây được biết đến nhiều với công dụng chế tác đồ dùng hằng ngày như chiếu, mũ, vật dụng trang trí nhà cửa,…Nhưng ít ai biết rằng, đây còn là dược liệu có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Tên gọi khác: lác.
Tên khoa học: Cyperus malaccensis Lamk.
Họ: Cói Cyperaceae.
Đặc điểm dược liệu cói
Mô tả
Cói là loài cây thân rễ, mọc bò dưới sát mặt đất, rê thường ăn sâu xuống đất khoảng 0,50-1m. Thân cây nhỏ, mọc đứng, có thể cao 1-2m khi trưởng thành. Ruột thân đặc nhưng khá xốp. Có 3 loại cói là cói hoa trắng, cói hoa nâu và cói ba cạnh. Tiết diện thân của cói hoa nâu to hơn 2 loại còn lại.
Lá cây khá nhỏ, mọc sát đến ngọn thân, phiến hẹp và dài. Hoa lưỡng tính. Mọc thành bông nhỏ ở nách lá. Quả cói rất nhỏ, bên trong có hạt, thường hạt không dính liền với các cạnh của quả.
Phân bố
Dược liệu sinh trưởng và phát triển tốt ở những nơi có khí hậu cũng như đất trồng ẩm ướt. Ở miền Bắc, cây thường mọc hoang hoặc được trồng nhiều ở Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, còn có thể mọc và trồng ở ven sông lớn. Tại miền Nam mọc nhiều ở Đồng Tháp Mười.
Bộ phận dùng
Thân và rễ (củ cói) là bộ phận được sử dụng để làm dược liệu.
Thu hái, chế biến, bảo quản
Thu hái: Có thể thu hái dược liệu qanh năm
Chế biến: Thân, rễ sau khi thu hoạch mang về rửa sạch. Sau đó thái mỏng, phơi hoặc sấy khô làm dược liệu dùng dần.
Bảo quản: Bảo quan nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và ẩm mốc.
Vị thuốc dược liệu cói
Tính vị, quy kinh
Tính vị, quy kinh: Chưa có nghiên cứu
Tác dụng dược lý
Theo kinh nghiệm dân gian, rễ vị thuốc có thể sử dụng để làm thuốc chữa bí tiểu tiện, thủy thũng, tích bụng báng, đau bụng, tiêu hóa kém.
Bài thuốc chữa bệnh từ cây cói
Chữa thông tiểu
Tiểu buốt, tiểu dắt hay còn gọi là tình trạng tiểu không thông là vấn đề nhiều người gặp phải khi chức năng thận bị suy giảm. Để hỗ trợ cải thiện chức năng thận cũng như giảm thiểu các chứng bệnh kể trên, người bệnh áp dụng bài thuốc như sau:
Sử dụng 12g củ cói, bạch mao căn 8g, tỳ giải 12g, xa tiền tử 8g, mạch môn 16g, cạm thảo 4g, nước 600ml đun sôi với nhau, giữ sôi 15 phút ở lửa nhỏ sau đó chia ba lần uống trong ngày. Kiên trì áp dụng bài thuốc đến khi bệnh được cải thiện.
Hỗ trợ cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ
Trẻ em gầy yếu, còi cọc chủ yếu là do cơ thể không hấp thu được chất dinh dưỡng có trong thức ăn hằng ngày. Để hỗ trợ cải thiện tình trạng này, người bệnh áp dụng bài thuốc như sau:
Dùng củ cói (sao vàng) 40g, vỏ chuối tiêu chín (còn tươi) 240g, bột thịt cóc 40g mang sấy khô và tán nhỏ củ cói và vỏ chuối tươi. Trộn đều với bột thịt cóc, thêm kẹo mạch nha vào làm thành viên. Mỗi viên 4g. Ngày cho ăn 2 – 4 viên chia làm hai lần.
Lưu ý khi sử dụng bài thuốc chữa bệnh từ cây cói
Mặc dù mang lại những hiệu quả chữa bệnh nhất định, tuy nhiên, để sử dụng bài thuốc một cách hiệu quả nhất, người bệnh cần lưu ý một số điều dưới đây:
- Các bài thuốc kể trên là các bài thuốc dựa trên kinh nghiệm dân gian, chưa được nghiên cứu cụ thể nên người bệnh nên tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
- Do có nguồn gốc tự nhiên nên khi vào cơ thể, dược liệu cần một khoảng thời gian nhất định mới phát huy được dược tính, vì thế người bệnh nên kiên trì áp dụng. Ngoài ra, hiệu quả của bài thuốc còn tuỳ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
- Phụ nữ có thai hoặc đang trong giai đoạn cho con bú nên thận trọng khi sử dụng bài thuốc
LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:
0939 714 275
tiemthuocbacsaithanh
Thuocbacsaithanh
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
– MÓN NGON CÙNG SÂM: Canh nhân sâm tiềm chim cút
– MÓN NGON CÙNG SÂM: Canh nhân sâm nấu giò heo
Bài Viết Liên Quan
BÀI 1268 – Gừng: Vị thuốc, gia vị tốt cho dạ dày
Trong dân gian, Gừng là một vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa chữa chứng rối loạn [...]
Th10
BÀI 1267 – Bạn đã biết hết các tác dụng chữa bệnh của gừng?
Gừng (Zingiber officinale Rose.), họ gừng (Zigiberaceae) là cây thuốc nam được trồng hầu như [...]
Th10
BÀI 1266 – 9 tác dụng của atiso và lưu ý khi sử dụng để an toàn cho sức khỏe
Atiso được từ xưa đã được nhiều người tin dùng vì không những thơm ngon [...]
Th10