Rau đắng là dược liệu thân thảo, thường được chỉ định trong một số bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm ruột, kiết lỵ, viêm đường tiết niệu, ghẻ lở, mụn nhọt,…
Tên gọi khác: Biển súc, cây càng tôm, cây xương
Tên khoa học: Glinus oppositifolius
Họ: Rau răm
Đặc điểm dược liệu rau đắng
Mô tả
Rau đắng là thảo dược thân leo. Thân và cành nhẵn, mảnh, có đường kính chỉ khoảng từ 0,2 – 4mm, dài khoảng 20 – 200cm. Lá có hình mác, thuôn nhọn về phía đầu, mép không có răng cưa, mọc vòng. Kích thước trung bình của lá có chiều dài dao động khoảng 1 – 1,5cm, rộng 3 – 10mm.
Hoa mọc thành chùm từ 2 đến 5 bông ở kẽ lá. Cuống hoa dài khoảng 1 – 1,5 cm, trong hoa có nhụy 3, nhị 5 ô. Sau khi cây rau đắng đất được thu hái, chế biến và phơi khô, chúng có vàng rơm hoặc vàng lục. Đôi khi còn có màu vàng nâu.
Phân bố
Ở nước ta, dược liệu này mọc hoang khắp nơi, trải dài trên khắp các tỉnh thành. Tuy nhiên, dược liệu được tìm thấy nhiều nhất ở một số tỉnh miền Bắc như Cao Bằng, Hà Nội, Lạng Sơn. Ngoài ra, vị thuốc này còn đang được trồng với số lượng lớn ở một số khu vực khác để làm thuốc.
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản
- Bộ phận dùng: Toàn bộ dược liệu đều được sử dụng để làm thuốc.
- Thu hái: Rau đắng thường được thu hái vào tháng 3 – 4.
- Chế biến: Sau khi được thu hái, đem rau đắng đất rửa sạch. phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ 50 – 60 độ C. Mỗi lần sử dụng, đem cắt thành từng đoạn từ 3 – 5cm và vi sao khô để dùng dần.
- Bảo quản: Cần bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
Thành phần hóa học
Nghiên cứu của khoa học hiện đại đã chỉ ra trong rau đắng có chứa các thành phần hoạt chất khá đa dạng như sau:
- D-catechol
- Avicularin
- Quercitrin
- Galic acid
- Glucose
- Chlorogenic acid
- Caffeci acid
- Oxalic acid
- Silicic acid
- P-coumaric acid
- Fructose
Các thành phần này đều đóng vai trò quan trọng trong ứng dụng cải thiện sức khoẻ con người.
Vị thuốc rau đắng
Tính vị, quy kinh
- Rau đắng có vị đắng, tính mát.
- Vào kinh can, đởm, bàng quang.
Tác dụng dược lý
Các chuyên gia đông y đánh giá rất cao dược tính của vị thuốc này. Rau đắng đất có tác dụng thanh trừ thấp nhiệt, tiêu viêm, nhuận gan mật, kiện tỳ, lợi tiểu nên thường được chỉ định để điều trị cho các trường hợp bị sốt cao, tiểu buốt, tiểu bí, dắt, viêm gan, vàng da, khó tiêu, u nhọt, dị ứng, mẩn ngứa.
Ngoài ra, dược liệu cũng được dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh tim mạch, sỏi thận, giúp giảm béo, có chất chống oxy hóa, ngăn chặn sự hình thành của các tế bào ung thư, hạ huyết áp…
Liều lượng – cách dùng
Dược liệu rau đắng có thể dùng được ở các dạng như sử dụng tươi, khô, nấu nước ngâm rửa, đắp ngoài da.
Liều lượng được khuyến cáo đối với dược liệu là 8 – 12g mỗi ngày nếu sử dụng dưới dạng thuốc sắc.
Bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu rau đắng
Chữa viêm ruột, kiết lỵ
Rau đắng có chứa các hoạt chất hỗ trợ điều trị các chủng khuẩn gây ra viêm ruột, kiệt lỵ. Nhờ đó giúp giảm thiểu nhanh chóng các triệu chứng của bệnh. Dưới đây là cách áp dụng bài thuốc tại nhà:
Chuẩn bị 16g rau đắng đất, 16g tiên hạc thảo, 12g xa tiền sử. Đem chúng đi sắc lên với nước và uống để trị chứng tiêu chảy do thấp nhiệt. Kiên trì áp dụng đến khi khỏi bệnh.
Trị đau răng
Người bệnh có thể trị chứng đau răng tại nhà đơn giản bằng dược liệu rau đắng. Cách áp dụng bài thuốc này như sau:
Lấy khoảng 50 – 100g rau đắng sắc với nước. Chia lượng thuốc thành 2 lần để dùng, kiên trì khoảng 2 – 3 ngày sẽ thấy cơn đau giảm hẳn.
Chữa tiểu đục
Tiểu đục có thể là dấu hiệu cảnh báo của các vấn đề liên quan đến thận, người bệnh cần chú ý và không nên xem nhẹ. Bên cạnh việc thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể điều trị triệu chứng này bằng cách áp dụng bài thuốc dưới đây:
Mỗi ngày, dùng khoảng 2 quả trứng gà gia với 40 – 80g rau đắng đất, cho thêm ít lát gừng tươi vào để sắc nước uống. Mỗi ngày dùng 1 lần, thực hiện khoảng 20 ngày sẽ chữa được chứng tiểu đục.
Chữa ngứa ngoài da, giun đũa, giun móc câu, trùng roi âm đạo
Sử dụng rau đắng để trị giun là một trong những phương pháp điều trị thường được sử dụng trước đây. Người bệnh có thể tham khảo bài thuốc này như sau:
- Trị trùng roi: Lấy 250 rau đắng tươi đem rửa sạch, sắc lên với khoảng 1500ml nước. Dùng nước này để ngâm rửa ngoài da, âm đạo chữa trùng roi.
- Nếu bị giun chui ống mật: Chuẩn bị 120g giấm lâu năm, 40g biển súc, gia thêm khoảng 3 chén nước vào. Đun cho đến khi thấy còn khoảng 1 chén thì chia thành 2 lần uống.
- Chữa giun móc: Sắc với nước mỗi ngày một thang thuốc với liều lượng khoảng 40g rau đắng đất để uống. Dùng liên tục 3 ngày để đạt hiệu quả.
Điều trị viêm đường tiết niệu, tiểu buốt, tiểu khó thể thấp nhiệt
Các triệu chứng kể trên đều cho thấy vấn đề suy giảm chức năng thận, thường dễ gặp phải ở người cao tuổi. Để hỗ trợ điều trị cũng như phục hồi vai trò của chức năng này, người bệnh áp dụng bài thuốc từ rau đắng theo cách dưới đây:
- Chuẩn bị: 20g rau đắng đất, 12g thạch vỹ, 12g xa tiền thảo, 6g cam thảo.
- Cách tiến hành: Đem những vị thuốc đã chuẩn bị cho vào ấm, sắc lên cùng với nước. Dùng nước này uống hàng ngày để mang lại tác dụng tốt.
Nếu như nước tiểu có lẫn máu, bệnh nhân có thể thêm bồ hoàng, tiểu kế, bạch mao căn để sắc cùng. Trường hợp nước tiểu có lẫn sạn, có thể sử dụng thêm kim tiền thảo.
Chữa đau đầu
Để giảm đau đầu hiệu quả và an toàn, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc từ rau đắng theo cách dưới đây:
Dùng rau đắng đất với lượng vừa đủ đem đi rửa sạch, để ráo. Tiếp theo, đem chúng đi giã nát, cho thêm chút thầu dầu vào, trộn đều lên. Sau đó, cho hỗn hợp này hơ nóng trên lửa rồi đắp lên vùng trán để chữa đau đầu.
Trị ghẻ lở, mụn nhọt
Rau đắng đất có tác dụng điều trị mụn nhọt khá hiệu quả nhờ chứa các thành phần giúp ngừa sưng, kháng viêm. Để điều trị, người bệnh áp dụng như sau:
Chuẩn bị rau đắng tươi, rửa sạch, sau đó nấu lên với nước. Dùng nước này để ngâm rửa vùng da bị tổn thương. Cứ thực hiện thường xuyên để chúng mang đến hiệu quả tốt.
Lưu ý khi áp dụng bài thuốc từ rau đắng
Mặc dù mang lại khá nhiều công dụng trong việc chữa bệnh, tuy nhiên, khi sử dụng dược liệu rau đắng, người bệnh cần chú ý một số điều sau:
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú không nên sử dụng dược liệu
- Các bài thuốc từ rau đắng chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
- Do có nguồn gốc tự nhiên nên các bài thuốc từ dược liệu cần một khoảng thời gian dài mới phát huy được hiệu quả khi vào cơ thể nên người bệnh cần kiên trì sử dụng. Ngoài ra, hiệu quả của bài thuốc còn tuỳ thuộc vào cơ địa của từng người.
- Do dược liệu thường mọc hoang ở các vùng đầm lầy, nên người bệnh cơ sơ chế thật kỹ để loại bỏ bùn đất, giun sán,…trước khi sử dụng.
- Bên cạnh việc áp dụng các bài thuốc, cần bổ sung chế độ dinh dưỡng cũng như nghỉ ngơi hợp lý để đẩy nhanh quá trình điều trị.
- Khi cơ thể gặp những triệu chứng bất thường, cần ngưng sử dụng ngay lập tức.
QUÝ KHÁCH MUA HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ
Thuốc Bắc Sài Thành
- Địa chỉ 1: 202/14 Hải Thượng Lãn Ông, P.14, Quận 5, TP. HCM
- Địa chỉ 2: 400 Trần Hưng Đạo, P.11, Quận 5, TP. HCM
- Hotline: 0939 714 275
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Bài Viết Liên Quan
BÀI 1268 – Gừng: Vị thuốc, gia vị tốt cho dạ dày
Trong dân gian, Gừng là một vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa chữa chứng rối loạn [...]
Th10
BÀI 1267 – Bạn đã biết hết các tác dụng chữa bệnh của gừng?
Gừng (Zingiber officinale Rose.), họ gừng (Zigiberaceae) là cây thuốc nam được trồng hầu như [...]
Th10
BÀI 1266 – 9 tác dụng của atiso và lưu ý khi sử dụng để an toàn cho sức khỏe
Atiso được từ xưa đã được nhiều người tin dùng vì không những thơm ngon [...]
Th10