BÀI 963 – Trị cảm mạo bằng thuốc uống kết hợp bấm huyệt

Cảm mạo thử thấp, biểu hiện đau đầu, sốt, toàn thân uể oải, đau mình mẩy, mệt mỏi… là một chứng bệnh do tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể.

Bệnh cảm mạo

Các yếu tố gây bệnh từ bên ngoài bao gồm: Phong (gió), hàn (lạnh), thử (nắng/nhiệt), thấp (độ ẩm), táo (độ khô) và hỏa (nóng). Trong đó chứng bệnh cảm mạo bắt nguồn từ thử, thấp tương đối phổ biến.

Ngoại Thấp: Bệnh sinh ra từ môi trường. Người nhiễm bệnh có thể do đột ngột mắc mưa hoặc thường xuyên ngồi trong phòng điều hòa nên bị nhiễm tà phong hàn, hoặc thích ăn lạnh, uống lạnh, ảnh hưởng đến công năng hoạt động của tỳ vị gây buồn nôn, tiêu chảy…

Nội thấp: Bệnh sinh chính khí suy giảm, khiến tà khí xâm nhập vào cơ thể, tích tụ lại ảnh hưởng đến công năng hoạt động của các tạng phủ. Nếu khí thấp tà bị cản trở, không thoát ra ngoài được, xâm nhập vào các khớp, gây viêm khớp dạng thấp: sốt, mình mẩy tứ chi nặng nề, đau nhức.

Lúc này điều cần làm là nâng cao chức năng tràng vị, loại bỏ lượng thấp khí tồn đọng trong cơ thể ra ngoài.

Bài thuốc điều trị cảm mạo thử thấp

Thành phần: Hoắc hương 8g, cát cánh 10g, phục linh 12g, hậu phác 12g, tử tô diệp 8g, bạch truật 12g, bán hạ 12g, bạch truật 12g, đại phúc bì10g, trần bì 8g, đại táo 3 quả.

Cách dùng: Hậu phác cạo bỏ vỏ. Các vị trên trừ hoắc hương và tô diệp sắc với 1700ml nước, lọc bỏ bã lấy 500 ml cho hoắc hương và tô diệp vào đun nhỏ lửa, sắc lọc bỏ bã lấy 200ml. Chia đều 5 phần, ngày uống 4 lần, tối uống 1 lần.

Bài thuốc còn bào chế dưới dạng tán bột mịn. Mỗi lần uống 8g, ngày 2 lần với nước gừng và đại táo.

Thuốc uống kết hợp bấm huyệt trừ cảm mạo thử thấp - Ảnh 2.

Phương giải bài thuốc:

Hoắc hương là chủ dược, ôn trung, phát tán, tỉnh tỳ, hòa vị.

Tô diệp, bạch chỉ giải biểu tán hàn hóa thấp.

Hậu phác, đại phúc bì trừ thấp tiêu trệ.

Bán hạ, trần bì lý khí hòa vị, giáng nghịch chỉ ẩu.

Cát cánh tuyên phế thông lợi thấp trệ.

Phục linh, Bạch truật, Cam thảo, Đại táo ích khí kiện tỳ giúp vận hóa lợi thấp.

Bấm huyệt hỗ trợ điều trị cảm mạo thử thấp

Thuốc uống kết hợp bấm huyệt trừ cảm mạo thử thấp - Ảnh 4.

Bấm huyệt nội quan: Có tác dụng ích tâm an thần, hòa vị giáng nghịch, trấn tĩnh, giảm đau điều trị các bệnh ở vùng tâm ngực.

Vị trí huyệt nội quan: Huyệt nằm giữa hai đường gân của cơ gan tay lớn và cơ gan tay bé. Khi nắm lòng bàn tay lại, gập cổ tay vào cẳng tay. Sau đó, nghiêng lòng bàn tay vào phía trong. Một đường vân sẽ nổi lên đó chính là huyệt Nội Quan

Bấm huyệt hợp cốc: Có tác dụng trấn nhiệt, giảm sốt, tán phong nhiệt, chữa đau đầu, ngạt mũi, chảy nước mũi.

Vị trí huyệt hợp cốc: Giơ bàn tay lên, sờ vào vùng lõm của điểm giao kết giữa ngón trỏ và ngón cái, phần lõm sâu sát với xương nối chính là huyệt hợp cốc.

Bấm huyệt trung hoàn: Có tác dụng các giảm triệu chứng ở tràng vị giúp thanh nhiệt, hạ sốt.

Vị trí huyệt trung quản: Từ rốn đo thẳng lên 4 tấc hoặc lấy ở điểm giữa của đoạn thẳng nối rốn – và đường gặp nhau của 2 bờ sườn (góc ức sườn).

LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:
0939 714 275
tiemthuocbacsaithanh

Thuocbacsaithanh

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
– CỎ LƯỠI RẮN – DƯỢC LIỆU VƯỜN NHÀ
 VỊ THUỐC TÁO NHÂN CÓ TÁC DỤNG GÌ?