BÀI 952 – 3 vị thuốc thường dùng trong các món ăn bổ dưỡng

Táo tàu, câu kỷ tử và củ sen là 3 vị thuốc thường xuyên xuất hiện trong các món ăn Việt Nam như một cách để bồi bổ cơ thể. Mỗi vị thuốc bắc đều có những công dụng khác nhau, song tùy thuộc vào thể trạng, cơ địa người dùng để kết hợp trong các món ăn giúp phát huy tác dụng.

Táo tàu, vị thuốc bổ dưỡng

Theo Đông y, táo tàu có tính ôn, vị ngọt, có tác dụng bổ ích tỳ vị, dưỡng huyết an thần, có hiệu quả điều trị với người tỳ vị suy nhược, ăn ít, khí huyết không đủ, tim đập nhanh. Táo tàu có thể làm hài hòa các vị thuốc, làm giảm nhẹ tính kích thích và tính độc của một số thuốc.

Người khỏe mạnh cũng có thể sử dụng táo tàu giúp an thần, ngủ ngon. Ngoài ra, táo tàu chứa phenolic làm tăng hoạt tính chống oxy hóa chống lại các gốc tự do sản sinh khi cơ thể gặp phải những tác nhân độc hại, ngăn ngừa ung thư, rất tốt cho sức khỏe tim mạch.

Táo tàu có 2 loại, loại đỏ gọi là hồng táo, loại đen gọi là đại táo. Bạn có thể dùng táo trong các món ăn: Gà hầm, canh xương táo đỏ, nấu cháo…

photo-1639659177868

Câu Kỷ Tử

Câu kỷ tử (còn gọi là kỷ tử đỏ) có vị đắng xen lẫn một chút vị chua nhưng kèm theo cảm giác ngọt ở hậu vị. Bạn có thể ăn quả tươi hoặc quả khô. Đặc biệt, các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao kỷ tử sấy khô bởi hàm lượng dinh dưỡng cô đặc ở mức cao.

Câu kỷ tử là một trong những loại quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt, bao gồm sắt, kẽm, vitamin A, vitamin C và chất xơ. Ngoài ra, loại quả này còn cung cấp 8 axit amin thiết yếu.

Kỷ tử đỏ thường được sử dụng như một vị thuốc đông y giúp tăng cường thị lực và giảm tình trạng lão hóa ở mắt. Bên cạnh đó, kỷ tử đã được nghiên cứu mang lại rất nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe như tăng cường miễn dịch, xúc tiến quá trình tạo máu, giảm mỡ máu, chống tích đọng mỡ ở tế bào gan. Hợp chất polysacarit của quả kỷ tử được đánh giá cao ở đặc tính chống tăng huyết áp.

Đặc biệt, đối với phụ nữ, kỷ tử có tác dụng tốt trong việc điều trị nám da bởi chúng rất giàu vitamin C, beta-carotene và axit amin. Những hợp chất này đều giúp cải thiện sự hiện diện của hắc sắc tố, từ đó giúp làn da trở nên sáng hồng, mịn màng.

Dù rất tốt cho sức khỏe, song câu kỷ tử có thể tương tác với một số loại thuốc như warfarin (thuốc chống đông máu), thuốc trị đái tháo đường và thuốc trị huyết áp. Để đảm bảo an toàn, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Phụ nữ có thai và cho con bú cũng không nên dùng.

Mách bạn một số món ăn: chè hạt sen long nhãn kỷ tử, cháo giò heo hầm củ sen với kỷ tử, gà hầm cùng kỷ tử và táo đỏ…

Củ sen

Củ sen được biết đến với nhiều công dụng như hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện tâm trạng, điều hòa huyết áp, giải độc gan, bổ máu. Loại củ này chứa rất nhiều khoáng chất như sắt, đồng, mangan, kẽm giúp tăng cường hoạt động của các enzyme và quá trình tái tạo máu.

Vitamin C có trong củ sen giúp cải thiện hệ miễn dịch. Đồng thời vitamin C còn giúp duy trì sự vững chắc của các thành mạch máu, làm đẹp da đồng thời ngăn chặn nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, tim mạch. Hợp chất tanin và vitamin K được tìm thấy trong củ sen giúp ổn định huyết áp và giúp cầm máu nhanh hơn.

Bạn có thể làm các món canh hầm từ củ sen giúp bồi bổ cơ thể rất tốt. Những ngày hè oi nóng, một chén chè củ sen thanh mát là gợi ý giúp cả gia đình bạn thanh nhiệt.

Tuy nhiên, củ sen sống dưới bùn lầy nên rất dễ nhiễm các loại ký sinh trùng, bạn nên lưu ý làm sạch trước khi chế biến để đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, do hàm lượng tinh bột trong củ sen tương đối cao (khoảng 70%) người bị tiểu đường không nên sử dụng củ sen quá nhiều và thường xuyên.

Lưu ý khi sử dụng các vị thuốc bắc trong nấu ăn

Các vị thuốc tốt nhưng không nên dùng lâu trong thời gian dài, vì bất cứ thực phẩm nào dùng quá liều lượng đều gây phản tác dụng. Để đảm bảo an toàn, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng để có thể hiểu rõ về tác dụng và liều lượng an toàn cho từng thể trạng cơ thể.

LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM
0939 714 275
tiemthuocbacsaithanh

Thuocbacsaithanh

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
– NGỌC TRÚC VÀ CÁC TÁC DỤNG CHỮA BỆNH
 NHỤC ĐẬU KHẤU VÀ CÁC CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH