BÀI 948 – Tác dụng của việc uống hà thủ ô đúng cách

Hà thủ ô được biết đến như một vị thuốc tiên, chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe. Có rất nhiều cách dùng hà thủ ô như: hầm hà thủ ô, nấu cháo, uống nước sắc hà thủ ô… Vậy các bạn đã hiểu về tác dụng của việc uống hà thủ ô đúng cách chưa?

Giới thiệu về hà thủ ô

Tên gọi:

  • Hà thủ ô có tên khoa học: Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson
  • Cây thuộc họ rau răm (Polygonaceae).
  • Ngoài ra hà thủ ô còn có tên gọiDạ hợp, giao đằng, thủ ô, địa tinh, khua lình (Thái), mằn năng ón (Tày), xạ ú sí (Dao)

Mô tả:

  • Cây hà thủ ô thuộc loại cây dây leo, sống nhiều năm. Thân rễ phồng thành củ.
  • Lá mọc so le, có cuống dài. Phiến lá hình tim, dài 4 – 8cm, rộng 2,5 – 5cm, đầu nhọn, mép nguyên hoặc hơi lượn sóng, cả hạị mặt đều nhẵn. Bẹ chìa mỏng, màu nâu nhạt, ôm lấy thân.
  • Hoa tự chùm nhiều nhánh. Hoa nhỏ, đường kính 2mm, mọc cách xa nhau ở kẽ những lá bắc ngắn, mỏng. Bao hoa màu trắng, 8 nhụy (trong số đó có 3 nhụy hơi dài hơn). Bầu hoa có 3 cạnh, 3 vòi ngắn rời nhau. Đầu nhụy hình mào gà rủ xuống.
  • Quả 3 góc, nhẵn bóng, đựng trong bao hoa còn lại, 3 bộ phận ngoài của bao hoa phát triển thành cánh rộng, mỏng, nguyên.
  • Rễ củ hà thủ ô hình tròn, dài, không đều, củ nhỏ để nguyên, củ to bổ đôi theo chiều dọc, hay chặt thành từng miếng to. Mặt ngoài có những chỗ lồi lõm do các nếp nhăn ăn sâu tạo thành. Mặt cắt ngang có lớp bần mỏng màu nâu sẫm, mô mềm vỏ màu đỏ hồng, có nhiều bột, ở giữa có ít lõi gỗ. Củ hà thủ ô có vị chát.

Phân bố:

Cây mọc hoang ở hầu hết các tỉnh miền núi từ Nghệ An trở ra, có nhiều ở Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, một số tỉnh khác như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoà Bình có số lượng ít hơn. Hiện nay, Hà thủ ô được trồng ở nhiều nơi vùng ở phía Bắc (Vĩnh Phú) và cả ở phía Nam, cây mọc tốt ở Lâm Đồng, Đắc Lắc, Phú Yên, Bình Định.

Dược chất có trong hà thủ ô

  • Antraglucosid: Tốt cho gan, thận, tử cung;
  • Lecithin: Kích thích cơ thể trao đổi chất, thải độc tốt hơn. Dược chất này rất tốt cho hệ tuần hoàn, thần kinh.
  • Rhaponticin: Hỗ trợ thải lọc đường trong máu;
  • 2, 3, 4,5 tetrahygroxystribene-2-o-β-D-glucoside: Thanh lọc máu;
  • Tannin: Bổ máu, kháng viêm, virus hiệu quả;
  • Anthraquinon: Nhuận tràng, hỗ trợ trị sốt rét, tiêu diệt tế bào ung thư;

Đông y đánh giá công dụng của hà thủ ô đỏ tốt hơn so với hà thủ ô trắng. Ngoài ra, rễ củ hà thủ ô có hàm lượng dược tính cao nên được sử dụng phổ biến hơn dây, lá, quả hà thủ ô.

Tác dụng của việc uống hà thủ ô đúng cách

Hà thủ ô có tác dụng rất tốt đối với tóc

Nguyên nhân khiến cho tóc bạc sớm, rụng sớm, da xanh xao là do lục phủ ngũ tạng yếu đi, khi huyết lưu thông kém. Uống trà thủ ô đúng cách chữa rụng tóc rất hiệu quả, uống hà thủ ô giúp bổ máu, nhuận tràng, nếu uống đều và đúng cách sau 1 thời gian nhất định sẽ thấy tóc hạn chế rụng và mọc đều hơn đáng kể.

Theo khoa học nghiên cứu khẳng định hà thủ ô có công dụng bồi bổ can thận, dưỡng huyết tư âm, râu tóc có quan hệ mật thiết với tạng thận, thận tàng chứa tinh, tinh sinh huyết bởi vậy khả năng làm đen râu tóc của vị thuốc này là điều dễ hiểu.

Uống hà thủ ô hỗ trợ trị yếu sinh lý nam giới

Theo nghiên cứu chỉ ra rằng, uống hà thủ ô giúp cải thiện các bệnh về tình dục: di tinh, yếu tinh trùng, sinh lý yếu được hiệu quả hơn. Bởi hà thủ ô có tác dụng giúp kích thích sự sản sinh nội tiết tố nam. Vì vậy, những người mắc các bệnh về sinh lý, khó có con nên thường xuyên sử dụng hà thủ ô cũng như uống hà thủ ô đúng cách để có tác dụng mong muốn

Uống hà thủ ô đúng cách giúp giảm mỡ máu, cao huyết áp và bệnh gan

Ai cũng hiểu nguyên nhân chính gây cao huyết áp, tiểu đường, máu nhiễm mỡ đều từ rối loạn lipid. Những người mắc những bệnh lý trên được khuyên nên dùng hà thủ ô thường xuyên sẽ cải thiện được căn bệnh này và đề phòng tái phát và biến chứng.

Những người mắc bệnh viêm gan, suy gan, men gan cao nên uống hà thủ ô thường xuyên để gan được thải độc tốt hơn.

Uống hà thủ ô đúng cách tốt cho da, bổ máu

Uống hà thủ ô thường xuyên giúp tăng cường hồng cầu, bạch cầu, đẩy lùi hắc sắc tố. Phái đẹp sử dụng thảo dược này sẽ giúp kìm hãm sự lão hoá da, giúp da hồng hào hơn hẳn. Ngoài ra, nhờ tính năng thải độc gan, hà thủ ô còn giúp giảm mụn, mẩn ngứa da hiệu quả.

Phụ nữ có thai thường dễ gặp những tình trạng thiếu máu và mệt mỏi, vì vậy khi dùng hà thủ ô sẽ cải thiện đáng kể tình trạng này, giảm nguy cơ và triệu chứng mệt mỏi, thiếu máu, hoa mắt chóng mặt. Tuy nhiên phụ nữ có thai trước khi dùng hà thủ ô nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Uống hà thủ ô đúng cách có lợi cho sức khỏe thế nào?

  • Uống hà thủ ô giúp bổ máu, nhuận tràng, người dùng thường xuyên sẽ thấy hết mệt mỏi, ăn ngon và ngủ sâu giấc.
  • Người gầy, ốm yếu uống hà thủ ô sau 1 tháng sẽ thấy khoẻ mạnh và tăng cân đáng kể.
  • Ngoài ra uống hà thủ ô cũng giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn chặn quá trình lão hoá.
  • Người cao tuổi được khuyên sử dụng hà thủ ô thường xuyên để ổn định khí huyết, ngăn ngừa bệnh tật.\

Liều lượng trong cách dùng hà thủ ô đỏ

Không nên dùng hà thủ ô tươi vì sẽ bị nhiều tác dụng phụ từ nó. Nếu dùng hà thủ ô tươi sai cách sẽ làm giảm bài tiết nước tiểu, gây táo bón, men gan tăng. Tùy thuộc vào các trường hợp khác nhau thì cách dùng hà thủ ô đỏ cũng khác nhau.

  • Sau khi chế biến hà thủ ô đỏ thì dùng 2-4g / ngày cho trường hợp bị rụng tóc, tóc bạc sớm (kiên trì sử dụng khoảng 2-3 tháng sẽ có hiệu quả)
  • Đối với tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, cơ thể suy nhược, mất ngủ, thiếu mấu thì dùng 4-6g / ngày (uống đều từ 7-10 ngày sẽ làm giảm stress, tăng cương sức đề kháng để cơ thể hồi phục).
  • Người bị sinh lý kém, thể lực giảm sút thì dùng 4-6g hà thủ ô đỏ (dùng kiền trì từ 15-20 ngày)
  • Người bị cao huyết áp – rối loạn tiền đình – Mỡ máu thì dùng 2-3g/ ngày.
  • Trong việc hỗ trợ điều trị bệnh trõ, táo bón, sa búi trĩ thì liều lượng trong cách dùng hà thủ ô đỏ có thể tăng đến 15g và kết hợp với 1 số vị thuốc khác như vừng đen và đương quy ( giảm chảy máu sau khoảng 5-7 ngày chữa trị).

Tác dụng phụ của việc uống hà thủ ô không đúng cách

Dù uống hà thủ ô đúng cách rất tốt cho sức khỏe, bên cạnh đó, nếu uống hà thủ ô không đúng cách sẽ gây ra những phản ứng phụ dưới đây:

  • Gây rối loạn tiêu hoá
  • Tiểu ra máu
  • Táo bón, kiết lị
  • Viêm thận, hại thận

LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM
0939 714 275
tiemthuocbacsaithanh

Thuocbacsaithanh

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
– NGỌC TRÚC VÀ CÁC TÁC DỤNG CHỮA BỆNH
 NHỤC ĐẬU KHẤU VÀ CÁC CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH