BÀI 94: TÌM HIỂU VỊ THUỐC SA NHÂN

Tên khoa học: Amomum spp. – Zingiberaceae

Mô tả:

Sa nhân là loại cây thảo, sống lâu năm. Lá mọc so le thành hai dãy, mặt trên sẫm bóng, mặt dưới nhạt, lưỡi hẹ mỏng, nhìn qua gần giống cây riềng. Thân rễ mảnh, mọc bò lan, các rễ đan vào nhau thành mạng lưới rất chắc. Mùa ra hoa khoảng tháng 5 – 6, quả hình cầu hoặc hình bầu dục, có gai mềm, hạt hình nhiều cạnh, mùa quả tháng 7 – 8.Cây mọc hoang ở các tỉnh trung du và miền núi, thường gặp thành vạt lớn ở chỗ ẩm mát, nhiều mùn như thung lũng, ven suối, bờ nương rẫy.

SA NHÂN

Thu hái, sơ chế:

Quả là bộ phận dùng chủ yếu của sa nhân đựoc thu hái vào mùa hè thu. Cần hái đúng tuổi quả và đúng kỹ thuật.
Hái đúng tuổi: Quả sa nhân chỉ chín trong khoảng 20 ngày, quả vừa chín màu đỏ hay tím, hái ngày là tốt nhất, gọi là nhân hạt cau cho hạt to mẩy, bóp thấy cay nhiều và nóng, khi tươi hơi chua.

Hái đúng kỹ thuật: Dùng kéo hay dao cắt lấy chùm quả, nhánh nào đã cắt thì chặt bỏ cho chồi mới tái sinh. Đồng thời tỉa bớt những nhánh già ở chỗ sa nhân mọc quá dày, vừa tạo quang hợp cho cây, vừa bảo đảm thu hoạch sau.

SA NHÂN

Chế biến:

Để cả chùm quả, hoặc phơi sấy trong 5 ngày đêm là được. Không bóc vỏ quả để phơi hạt trần cho chóng khô vì làm như vậy dược liệu sẽ kém phẩm chất, mất nhiều tinh dầu và hạt dễ vỡ vụn. Khi dùng lấy dao tách vỏ quả, lấy nguyên cả khôi hạt ép dính vào nhau.

Tính vị:

Vị cay, thơm, tính ôn

SA NHÂN

Quy kinh:

Vào kinh tỳ, vị

Dược năng:

Hành khí hóa thấp kiện tỳ, ôn trung chỉ tả, an thai.

Chủ trị:

Các chứng Tỳ vị ứ trệ, thấp trớ, tỳ hàn tiết tả, thai động bất an, ác trớ (nôn do thai nghén).

SA NHÂN

Liều dùng, cách dùng:

Dùng uống: 3 – 6g. Dùng thuốc sắc cho vào sau vì sắc lâu mất tác dụng của thuốc.

Kiêng kỵ:

Trường hợp hư nhiệt không dùng.

LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:
0939714275
tiemthuocbacsaithanh

Thuocbacsaithanh

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
– TÁC DỤNG DƯỢC HỌC CỦA ĐƯƠNG QUY
– CÔNG DỤNG CỦA HẠ KHÔ THẢO