Theo y học cổ truyền viêm đại tràng mạn thuộc phạm vi các chứng phúc thống, tiết tả, lỵ tật, tràng phong, tang độc… Dưới đây là bài thuốc trị viêm đại tràng mạn thể thấp nhiệt.
Nguyên nhân, triệu chứng viêm đại tràng mạn
Nguyên nhân dẫn tới viêm đại tràng thường do ăn uống không tiết chế, khiến cho tỳ, vị thương tổn, chức năng vận hóa đại tràng đình trệ, gây viêm đại tràng. Có khi do yếu tố tâm thần kinh lo nghĩ lâu ngày khiến tỳ vị tổn thương, tức giận thái quá khiến can khí uất kết đều có thể gây viêm đại tràng mạn.
Các triệu chứng của viêm đại tràng mạn tính chủ yếu thường gặp là rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, đau bụng, phân rối loạn (khi lỏng, khi nát, khi táo, có nhầy, đi ngoài phân sống…), không thoải mái sau khi đại tiện và có cảm giác mót muốn đi nữa, mạch trầm nhược, khẩn…
Theo y học hiện đại viêm đại tràng mạn là tình trạng do tổn thương, viêm nhiễm một đoạn đại tràng hoặc toàn bộ khung đại tràng. Bệnh chứng rất đa dạng, có khi đau âm ỉ hoặc đau quặn từng cơn, kèm theo rối loạn tiêu hóa, táo bón, tiêu chảy nhiều lần, phân lỏng hoặc có máu. Nguyên nhân phần nhiều do amip (lỵ amip), do lao, vô căn không tìm thấy nguyên nhân.
Phép trị
Phép trị đối với thể này là: Kiện tỳ, hòa vị, thanh thấp nhiệt …
Dùng bài – Bổ khí huyết dưỡng đại tràng: Đảng sâm 14g, bạch truật 12g, phục linh 14g, đương quy 14g, bạch thược 14g, sài hồ 10g, kê nội kim 10g, ý dỹ 18g, mộc hương 8g, hoàng liên 10g, tô mộc 14g, mơ lông 10g, chích thảo 6g, đại táo 12g, sinh khương 12g.
Sắc uống ngày 1 thang chia làm 3 lần, uống khi thuốc còn ấm.
Tác dụng: Kiện tỳ, thanh thấp, tiêu viêm, trị chứng viên đại tràng mạn…
Dẫn giải bài thuốc:
– Đảng sâm, bạch linh, bạch truật, cam thảo kiện tỳ bổ trung.
– Hoàng liên, tô mộc thanh nhiệt, tiêu viêm…
– Sài hồ sơ can giải uất là chủ dược.
– Đương qui, bạch thược bổ huyết dưỡng can, hòa vinh.
– Mộc hương hành trệ hành khí kiện tỳ ôn trung chỉ thống…
– Kê nội kim, ý dỹ thanh thấp, điều hòa tỳ vị.
– Mơ lông thanh nhiệt tiêu viêm…
– Cam thảo hòa dược…
Gia giảm:
– Nếu miệng khô khát do âm huyết hư gia: Thục địa, bạch thược…
– Nếu ăn bún phở đau bụng gia la bặc tử…
– Nếu ăn rau đau bụng do vị hàn gia: Sa nhân… tăng vị thuốc ôn tỳ vị…
– Nếu đi ngoài lỏng nhiều gia: Xa tiền tử sao, tăng vị lợi thấp…
Phụ phương:
+ Trị viêm đại tràng mạn, thể thấp nhiệt phối hợp bài Thống tả yếu phương gia giảm: Bạch truật 12g, bạch thược 16g, trần bì 12g, thăng ma 12g, đảng sâm 14g, bạch biển đậu 14g, hoài sơn 16g, cam thảo 4g, đại táo 12g, phòng phong 8g, hoàng liên 12g, mộc hương 6g…
Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, uống ấm.
Công dụng: Tả can bổ tỳ, trị tiêu chảy do tỳ hư, (can mộc khắc tỳ thổ) đau bụng bắt đi tiêu khi xúc động bệnh phát, (viêm ruột, viêm đại tràng) mạch huyền. Bài thuốc có công năng điều đạt can khí, thăng vận tỳ khí, can tỳ được điều hòa, đau bụng đi tả sẽ khỏi.
+ Trị viêm đại tràng mạn, thể thấp nhiệt phối hợp bài “Sâm linh bạch truật tán” gia giảm: Nhân sâm 12g, bạch truật 12g, phục linh 14g, sơn dược 14g, liên nhục 14g, ý dĩ nhân 14g, biển đậu 14g, cát cánh 8g, sa nhân 6g, trần bì 10g, chích thảo 4g, đại táo 12g, hoàng liên 8g.
Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, uống ấm.
Công dụng: Trị các chứng tỳ vị hư nhược, bụng đầy, thấp nhiệt.
LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM
0939714275
tiemthuocbacsaithanh
Thuocbacsaithanh
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Cây mực: Tác dụng, cách dùng
Phật thủ: Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa
Bài Viết Liên Quan
BÀI 1268 – Gừng: Vị thuốc, gia vị tốt cho dạ dày
Trong dân gian, Gừng là một vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa chữa chứng rối loạn [...]
Th10
BÀI 1267 – Bạn đã biết hết các tác dụng chữa bệnh của gừng?
Gừng (Zingiber officinale Rose.), họ gừng (Zigiberaceae) là cây thuốc nam được trồng hầu như [...]
Th10
BÀI 1266 – 9 tác dụng của atiso và lưu ý khi sử dụng để an toàn cho sức khỏe
Atiso được từ xưa đã được nhiều người tin dùng vì không những thơm ngon [...]
Th10