Trai sông là loài động vật thân mềm, một món ăn đặc sản của mùa thu. Y học cổ truyền dùng trai trị bệnh trong các trường hợp âm hư, sốt nóng, ho khan, mất ngủ…
Tìm hiểu thông tin trai sông
Trai sông tên khác là trai nước ngọt.
Tên khoa học: Sinanodonta jourdyi Morlet., họ Trai cánh (Unionidae).
Trai vỏ dày (Cristaria herculea Middendorff.).
Trai điệp (Sinohyriopsis cumingii Lea.).
Loại động vật thân mềm, hai mảnh vỏ, dài 10 – 25cm, rộng 8 – 16 cm. Vỏ có dạng đĩa hình trứng dẹt, cạnh trước tròn, mép mỏng, cạnh sau bằng, mép tầy, hơi gồ lên ở một phía, mặt bụng phồng ở khoảng giữa, có những gân cong mờ. Mặt ngoài màu vàng nâu đến nâu đen. Bên trong có lớp thịt nhầy, màu trắng.
Trai sông chứa chất gì?
– Thành phần dinh dưỡng: Theo phân tích của Viện Dinh dưỡng: Thịt trai sông (Sinanodonta jourdyi) chứa 4,6% protid; 1,1% lipid; calci, phosphor, kẽm, sắt, các vitamin B, PP…
Cứ 100g thịt trai cung cấp 146 calo. Vỏ trai sông có thành phần chủ yếu là oxit canxi.
– Tính vị quy kinh: Vị ngọt mặn, tính hàn; vào kinh vị.
– Công năng chủ trị: Tư âm lợi thủy, hóa đàm, nhuyễn kiên, tán kết. Dùng cho các trường hợp âm hư, sốt nóng (lao phổi, đái tháo đường), ho khan, mất ngủ, đau mỏi thắt lưng, phù nề, tiểu ít, bạch đới, huyết trắng, viêm sưng hạch, u tuyến giáp, vàng da…
Theo Tuệ Tĩnh, vỏ trai (bạng phấn) nung đỏ, tán bột có vị mặn, tính hơi hàn, không độc. Trị đờm đặc, bạch đới và phiên vị (ăn vào bị ói mửa), thủy thũng, các chứng đau mắt.
Liều dùng cách dùng: Thịt trai: 100 – 500g; nấu, hầm, om, xào.
Một số thực đơn chữa bệnh
– Canh trai rau hẹ: Trai 150g, rau hẹ 60 – 120g, thêm nước gia vị nấu canh ăn. Dùng cho các trường hợp lao phổi suy nhược, ho khan, ít đờm, mồ hôi trộm (đạo hãn), bệnh đái tháo đường.
– Trai luộc: Trai luộc chín, ăn với ớt tiêu gia vị thường ngày có tác dụng bổ âm, thanh nhiệt, lợi tiểu, tán kết. Dùng cho các trường hợp vàng da, phù nề, sưng hạch, bướu cổ, khí hư, huyết trắng, bệnh đái tháo đường.
Đây cũng là thực đơn ghi trong các sách “Bản thảo kinh tập chú”, “Gia hựu bản thảo”, “Trung Quốc dược thiện học”…
– Canh trai cà rốt đậu đỏ: Trai 200g, xuyên khung 15g, cà rốt 100g, đậu đỏ 100g. Thêm nước, gia vị, nấu canh, vớt bỏ bã xuyên khung, thêm mắm, hành, bột ngọt, chia vài lần ăn trong ngày, liên tục 5 – 7 đợt ngày. Dùng cho các trường hợp suy nhược cơ thể, sợ lạnh, sợ gió, tay chân lạnh.
– Cháo trai: Trai sông 200 – 300g, gạo 80g. Trai ngâm nước vo gạo nửa ngày đếm 1 ngày, rửa sạch, luộc chín và giữ nước luộc. Thịt trai nặn hết sạn đen trong bụng trai, rửa sạch, thái thành miếng nhỏ, trộn gia vị, để 15 – 20 phút; phi hành mỡ và cho thịt trai vào đảo đều; để riêng. Gạn lấy nước luộc trai, cho gạo vào nấu thành cháo; giữ nhỏ lửa, đảo đều để cháo không bén và đặc sệt; cho thịt trai xào vào, thêm 1 – 2 củ hành, vài lát gừng thái chỉ, nêm gia vị cho vừa miệng. Khi ăn thêm chút bột tiêu, ớt bột, rau răm thái nhỏ.
Món ăn này tốt cho người cao tuổi mắc các bệnh thường gặp như tăng huyết áp, u xơ tiền liệt tuyến, đái tháo đường… vừa là món đặc sản trong mùa thu.
– Cháo trai râu bắp: Thịt trai sông 30g – 50g, râu ngô non 20g. Ninh nhừ, bỏ râu ngô, thêm hành, gừng. Trị tăng huyết áp, hay nhức đầu, thủy thũng.
LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:
0939714275
tiemthuocbacsaithanh
Thuocbacsaithanh
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
– Đông trùng hạ thảo nếu không ăn đúng cách sẽ ra sao?
– Truyền thuyết về loài nhân sâm “biết đi”
Bài Viết Liên Quan
BÀI 1268 – Gừng: Vị thuốc, gia vị tốt cho dạ dày
Trong dân gian, Gừng là một vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa chữa chứng rối loạn [...]
Th10
BÀI 1267 – Bạn đã biết hết các tác dụng chữa bệnh của gừng?
Gừng (Zingiber officinale Rose.), họ gừng (Zigiberaceae) là cây thuốc nam được trồng hầu như [...]
Th10
BÀI 1266 – 9 tác dụng của atiso và lưu ý khi sử dụng để an toàn cho sức khỏe
Atiso được từ xưa đã được nhiều người tin dùng vì không những thơm ngon [...]
Th10