Rượu đinh lăng được ví bổ như nhân sâm vì đem lại nhiều tác dụng tốt như bồi bổ sức khỏe, tăng sức dẻo dai, giúp ăn ngon, ngủ khỏe, tốt cho trí nhớ, tăng sinh lý. Cách ngâm rượu đinh lăng tươi, khô rất đơn giản, ai cũng làm được.
Hướng dẫn cách ngâm rượu đinh lăng
Theo chân Ông 6 Bỉnh – Tay chơi đinh lăng có tiếng ở quận 3 (TP HCM), biệt danh “Bỉnh đinh lăng” ai ai cũng biết. Chúng tôi có dịp chứng kiến hàng chục bình rượu đinh lăng tại tư gia của ông.
Theo ông Bỉnh, cách ngâm rượu đinh lăng rất đơn giản, không hề khó, nhưng có người ngâm ngon, có người ngâm rất dở, uống vào chẳng thấy chút vị gì đọng lại. Có thể họ chưa có kinh nghiệm chọn rễ đinh lăng, chọn rượu ngâm sao cho chuẩn.
Chọn mua đinh lăng ngâm rượu
Theo kinh nghiệm của ông Bỉnh, nên chọn rễ đinh lăng có tuổi thọ từ 5 đến 10 năm tuổi, lúc này củ đạt khối lượng khoảng 1kg trở lên. Nếu củ có khối lượng nhỏ hơn nghĩa là do cây được trồng trong điều kiện không đủ dinh dưỡng hoặc chưa đủ tuổi. Khi đó, hoạt chất trong cây thường không cao, ngâm uống không ngon.
Cũng không nên chọn củ quá lâu năm vì nhiều tế bào trong củ sẽ bị hóa gỗ, giảm dược chất, ngâm uống thường bị chát. Không chỉ rễ, thân hay lá đinh lăng cũng ngâm rượu được nhưng ít ai chuộng, vì nó không đẹp mắt và hầu như các dược chất quý đều tập trung tại rễ.
Đinh lăng tươi, mới đào về bề mặt thường bóng nhẵn, vàng nhạt, mùi thơm rất đặc trưng, rễ uốn éo càng nhiều thì càng đẹp. Theo ông Bỉnh, nếu củ tươi không kịp ngâm có thể thái lát, phơi khô ngâm rượu cũng rất ngon, mùi vị không khác gì mấy, chỉ là ngâm hơi lâu một chút.
Chọn rượu ngâm đinh lăng
Ông Bỉnh cho rằng, rượu ngâm là thành phần rất quan trọng, quyết định đến 80% độ ngon của bình rượu. Do đó, ông rất kỹ trong khâu chọn rượu, thường thì đặt trực tiếp mối quen là các nhà nấu rượu truyền thống để tránh phí phạm mẻ rượu ngâm.
Loại thường dùng để ngâm thường là rượu nếp, có nồng độ trung bình 30 – 40 độ, dùng men truyền thống, nấu thủ công bằng củi. Nếu đạt các yêu cầu về rượu, dược chất trong củ sẽ tiết ra với hiệu suất tối ưu, uống vào dư vị còn rất lâu và thơm.
Theo đó, tránh dùng các các loại rượu có nồng độ quá cao hay thấp vì uống không ngon và cũng không đạt hiệu quả chữa bệnh như mong muốn. Hơn nữa, cồn quá cao uống sẽ rất rát cổ họng, nóng bức ruột gan, không tốt cho sức khỏe.
Cách chọn bình ngâm rượu
Đối với các tay chơi sành sỏi, bình ngâm rượu là “mặt tiền” rất quan trọng, phải có tính thẩm mỹ cao. Các đại gia ngâm rượu hầu như không tiền tiếc để chi cho khoản này. Bình ngâm rượu đinh lăng đẹp, sang trọng nghiễm nhiên chiếm một vị trí “đắc địa” trong nhà, khách bước vào là thấy ngay. Điều này thể hiện vị thế, độ chịu chơi của gia chủ.
Tuy vậy, theo ông Bỉnh, ngoài sự sang trọng, đẹp đẽ, bình ngâm chỉ cần là bình thủy tinh, trong suốt, dung tích vừa đủ là được. Khác với bình sành sứ hay bình nhựa, rượu hư rất khó nhìn thấy. Bình thủy tinh có thể dễ dàng quan sát quá trình lên men, nhìn màu rượu để biết rượu hư lúc nào còn kịp thay rượu khác, không phải chờ ngóng cổ đợi 1 bình rượu hỏng.
Giải thích theo khoa học, thủy tinh là chất liệu trung tính, không sản sinh ra các độc tố gây hại ngấm vào rượu gây ngộ độc như bình kim loại hay nhựa. Theo kinh nghiệm, ông Bỉnh thường mua bình ngâm rượu chỗ mối quen tại số 6 Tân Hàng, phường 10, quận 5. Tại đây có đủ loại bình rượu Việt Nam, Hàn Quốc,… rất nhiều kích cỡ, mẫu mã đẹp để lựa chọn.
Cách ngâm rượu đinh lăng tại nhà
Ngâm rượu đinh lăng tươi
Nguyên liệu:
- 1kg rễ hoặc thân cây đinh lăng (loại lá nếp)
- 6 lít rượu nếp 30 – 45 độ.
- Bình ngâm rượu thủy tinh 8 lít.
Cách làm:
- Bước 1: Củ đinh lăng sau khi thu hoạch thì rửa sạch bùn đất bám trên củ.
- Bước 2: Dùng dao nhỏ cạo sạch lớp vỏ hóa sừng bên ngoài củ rồi lại rửa sạch một lần nữa và để ráo nước.
- Bước 3: Cho củ vào bình ngâm rượu thủy tinh rồi đổ rượu nếp vào sao cho ngập củ. Tỷ lệ ngâm tốt nhất là 1kg củ hoặc thân và 6 lít rượu.
- Bước 4: Để bình ngâm rượu ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp, tránh di chuyển hay lắc qua lắc lại trong vòng 6 tháng là được. Rượu ngâm càng lâu càng ngon, hiệu quả trị bệnh sẽ tốt hơn.
Ngâm rượu đinh lăng khô
Nguyên liệu:
- Đinh lăng khô 1kg
- Rượu nếp (30 – 45 độ) 10 lít
- Bình ngâm thủy tinh 12 lít
Cách làm:
- Bước 1: Đinh lăng sau khi thu hoạch, rửa sạch rồi để ráo nước. Đem củ hoặc thân đó đi thái thành từng lát mỏng khoảng 0.5cm. Sau đó mang đi phơi khô.
- Bước 2: Củ thái lát sau khi phơi khô cho lên chảo sao cho thật vàng và thơm, nhiệt độ sao vừa phải không quá rồi bác xuống để nguội.
- Bước 3: Cho đinh lăng vào bình thủy tinh, rồi ngâm với ngập rượu nếp tỷ lệ 1 đinh lăng :10 rượu.
- Bước 4: Đem bình ngâm rượu hạ thổ trong vòng 1 năm là có thể lấy lên sử dụng. Rượu để càng lâu càng tốt.
Rượu đinh lăng ngon sau khi ngâm thường có màu vàng trong, đẹp như rượu sâm Hàn Quốc, uống có mùi thơm, lưu trong miệng rất lâu, nếu ai uống 1 lần rồi sẽ nhớ mãi.
LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:
HOTLINE: 0939 714 275
tiemthuocbacsaithanh
Thuocbacsaithanh
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Bài Viết Liên Quan
BÀI 1268 – Gừng: Vị thuốc, gia vị tốt cho dạ dày
Trong dân gian, Gừng là một vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa chữa chứng rối loạn [...]
Th10
BÀI 1267 – Bạn đã biết hết các tác dụng chữa bệnh của gừng?
Gừng (Zingiber officinale Rose.), họ gừng (Zigiberaceae) là cây thuốc nam được trồng hầu như [...]
Th10
BÀI 1266 – 9 tác dụng của atiso và lưu ý khi sử dụng để an toàn cho sức khỏe
Atiso được từ xưa đã được nhiều người tin dùng vì không những thơm ngon [...]
Th10