Ôn ấm tạng thận bằng các thuốc có tác dụng bổ khí, bổ dương, trong đó không thể thiếu vai trò của nhân sâm.
Nhân sâm ôn ấm tạng thận
Nhân sâm lợi về các kinh tỳ, phế, tâm. Trong y học cổ truyền, nhân sâm tính bình, vị ngọt, hơi đắng có tác dụng bổ khí, cố thoát, điều tiết cơn khát, ích trí, an thần, kiện tỳ, bổ phế, trấn tĩnh, giảm đau, chống mệt mỏi.

Nghiên cứu được công bố trên các sách cổ: Nhân sâm chủ trị suy nhược cơ thể, chứng tim đập hồi hộp, phòng bệnh suy tim, mất ngủ, hay quên, chân tay không có lực, lưng đau gối mỏi, thính lực kém, hoa mắt, chóng mặt, rối loạn cương dương, rối loạn tiêu hóa, phổi yếu, thở hổn hển, khí đoản.
Y văn có câu: “Thận chủ về tai, thận hư thì ù tai, thính lực giảm. Lưng là phủ của thận, thận khí bất túc thì lưng gối mềm yếu”.
Nhân sâm và những bài thuốc bổ thận
- Bài 1: Nhân sâm 6g, nhung hươu 6g, nhục quế 6g, hoàng kỳ 30g, kỷ tử 10g, thục địa 10g, sơn thù nhục 10g, ba kích 10g, dương khởi thạch 10g, dâm dương hoắc 15g, cam thảo sao 3g.
Nhân sâm và nhung hươu sấy khô tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 5g với nước ấm. Các vị thuốc khác sắc uống, chia làm 2 phần, uống trong ngày.
- Bài 2: Nhân sâm 50g, nhung hươu 50g, thục địa 300g, quy bản 300g, hà thủ ô chế 200g, đỗ trọng 200g, tử hà xa 250g, dâm dương hoắc 100g.
Tất cả sấy khô tán bột, đựng trong lọ kín dùng dần. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 5g. Uống trước khi ăn.
- Bài 3: Nhân sâm 30g, bạch linh 30g, bạch thược 30g, nhục quế 30g, bạch truật 30g, ngũ gia bì 30g, cam thảo sao 15g, bào khương 6g.
Tất cả sấy khô tán bột, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g khi bụng đói với nước sắc đại táo 3 quả và gừng tươi 2 lát.
- Bài 4: Nhân sâm 50g, nhung hươu 50g, ba kích 50g, phúc bồn tử 50g, dâm dương hoắc 50g.
Tất cả sấy khô tán bột, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g với nước muối nhạt.
- Bài 5: Nhân sâm 30g, viễn chí 60g, sinh toan táo nhân 60g, đương quy 60g, bạch thược 60g, bạch linh 120g, thỏ ty tử 120g, thạch xương bồ 50g, bạch truật 90g, hoài sơn 90g, thần khúc 90g, quất hồng 40g, sa nhân 75g, sài hồ 15g, cam thảo sao 10g.
Tất cả sấy khô, tán bột mịn, đựng trong lọ kín dùng dần. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g với nước ấm khi bụng đói.
- Bài 6: Nhân sâm, nhục quế, bạch thược, cam thảo sao, hoàng kỳ, đương quy, xuyên khung, bạch truật, bạch linh, thục địa, liều lượng mỗi vị như nhau.
Tất cả đem sấy khô tán bột, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày uống 15g, chia làm hai lần khi bụng đói với nước sắc của 2 quả đại táo và 3 lát gừng tươi.
LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:
0939 714 275
tiemthuocbacsaithanh
Thuocbacsaithanh
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
– Tác dụng của đông trùng hạ thảo đối với người bị bệnh phổi
– Người cao tuổi dùng đông trùng hạ thảo có tốt không?
Bài Viết Liên Quan
BÀI 1268 – Gừng: Vị thuốc, gia vị tốt cho dạ dày
Trong dân gian, Gừng là một vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa chữa chứng rối loạn [...]
Th10
BÀI 1267 – Bạn đã biết hết các tác dụng chữa bệnh của gừng?
Gừng (Zingiber officinale Rose.), họ gừng (Zigiberaceae) là cây thuốc nam được trồng hầu như [...]
Th10
BÀI 1266 – 9 tác dụng của atiso và lưu ý khi sử dụng để an toàn cho sức khỏe
Atiso được từ xưa đã được nhiều người tin dùng vì không những thơm ngon [...]
Th10