BÀI 849 – Yến sào có tăng đề kháng cơ thể, Chống dịch COVid 19

Từ ngày xưa con người đã sử dụng yến sào như một thực phẩm để tẩm bổ cho cơ thể, tăng sức đề kháng cho cơ thể để chống lại bệnh tật.

Tác dụng của yến sào trong mùa dịch COVid 19

Tôi có người quen thường xuyên cho con mình ăn yến sào để bồi bổ cho sức khỏe. Vậy thực yến sào là gì và nó có thể dùng để bồi bổ sức khỏe và tăng sức đề kháng cho cơ thể không? và trong mua đại dịch COVID 19 hiện nay thì yến sào có thể giúp chúng ta có đủ sức khỏe để phòng chống dịch bệnh cho người già và trẻ em không ??? Nếu được thì sử dụng liều lượng như thế nào ???;

 Trong một hội thảo chuyên về yến sào, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công Nghệ sinh học và thực phẩm (Đại học Bách Khoa Hà Nội) cho biết: “Yến sào chứa protein và các axit amin không thay thế và phục hồi sức khỏe con người”.

      Theo tài liệu “The white-nest swiftlet and the black-nest swiftlet: A monograph” của TS Nguyễn Quang Phách năm 2002, phân tích định lượng của Kathan và Weeks (1969), Houdret và cộng sự (1975) cho biết: có khoảng 18 loại axit amin trong tổ yến gồm: Aspartic, Threonine, Serine, Glutamic,… Đây đều là các axit amin thiết yếu cho cơ thể.

                           THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA YẾN SÀO (Trên 100g)
 Protein50 – 60% Là nguồn năng lượng chính cho cơ thể
 Proline 5.27% Phát triển và hồi phục các mô, cơ, da và tế bào.
 Axit aspartic 4.69%
 Leucine4.56% Kiểm soát lượng đường trong máu
 Cystein0.49% Giúp tăng cường trí nhớ, tăng khả năng hấp thu vitamin D.
 Fucose0.70% Tốt cho não bộ
 Galactose16.90%
 Glycine1.99% Tốt cho làn da
 Valine4.12% Thúc đẩy hình thành tế bào mới
 Isoleucine2.04% Phục hồi sức khỏe
 Threonine2.69% Tốt cho gan, tăng cường hệ miễn dịch.
 Methionine0.46% Tốt cho cơ bắp, hỗ trợ phòng ngừa viêm khớp
 Phenylalanine4.50% Tốt cho não, giúp tăng cường trí nhớ
 Histidine2.09% Giúp cơ thể tăng trưởng và liên kết mô cơ bắp
 Lysine1.75% Tăng hấp thu canxi, giúp xương chắc khỏe, ngừa lão hóa cột sống
 Tyrosine3.58% Giúp cơ thể phục hồi nhanh nếu bị tổn thương  hồng cầu.
 Trytophan0.70% Phòng chống ung thư
 N-acetylglucosamine5.30% Phục hồi sụn bao khớp trong trường hợp thoái hóa khớp
 N-acetylgalactosamine7.30% Ảnh hưởng đến chức năng của khớp thần kinh, sự liên kết giữa các tế bào thần kinh.
 N-acetylneuraminic acid8.60% Tăng khả năng miễn dịch, đẩy lùi vi khuẩn, virus
 Fe27.90% Tốt cho hệ cho thần kinh và trí nhớ
 Cu5.87%
 Canxi0.76%
 Zn1.88%
 Crom giúp kích thích tiêu hóa và Selen giúp chống lão hóa, chống phóng xạ

      Theo đông y, yến sào vị ngọt tính bình vào hai kinh phế và vị nên có tác dụng làm sạch phổi, tăng đề kháng với siêu vi, các bệnh cảm cúm và triệu chứng dị ứng. Vì thế yến sào còn được dùng trong trường hợp phòng cúm A/H1N1 (Theo TS.BS Lê Thúy Tươi/ Báo thanh niên).

      Đối với người thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá, chức năng gan phổi ngày càng suy yếu. Những người này thường nóng bức, bứt rứt khó chịu, ho kéo dài, dẫn đến cơ thể suy nhược gầy ốm, da vàng. Các dưỡng chất trong tổ yến sẽ giúp cơ thể bạn phục hồi, tăng cường các chất đề kháng và hệ thống miễn dịch cho cơ thể.

  Do vi khuẩn, sự thay đổi về thời tiết, môi trường, khí hậu hay sự xuất hiện của mầm bệnh dịch Covid – 19, hệ hô hấp của chúng ta dễ dàng suy yếu và có thể mắc phải nhiều bệnh lý nguy hiểm liên quan đến bộ phận này như viêm phế quản cấp, viêm phổi do các loại vi khuẩn, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi, đặc biệt là bệnh đường hô hấp cấp tính truyền nhiễm do Virus Corona gây ra đã và đang là mối lo ngại của toàn thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. 

      Với vị ngọt cùng khả năng tác động trực tiếp đến vị và phế, tổ yến cho người bệnh hô hấp nhanh chóng củng cố sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch, chữa lành các tổn thương có trong hệ hô hấp khiến chức năng của các cơ quan này ngày càng nâng cao. Cùng với tác dụng của các hoạt chất chống oxi hóa như Selenium, Glycine, Leucin… giúp ngăn chặn quá trình thoái hóa và sửa chữa các mô cơ quan hệ hô hấp

      Do đó, dùng tổ yến sào cho người mắc bệnh lý hô hấp sẽ giúp điều trị bệnh hiệu quả, sớm mang lại sức khỏe dẻo dai, năng lượng tràn trề cho người bị bệnh.

Tác dụng khác của Yến sào 

Yến sào giúp tăng cường trí nhớ, tăng dẫn truyền xung động thần kinh, tăng hấp thu vitamin D từ ánh sáng mặt trời; tyrosine và acid syalic (8,6%) có tác dụng phục hồi nhanh khi cơ thể bị nhiễm xạ hay tổn thương hồng cầu, glucosamine giúp phục hồi sụn bao khớp trong những trường hợp thoái hóa khớp…

Yến sào chứa 31 nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của trẻ và bồi dưỡng cho người già. Yến sào giàu canxi và sắt, có các nguyên tố có lợi cho thần kinh và trí nhớ như mangan, brôm, đồng, kẽm. Có nguyên tố kích thích tiêu hóa như crôm, nguyên tố chống lão hóa, chống tia phóng xạ như se-len. Yến sào chứa đường galactose mà không có chất béo. Phụ nữ muốn có làn da đẹp, giữ mãi nét thanh xuân nên ăn yến bởi có chứa threonine là chất hình thành elastine và collagene của da, giúp da không bị lão hóa…

Hiện nay yến sào đang được nghiên cứu điều trị nhiễm HIV-AIDS vì nó kích thích sinh trưởng những tế bào bạch cầu có tác dụng sinh kháng thể. Nó cũng được khuyên dùng cho bệnh nhân ung thư sau xạ trị, bệnh nhân sau mổ giúp cơ thể phục hồi nhanh.

Cách dùng sao cho đúng để phòng chống Covid 19

Theo đông y, yến sào vị ngọt tính bình vào hai kinh phế và vị nên có tác dụng làm sạch phổi, tăng đề kháng với siêu vi, các bệnh cảm cúm và triệu chứng dị ứng. Vì thế trong trường hợp phòng chống đại dịch COVID 19, nếu có điều kiện bạn có thể cho người già và trẻ nhỏ dùng. Khác với các loại thực phẩm thông thường, yến sào ăn lúc nào cũng được. Chúng ta hãy ăn yến sào chưng cách thủy với đường phèn. Nên ăn mỗi tuần một tổ yến là đủ. Bạn chưng cách thủy một tổ chia làm ba phần, ăn một phần rồi để trong tủ lạnh, cách một ngày ăn một lần.

LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:
0939 714 275
tiemthuocbacsaithanh

Thuocbacsaithanh

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
– Đông Trùng Hạ Thảo và 5 tác dụng tuyệt vời với cơ thể
– Truyền thuyết về loài nhân sâm “biết đi”