BÀI 840 – Dấu hiệu bị tiểu đường và cách phòng tránh bệnh hiệu quả

Bệnh tiểu đường là căn bệnh có tốc độ phát triển nhanh nhất ở Việt Nam trong 10 năm qua. Theo số liệu thống kê của Bộ Y Tế Việt Nam vào năm 2017, Việt Nam có khoảng 7,7 % dân số bị mắc tiểu đường. Điều này có nghĩa là cứ 7 người thì sẽ có 1 người bị mắc bệnh. Trong khi dấu hiệu bị tiểu đường rất khó phát hiện, bạn có thể mắc căn bệnh này trong vài tháng hoặc thậm chí vài năm mà bạn không hề hay biết.

Dấu hiệu bị tiểu đường bạn nên biết

Liên tục bị khát nước

Khi lượng đường trong máu của người có dấu hiệu bị tiểu đường tăng cao, cơ thể sẽ phát tín hiệu đến não. Bộ thần kinh trung ương sẽ hoạt động để tách nước dự trữ trong cơ thể để bơm vào máu. Lượng nước này dùng để làm giảm hàm lượng đường có trong máu. Đường là một thành phần phổ biến trong lượng thức ăn mà bạn tiêu thụ hàng ngày.

 

Để vận chuyển đường trong máu, thì cơ thể cần đến insulin. Tuy nhiên, khi lượng đường quá nhiều dẫn đến bạn bị thiếu hụt insulin, hàm lượng đường khi đi tới các bộ phận cơ thể khác của cơ thể cũng sẽ gây ra nhiều biến chứng có hại.

Đi tiểu nhiều lần trong ngày

Cơ thể của bạn sau khi phát tín hiệu khát nước, buộc bạn phải uống nước nhiều hơn. Thận cũng phải hoạt động tăng cường để lọc và thải đường ra khỏi cơ thể. Nghiêm trọng hơn nữa, đường huyết cao ở thận sẽ khiến các protein có trong thận kích thích liên kết lại với nhau và tạo ra vấn đề về xơ hóa cầu thận.

Những người có hàm lượng đường trong máu cao sẽ có nhu cầu đi tiểu cao, trên 7 lần/1 ngày. Nếu số lần đi tiểu của bạn nhiều trong ngày, bạn nên đi bác sĩ để kiểm tra xem mình có đang bị mắc tiểu đường hay không.

Sụt cân bất thường

Hệ thống thần kinh trung ương tiếp sau khi phát tín hiệu cho thận. Thận cần làm việc tăng cường để đẩy đường dư thừa ra khỏi máu. Quá trình này diễn biến kéo dài thì phát sinh hiện tượng đái tháo đường. Mặt khác, nó lại làm giảm năng lượng cần thiết để duy trì hoạt động của cơ thể. Buộc cơ thể phải lấy năng lượng từ mỡ và cơ đã dự trữ sẵn.

Song song với đó là việc thiếu hụt insulin sẽ làm chậm quá trình tổng hợp mỡ và protein. Nên trong giai đoạn đầu này, bạn sẽ xuất hiện tình trạng bị sụt cân một cách bất thường. Đối với những ai bị mập, béo phì thì sụt cân có vẻ là dấu hiệu tốt. Nhưng giảm cân do tiểu đường lại là do sự rối loạn chức năng hoạt động của các bộ phận trong cơ thể và nó có nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm hơn về sau.

Đói và mệt mỏi

Giai đoạn tiếp theo, người có dấu hiệu bị tiểu đường gặp phải là thường xuyên bị đói và mệt mỏi. Đường liên tục bị đẩy khỏi cơ thể nên cơ thể bị sụt giảm năng lượng hoạt động cơ bản. Quá trình chuyển đổi năng lượng từ mỡ cũng mất nhiều thời gian hơn. Lúc này sẽ khiến cơ thể liên tục có cảm giác đói và mệt mỏi.

Dễ bị nhiễm trùng, nhiễm nấm

Hệ miễn dịch bị suy giảm là biến chứng đầu tiên mà cơ thể bạn sẽ gặp phải khi mắc tiểu đường. Hệ miễn dịch bị suy giảm khiến cơ thể bạn dễ dàng bị nhiễm khuẩn hay nhiễm nấm. Điều này dễ làm tổn thương đến các bộ phận nhạy cảm hoặc các bộ phận khi bị thương.

Thị lực yếu đi

Lượng đường khi dẫn tới các mao mạch ở mắt sẽ gây phù nề hoặc gây xuất huyết và làm ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh. Theo các báo cáo y tế, 90% người bệnh bị tiểu đường sẽ bị suy giảm thị lực nhanh hơn rất nhiều so với những người không bị tiểu đường.

Cách phòng tránh và điều trị tiểu đường

Thực hiện ăn chế độ dinh dưỡng low carb

Low carb là chế độ dinh dưỡng mà bạn sẽ giảm thiểu lượng carbohydrate trong khẩu phần ăn. Carbohydrate là thành phần của nhóm thức ăn có chứa nhiều tinh bột. Bạn cần giảm ăn cơm, bánh mì và các loại hạt có chứa nhiều carbohydrate. Tuyệt đối tránh ăn đồ ngọt như bánh, kẹo, sữa béo, đồ uống có đường.

Phòng tránh tiểu đường bằng chế độ dinh dưỡng low carb

Không ăn các đồ ăn chế biến sẵn, có nhiều dầu mỡ

Dầu mỡ có chứa trong đồ ăn là một nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường ở người bệnh. Theo các báo cáo, nhóm đồ ăn dầu mỡ làm tăng 30% nguy cơ mắc tiểu đường ở cả nam và nữ giới.

Tăng cường chất xơ hòa tan để giúp thúc đẩy hạ đường huyết

Chất xơ hòa tan là nhóm dưỡng chất giúp cơ thể thúc đẩy quá trình hạ đường huyết ở cơ thể. Chất xơ hòa tan được tìm thấy nhiều trong đậu Hà Lan, cà rốt, táo và trái cây họ cam.

Hỗ trợ điều trị tiểu đường bằng việc uống nhân sâm Canada

Nếu những cách phòng tránh trên có công hiệu khá tốt để giúp người trưởng thành, đặc biệt là phụ nữ sau tuổi 50 có thể ngăn chặn bệnh tiểu đường một cách hiệu quả. Thì uống nhân sâm Canada là một cách vừa phòng chống vừa có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường khá tốt. Trong nhân sâm Canada có một lượng lớn dưỡng chất insulin một cách tự nhiên mà bạn khó có thể tìm thấy ở bất cứ một loại thực phẩm hay thậm chí ở loại nhân sâm nào khác. 

Dưỡng chất ở sâm Canada giúp người tiểu đường có kết quả điều trị tích cực sau một thời gian sử dụng kiên trì. Nó cũng giúp ngăn chặn hiện tượng biến chuyển tiêu cực từ tiểu đường tuýp 1 sang tuýp 2 phổ biến như các bệnh nhân tiểu đường điều trị bằng thuốc Tây.

LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:
0939 714 275
tiemthuocbacsaithanh

Thuocbacsaithanh

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
– MÓN NGON CÙNG SÂM: Nhân sâm bí đỏ tiềm đường phèn

– MÓN NGON CÙNG SÂM: lẩu nhân sâm