Yến sào là món ăn được xếp vào hàng cao lương mỹ vị dành cho các bậc vua chúa. Cách đây chừng vài chục năm, cũng chỉ có những gia đình khá giả mới dám làm các món yến. Cho đến nay, yến sào tuy phổ biến nhưng vẫn là một đặc sản quý, khá đắt tiền nhờ giá trị dinh dưỡng và khả năng phục hồi sức khỏe của nó. Có khá nhiều món ăn bổ dưỡng được chế biến từ tổ yến, trong số đó là chè tổ yến hạt sen.
Chè tổ yến hạt sen khá thông dụng và dễ nấu, thế nhưng không phải ai cũng biết cách chế biến để giữ trọn tinh hoa, dinh dưỡng của nó.
Công dụng chè tổ yến hạt sen là gì?
Trong yến sào chứa hàm lượng protein cao, lên đến 45 – 55% cùng với 18 loại axit amin và 31 loại vitamin khoáng chất. Các axit amin này có tác dụng tái tạo tế bào cơ, các mô và da, tăng cường trí nhớ, tăng hấp thu vitamin D từ ánh sáng mặt trời, giúp cơ thể phục hồi nhanh khi cơ thể bị nhiễm xạ hay tổn thương hồng cầu, phục hồi sụn bao khớp trong những trường hợp thoái hóa khớp…
Những nguyên tố vi lượng trong yến sào như canxi và sắt, mangan, brôm, đồng, kẽm có lợi cho thần kinh và trí nhớ; crôm, selen có tác dụng chống lão hóa, chống tia phóng xạ; Threonine có trong yến sào giúp tái tạo lại cấu trúc da, kết hợp với Glycine ngăn ngừa nếp nhăn, chống lão hóa, chống nổi mụn tàn nhang, vết nám và bảo vệ da, làm cho làn da sáng mịn đầy sức sống; Trytophan giúp thai nhi phát triển cân bằng và khỏe mạnh…
Bên cạnh đó, sen là một trong những loại cây được xếp vào hàng thuốc quý của Việt Nam, tất cả các bộ phận của cây sen từ rễ sen, củ sen cho tới hoa sen, lá sen, hạt sen, tâm sen… đều có tác dụng chữa bệnh rất tốt và hiệu quả. Nhiều bài thuốc chữa bệnh dân gian từ cây sen truyền lại cho đến ngày nay vẫn còn rất hữu ích.
Theo đông y, hạt sen có tên gọi là liên nhục, có vị ngọt, thanh, sáp, tính bình, là vị thuốc quý trong dân gian, hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh rất hiệu quả như bệnh mất ngủ, di tinh, mộng tinh, tiêu chảy, đầy bụng, mất nước…
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì cứ 100g hạt sen lại chứa 350g calo, 65g carbohydrate, 18g protein, nhưng chỉ có 1.9 đến 2.5 g mỡ, còn lại là các thành phần khác như: 13% là nước, khoáng chất (chủ yếu là natri, kali, canxi, photpho).
Tổ yến nấu hạt sen là một trong những thực đơn bồi bổ sức khỏe dinh dưỡng nhất đối với phụ nữ mang thai, người già, những người bị suy nhược cơ thể, người lao động quá sức hoặc mới ốm dậy. Một chén chè tổ yến hạt sen sẽ giúp cơ thể sảng khoái, thèm ăn, chống mệt mỏi.
Cách nấu chè tổ yến hạt sen
Nguyên liệu chế biến chè tổ yến hạt sen
- Tổ yến: 20 gam, yến lớn thì 1 tai, yến nhỏ thì 2 tai.
- Hạt sen: 10 hạt.
- Gừng non
- Đường phèn: 20 gam hoặc có thể không dùng đường.
Công thức nấu chè tổ yến hạt sen cho mùa hè nóng bức
Bước 1: Sơ chế tổ yến
- Làm sạch tổ yến
- Ngâm tổ yến khoảng 20 – 30 phút trong nước ấm cho nở mềm
Bước 2: Sơ chế hạt sen
- Đối với hạt sen tươi: lột vỏ, dùng tăm xuyên qua hạt sen để loại bỏ tim hạt sen và đem hạt sen rửa sạch lại.
- Đối với hạt sen khô: ngâm trong nước nóng khoảng tầm 1 đến 2 tiếng, khi hạt sen mềm thì vớt ra.
- Gừng non đem gọt vỏ, và cắt lát mỏng.
Bước 3: Chưng yến sào cách thủy
- Để nấu chè tổ yến hạt sen, bạn cho tổ yến đã được ngâm nở mềm vào một chiếc tô, rồi thêm vào đó hạt sen, một ít gừng và một chén nước.
- Đem hấp cách thủy tầm khoảng 20 phút cho đến khi thấy hạt sen chín mềm, sau đó cho đường phèn vào và nêm nếm vừa ăn.
Lưu ý khi ăn chè tổ yến hạt sen
Tổ yến chưng hạt sen nên ăn ngay lúc nóng để tránh lạnh bụng. Đối với người bị cao huyết áp nên dùng món này vào buổi sáng để cơ thể khỏe mạnh, tinh thần thoải mái. Một số người mất ngủ có thể tăng số lượng hạt sen thêm khi chưng yến và dùng trước lúc đi ngủ khoảng 30p để cơ thể có thể hấp thu trọn vẹn chất dinh dưỡng từ tổ yến sào.
Bạn nên ăn thường xuyên khoảng một tuần ba lần bạn sẽ thấy giấc ngủ ngon và sâu hơn, giúp tinh thần bạn tỉnh táo, minh mẫn để đón chào ngày mới.
LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:
0939714275
tiemthuocbacsaithanh
Thuocbacsaithanh
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Nhân Sâm có tính nóng hay lạnh ?
Nụ Hoa Tam Thất: Hỗ trợ điều trị mất ngủ
Bài Viết Liên Quan
BÀI 1268 – Gừng: Vị thuốc, gia vị tốt cho dạ dày
Trong dân gian, Gừng là một vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa chữa chứng rối loạn [...]
Th10
BÀI 1267 – Bạn đã biết hết các tác dụng chữa bệnh của gừng?
Gừng (Zingiber officinale Rose.), họ gừng (Zigiberaceae) là cây thuốc nam được trồng hầu như [...]
Th10
BÀI 1266 – 9 tác dụng của atiso và lưu ý khi sử dụng để an toàn cho sức khỏe
Atiso được từ xưa đã được nhiều người tin dùng vì không những thơm ngon [...]
Th10