Nước yến sào là loại thức uống thông dụng ở mọi gia đình, không cần ra ngoài mua thì bạn vẫn có thể tự chế biến tại nhà dễ dàng. Tuy nhiên, cách làm nước yến sào hiệu quả loại bỏ được những vi khuẩn có hại cho sức khỏe con người đồng thời giữ lại được vi chất cao nhất của tổ yến là điều không phải ai cũng biết.
Cách làm nước yến sào thơm ngon, giàu giá trị dinh dưỡng tại nhà
Cần chuẩn bị nguyên liệu
- 20gram tổ yến (khoảng 2 tổ).
- Lá dứa.
- Đường phèn.
- Nước.
Cách thực hiện
Bước 1: Ngâm tổ yến khô trong chén nước lọc từ 45 – 60 phút để tổ yến mềm ra, sau đó dùng tay xé nhỏ sợi yến để yến được nở tơi đều (nếu là tổ yến tươi thì không cần ngâm nữa).
Bước 2: Cho yến vào chén có nắp, bỏ vào nồi nước và tiến hành chưng cách thủy cho tới khi chén yến đạt nhiệt độ 85 – 90oC, lúc này duy trì thêm 20 – 30 giây để loại bỏ vi sinh có hại sau đó tắt bếp và thêm đường phèn nếu thích uống ngọt. Lượng đường phèn tùy thuộc vào sở thích và nhu cầu của bạn, có thể không cho đường cũng không ảnh hưởng.
Bước 3: Nấu sôi 2 lít nước nếu bạn thích uống nước yến sào loãng, cho sẵn đường phèn vừa ngọt theo sở thích và một ít nước lá dứa xay. Khi nước sôi ta vặn nhỏ lửa rồi cho phần yến đã chưng chín vào, đậy nắp để sôi trong 5 phút là xong.
Chỉ với 3 bước đơn giản, bạn đã cho ra đời thành phẩm vừa thơm ngon lại vừa giữ được nguyên chất dinh dưỡng có trong yến sào. Sau khi nước yến sào nguội, bạn chiết ra chai để tủ lạnh uống dần.
Làm thế nào để biết được nhiệt độ nước 85 – 90oC ?
Làm món ăn gì cũng cần phải có bí quyết và cách làm nước yến sào cũng vậy. Để biết được khi nào yến chưng đạt 85 – 90oC, bạn có thể sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ chén yến.
Hoặc để đơn giản hơn, bạn hãy quan sát tại thời điểm nhiệt độ 85 – 90oC, trên bề mặt chén yến sẽ có bọt nhỏ nổi lăn tăn, hiện tượng này dân gian thường gọi là “Nước reo”. Tùy theo độ lửa của bếp mà thời gian “Nước Reo” này có thể rơi vào 20 – 30 phút.
Bảo quản nước yến sào sau khi chưng
Sau khi chế biến xong hoặc mua nước yến sào chưng tươi về không sử dụng hết, bạn có thể chia nhỏ nước yến sào thành những phần nhỏ và để trong ngăn mát tủ lạnh. Việc chia nhỏ thành từng phần sẽ giúp bạn dễ dàng sử dụng trong những lần sau.
Một số điều cần lưu ý về thời gian sử dụng yến tốt nhất như sau:
- Đối với nước yến sào chưng đường phèn nguyên chất thì có thể dùng được trong 7 ngày nếu để trong ngăn mát tủ lạnh.
- Khi kết hợp nước yến sào chưng đường phèn với các nguyên liệu khác (táo tàu, nhãn nhục, kỷ tử,…), bạn nên sử dụng ngay hoặc không quá 2 ngày sau khi nấu do các nguyên liệu khác có thời gian bản quản thấp sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của cả nồi yến. Nếu bạn muốn giữ lâu hơn thì nên để riêng từng loại nguyên liệu khi nào sử dụng thì mới bắt đầu cho thêm vào chén để dùng chung.
- Nước yến sào có thể được hâm nóng bằng lò vi sóng hay bằng cách chưng cách thủy trong thời gian ngắn, như vậy món ăn sẽ thơm ngon hơn và mùi vị của yến sẽ rõ rệt hơn.
Những sai lầm cần tránh trong quá trình làm nước yến sào
Cách làm nước yến sào dựa trên cơ sở khoa học đã được nghiên cứu và thế giới công nhận sẽ giúp bạn giữ lại nguồn dưỡng chất cao nhất trong thành phần yến sào. Hiện nay, những bí quyết chưng yến vẫn chưa phổ biến ở Việt Nam dẫn đến năng lượng bị hao hụt trong quá trình chế biến.
Dưới đây là 5 sai lầm nhiều người thường mắc phải:
- Chưng tổ yến ở nhiệt độ quá cao (trên 100oC).
- Nấu yến sào chung với các món ăn khác, trực tiếp dưới lửa mà không thông qua phương pháp chưng cách thủy.
- Chưng tổ yến trong nồi cơm điện.
- Chưng yến trong nồi chưng yến chuyên dụng mà KHÔNG HẸN GIỜ.
- Không bảo quản lạnh nước yến sào sau khi chế biến.
Trên đây, duoclieututhiennhien đã hướng dẫn quý khách cách làm nước yến sào thơm ngon ngay tại nhà, chỉ cần vài bước đơn giản bạn đã có ngay những lọ nước yến thơm, mát, bổ dưỡng rồi nhé, chúc quý khách thành công !
LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:
0939 714 275
tiemthuocbacsaithanh
Thuocbacsaithanh
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Bài Viết Liên Quan
BÀI 1268 – Gừng: Vị thuốc, gia vị tốt cho dạ dày
Trong dân gian, Gừng là một vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa chữa chứng rối loạn [...]
Th10
BÀI 1267 – Bạn đã biết hết các tác dụng chữa bệnh của gừng?
Gừng (Zingiber officinale Rose.), họ gừng (Zigiberaceae) là cây thuốc nam được trồng hầu như [...]
Th10
BÀI 1266 – 9 tác dụng của atiso và lưu ý khi sử dụng để an toàn cho sức khỏe
Atiso được từ xưa đã được nhiều người tin dùng vì không những thơm ngon [...]
Th10