
1. Tên gọi khác:
Giả tô, Khương giới (Biệt Lục), Thử minh (Bản Kinh), Kinh giới tuệ, Kinh giới thán, Nhất niệp kim, Tái sinh đơn, Như thánh tán, Độc hành tán, Cử khanh cố bái tán, Tịnh giới (Hòa Hán Dược Khảo), Hồ kinh giới, Thạch kinh giới, Trân la kinh (Bản Thảo Cương Mục).
2. Tên khoa học:
Tên cây: Elsholtzia cristata Willd, Schizonepeta tenuifolia Briq, Origanum syriacum (Lour.).
Họ Hoa môi (Lamiaceae).

3. Mô tả kinh giới:
Kinh giới là một loại cỏ, sống hằng năm, mùi rất thơm, cao 0.6-0.8m, thân vuông, phía gốc màu hơi tía, toàn cây có lông mềm ngắn. Lá mọc đối, lá dưới gốc không có cuống hay gần như không có cuống, xẻ sâu thành 5 thùy, lá phía trên cüng không cuống, xẻ 3 đến 5 thùy. Hoa tự mọc thành bông gồm những hoa mọc vòng ở mỗi đốt. Bông hoa dài 3-8cm, hoa nhỏ, màu tím nhạt. Quả hình trứng hay hình trái xoan, dài chừng 1mm, mặt bóng, màu nâu.
Cây kinh giới nhân dân ta vẫn trồng để ăn, làm gia vị và làm thuốc (đã được xác định là Elsholtzia cristata Willd). Cây cũng thuộc loại thảo, cao 0.3-0.45m, thân nhẵn, mọc thẳng đứng. Lá mọc đối, phiến lá thuôn nhọn, dài 5-8cm, rộng 3cm, mép có răng cưa, cuống gầy dài 2-3cm. Hoa nhỏ, không cuống, màu tím nhạt, mọc thành bông ở đầu cành rất mau. Quả gồm 4 hạch nhỏ, nhẵn, dài 0.5cm.

4. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản:
4.1. Bộ phận dùng:
Toàn cây.
4.2. Thu hái:
Vào mùa thu nhổ cả cây phơi hay sấy khô gọi là toàn Kinh giới, nhưng có nơi chỉ cắt hoa và cành, nếu cắt hoa phơi khô gọi là Kinh giới tuệ, nếu hái toàn cây trừ bỏ phần rễ thì gọi là Kinh giới.
4.3. Chế biến:
Bỏ tạp chất, rửa sạch, thái từng đoạn, phơi khô để dùng. Hoặc cho kinh giới vào nồi, chảo, sao đen, phơi khô, để dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Chặt ngắn, phơi hoặc sấy nhẹ đến thật khô, hoặc sao cháy (Dược Liệu Việt Nam).
Kinh giới thán: Lấy kinh giới, cho vào nồi rang với lửa to cho thành màu nâu đen nhưng còn tồn tính. Rẩy nước vào, lấy ra phơi khô để dùng (Dược Tài Học).
4.4. Bảo quản:
Để nơi khô ráo, thoáng mát.
5. Thành phần hóa học:
Trong kinh giới (Schizonepeta tenuifolia Briq), có chừng 1.8% tinh dầu, thành phần chủ yếu là d.limone, d.menton, một ít d.limonen (kinh giới tươi).

6. Tính vị qui kinh:
Vị cay, tính ôn.
Qui kinh Phế, Can.
7. Tác dụng dược lý của kinh giới:
7.1. Theo Y học cổ truyền:
– Có tác dụng tán hàn, phát biểu, khứ phong,thấu chẩn (làm mọc ban chẩn), chỉ kinh (chống co giật), làm ra mồ hôi, lợi yết hầu sưng đau, đẻ xong huyết vận. Sao đen chữa thổ huyết máu cam, đại tiểu tiện ra máu.
– Kinh giới được dùng trong nhân dân có tác dụng chữa cảm mạo, phát sốt, nhức đầu, cổ họng sưng đau, nôn mửa, đổ máu cam, đi lỵ ra máu, băng huyết.
7.2. Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
– Tiêu viêm.
– Cầm máu (sao cháy thành than trên thực nghiệm thấy có tác dụng rút ngắn thời gian máu chảy và máu đông).
– Nước sắc và cồn ngâm kiệt thuốc có tác dụng hạ nhiệt nhẹ, an thần, làm giãn cơ trơn phế quản của chuột lang, chống dị ứng.

8. Một số ứng dụng:
8.1. Tán hàn giải cảm:
– Trị chứng cảm mạo phong hàn đầu mình đau, sợ lạnh, không ra mồ hôi dùng: Kinh giới, Phòng phong, Tô diệp mỗi thứ 12g, sắc uống.
– Trường hợp cảm mạo, cảm cúm, đau đầu, sốt, nhức mình dùng bài Kinh phòng bại độc tán (Nhiếp sinh chứng diệu phương) gồm Kinh giới, Phòng phong, Khương hoạt, Độc hoạt, Sài hồ, Tiền hồ, Chỉ xác, Phục linh, Cát cánh mỗi thứ 8g, Xuyên khung, Cam thảo mỗi thứ 4g sắc nước uống.
8.2. Trị viêm họng, viêm amidan cấp:
Sách xưa có câu: “Yết thống tấn dụng Kinh giới” ngày nay bài thuốc chữa bệnh viêm họng, viêm amidan thường phối hợp Kinh giới với Cát cánh, Cam thảo tăng thêm tác dụng tiêu viêm.
8.3. Trị chứng chảy máu:
Dùng than Kinh giới kết hợp với than Hoa hòe trị tiêu có máu, kết hợp than lá Trắc bách diệp, Bạch mao căn, trị chảy máu mũi.
8.4. Trị chứng ban chản, phong ngứa:
Có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng, giảm ngứa, thường kết hợp với Phòng phong, Bạc hà uống trong hoặc ngâm rửa ngoài da. Trị sởi, mề đay có thể dùng bài sau đây có kết quả tốt: Kinh giới tuệ 8g, Kim ngân hoa, Liên kiều, mỗi thứ 16g, Cát căn 12g, Bạc hà 4g, Cam thảo 3g, Thuyền thoái 2g,sắc nước uống.

9. Chú ý:
- Lượng thường dùng: 6-12g; dùng tươi lượng gấp 3-4 lần.
- Kinh giới tuệ tác dụng mạnh hơn. Không dùng đối với nhọt lở đã chảy mủ, trẻ em sởi thời kỳ toàn phát và hồi phục.
- Nhọt lở đã chảy mủ, trẻ nhỏ bị sởi thời kỳ toàn phát và hồi phục: không dùng (Trung Dược Học).
- Phàm người biểu hư, hay ra mồ hôi, huyết hư hàn nhiệt không do phong hàn gây nên, cùng chứng nhức đầu do âm hư hỏa vượng họng đau không phải ngoại cảm, đềuphải kiêng kỵ (Đông Dược Học Thiết Yếu).
- Biểu hư, tự hãn, tỳ hư, tiêu chảy: khi dùng nên thận trọng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
- Người không có dấu hiệu ngoại cảm phong hàn thấp: không nên uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
- Kinh giới kỵ lửa và tương phản với các thứ cua biển, cá lóc, thịt lừa (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM
0939714275
tiemthuocbacsaithanh
Thuocbacsaithanh
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
– KHƯƠNG HOẠT VÀ CÁC BÀI THUỐC HAY
– LÔ HỘI – BẠN CÓ BIẾT?
Bài Viết Liên Quan
BÀI 1268 – Gừng: Vị thuốc, gia vị tốt cho dạ dày
Trong dân gian, Gừng là một vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa chữa chứng rối loạn [...]
Th10
BÀI 1267 – Bạn đã biết hết các tác dụng chữa bệnh của gừng?
Gừng (Zingiber officinale Rose.), họ gừng (Zigiberaceae) là cây thuốc nam được trồng hầu như [...]
Th10
BÀI 1266 – 9 tác dụng của atiso và lưu ý khi sử dụng để an toàn cho sức khỏe
Atiso được từ xưa đã được nhiều người tin dùng vì không những thơm ngon [...]
Th10