;
Một món ăn khác từ được chế biến từ nhân sâm tươi rất phù hợp với người lớn tuổi và người vừa ốm dậy là món cháo nhân sâm. Đây là một loại thức ăn rất bổ dưỡng, thích hợp với người già yếu, suy nhược, mỏi mệt, ăn uống không ngon miệng, mất ngủ, hay quên, hoạt động sinh dục suy yếu. Nguyên liệu chính để nấu cháo nhân sâm bao gồm bột nhân sâm, gạo tẻ, đường phèn.
Gạo sau khi vo, trộn với bột nhân sâm, cho vào nồi đất hoặc nồi nhôm và cho thêm đủ nước. Sau đó, đun to lửa cho sôi, chuyển sang nhỏ lửa sắc cho tới lúc cháo chín. Đường phèn và nước được vào một nồi khác, nấu thành nước đường đặc, rồi đổ từ từ vào cháo đã chín, khuấy đều thành cháo đường. Trong khi nấu cháo phải tránh dùng các dụng cụ bằng sắt. Khi ăn cháo nhân sâm, không được ăn củ cải và uống nước trà, nên ăn lúc đói, hai bữa sáng tối trong mùa đông. Đây là một loại thức ăn rất bổ dưỡng, thích hợp với người già yếu, suy nhược, mỏi mệt, ăn uống không ngon miệng, mất ngủ, hay quên, hoạt động sinh dục suy yếu. Nguyên liệu chính để nấu cháo nhân sâm bao gồm bột nhân sâm, gạo tẻ, đường phèn.
Nguyên liệu:
- 400g – 500g gạo tẻ.
- Nhân sâm tươi 50g.
- Đường phèn.
- Ngoài ra, có thể thêm một số nguyên liệu khác để gia tăng hương vị và công dụng: tỏi 2 củ, 10 quả táo đỏ, 1 con gà nhỏ 800g thịt gà nhung hươu 4-5g… Không nên chọn gà non, nên chọn gà già để khi ninh thịt ngon và không bị bở nát.
- Nên chọn củ nhân sâm tươi Hàn Quốc đạt 6 năm tuổi để củ sâm có chất dinh dưỡng tốt nhất.
Cách chế biến cháo nhân sâm:
Bước 1: Sâm tươi đem cắt bỏ phần núm, có thể đẻ nguyên hoặc cắt riêng phần rễ rồi thái thành nhiều lát mỏng, hoặc cũng có thể cắt thành nhiều miếng nhỏ theo chiều dọc.
Bước 2: Gà đem làm sạch bỏ phần đầu, chân, cánh, nội tạng và phần sát phao câu.
Bước 3: Gạo tẻ mang đi vo sạch rồi. Sau đó đổ gạo vào nồi cơm điện, cho sâm tươi, gà và các nguyên liệu khác vào nồi, nếu có nồi đất đun bếp củi hay bếp ga thì tốt hơn. Đổ nước bình thường như nấu các loại cháo khác.
Bước 4: Nấu cho sôi cháo thì vặn lửa nhỏ lại, tiếp tục ninh thêm cho đến khi cháo mềm nhừ và nát với nhau. Củ nhân sâm và các thảo dược đem ninh trong thời gian dài cũng sẽ ra nhiều chất dinh dưỡng khiến cháo thơm ngon và bổ dưỡng hơn.
Bước 5: Cho đường phèn ra một nồi riêng, đổ nước vào để nấu lên thành một thứ nước hàng đặc. Đổ hết nước đường này vào nồi cháo đã chín một cách từ từ và khuấy đều tay đồng thời.
Bước 6: Xé gà thành nhiều miếng nhỏ vừa ăn, múc cháo vào tô, ăn lúc nóng để có hương vị thơm nhất và công hiệu tốt nhất!
Cách dùng:
Tốt nhất nên ăn lúc đói và ăn hai bữa sáng, tối trong mùa đông.
Lưu ý: Khi nấu cháo không nên dùng nồi sắt hoặc các dụng cụ bằng sắt sẽ làm món cháo sâm biến chất. Bạn đặc biệt chú ý không nên ăn cháo sâm với củ cái hoặc uống nước trà vì những thực phẩm này kỵ với nhân sâm
Những người thể chất âm hư hỏa vượng hoặc người trung niên, người cao tuổi khỏe mạnh cường tráng không nên dùng, cũng không nên dùng trong mùa hè nóng nực.
LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:
0939 714 275
tiemthuocbacsaithanh
Thuocbacsaithanh
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
– 1001 mánh khóe làm giả đông trùng hạ thảo
– Đông trùng hạ thảo bổ phế thận, tráng dương khí
Bài Viết Liên Quan
BÀI 1268 – Gừng: Vị thuốc, gia vị tốt cho dạ dày
Trong dân gian, Gừng là một vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa chữa chứng rối loạn [...]
Th10
BÀI 1267 – Bạn đã biết hết các tác dụng chữa bệnh của gừng?
Gừng (Zingiber officinale Rose.), họ gừng (Zigiberaceae) là cây thuốc nam được trồng hầu như [...]
Th10
BÀI 1266 – 9 tác dụng của atiso và lưu ý khi sử dụng để an toàn cho sức khỏe
Atiso được từ xưa đã được nhiều người tin dùng vì không những thơm ngon [...]
Th10