BÀI 72: LÔ HỘI – BẠN CÓ BIẾT?

  • Tên khác: Nha đam hoặc long tu
  • Tên khoa học: Aloe vera, Aloe barbadensis hoặc Aloe ferox, Aloe africana, Aloe Gel, Aloe africana, Aloe Latex, Aloe supralaevis, Aloe indica
  • Họ: Asphodelaceae

I. Mô tả cây lô hội

Đặc điểm sinh thái của cây lô hội

Lô hội thuộc loại cỏ thân thảo, mập mọng nước. Cây có màu xanh lục và cao từ 40 – 80 cm. Lá cây mập mọng nước, phát triển từ dưới đất lên. Số lượng bó lá từ 16 – 20 tạo, mọc thẳng đứng hoặc hơi lòe xòe ra tạo thành hình dáng giống hoa hồng. Lá không cuống, phiến lá thẳng hoặc hình mũi dáo cao khoảng 40 – 50 cm và rộng 6 – 7 cm. Đỉnh lá nhọn bìa phiến hơi hồng có gai cứng màu vàng sáng cao 2 mm. Về phần hoa, hoa mọc từ trung tâm của bó lá. Trái nang, bên trong chứa nhiều hạt. Mỗi hạt dài khoảng 7 mm có màu nâu đậm và có cánh.

Mức độ an toàn của lô hội như

Phân bố

Cây lô hội có nguồn gốc từ Bắc Phi. Sau đó, du nhập vào nước ta và được trồng nhiều ở các vùng Phan Thiết, Phan Rang và Phan Rí thuộc tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.

Bộ phận sử dụng

Phần gel và lớp thịt dày bên trong lá lô hội

Chế biến

Sử dụng nha đam tươi, gọt bỏ phần vỏ, làm sạch lớp nhựa mủ màu vàng rồi cắt thành khúc.

Thành phần hóa học

Lô hội có các thành phần hóa học chính như:
Các Monosaccharid và Polysaccharid bao gồm glucose, aldopentose, xylose, rhamnose, arabinose, cellulose, acemannan và mannose.
Axít béo chưa bão hoà và prostaglandin như acid gama linolenic
Enzym: Amilaza, oxydaza, lipaza, Allnilaza và Catalaza
Nhóm anthraglycoside như barbaloin, aloe Emodin, Aloinosit A, Aloezin, Aloectin, Aloinosit B, Anthranol, aloin, axít cinnamiaxít và hysophanic

Mức độ an toàn của lô hội như

II. Vị thuốc

Tác dụng dược lý

Theo y học, lô hội có nhiều tác dụng có ích đối với sức khỏe như:

Kháng khuẩn
Một vài nghiên cứu đã phát hiện các hoạt chất chứa trong nhựa lô hội có tính gây tê và kháng khuẩn. Vì vậy, có thể dùng chúng để thanh nhiệt, sát trùng và thông tiểu.

Chống viêm
Lô hội có tác dụng chống viêm nhờ chứa các hoạt chất như chromone C-glucosyl, axit salixylic và enzyme bradykinase. Theo nghiên cứu đăng tải vào năm 2004 trên tạp chí Alimentary Pharmacology and Therapeutics cho thấy, khoa học đã chứng minh nha đam có công dụng trong việc điều trị chứng viêm ruột. Hơn nữa, chúng còn giúp làm dịu các vết loét viêm kết tràng ở trường hợp bệnh nhẹ.

Nhuận tràng
Theo một số tài liệu ghi chép của danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác cho biết, lô hội có tác dụng nhuận gan, nhuận trường và điều kinh, giúp hỗ trợ điều trị bệnh táo bón.

Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường
Vào năm 2006, các nhà khoa học đã nghiên cứu và công bố trên tờ Biological and Pharmaceutical Bulletin về tác dụng điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 của gel nha đam nhờ hoạt chất phytosterol chứa trong nó. Và để khẳng định điều này, một nghiên cứu khác đăng tải trên tờ Saudi Pharmaceutical Journa cũng chỉ rõ, sau khi bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 bổ sung gel nha đam mỗi ngày, kết quả triệu chứng bệnh thuyên giảm đáng kể.

Làm lành vết thương
Theo nhiều nghiên cứu ở Nga và Mỹ vào năm 1930 đã cho thấy, phần gel và thịt của cây lô hội có tác dụng làm lành vết thương nhanh chóng.

Chữa viêm loét dạ dày
Nhờ thành phần aloectin B, nhựa tươi cây lô hội có tác dụng làm lành vết loét dạ dày. Người bệnh cứ vài giờ chỉ cần uống một muỗng canh nhựa tươi trong lúc bụng rỗng, giúp cải thiện bệnh.

Mức độ an toàn của lô hội như

Phòng ngừa sỏi niệu
Hoạt chất anthraquinon có trong lô hội có tác dụng kết hợp với các ion canxi trong đường tiểu, giúp chuyển hóa thành các hợp chất tan đường và tống khứ ra ngoài theo đường tiểu.

Làm sạch và bảo vệ da
Lô hội giàu hàm lượng vitamin và hoạt chất chống oxy hóa. Chính vì vậy, chúng có tác dụng rất tốt trong việc bảo vệ, cung cấp độ ẩm và giúp nuôi dưỡng da.
Ngoài các tác dụng nêu trên, lô hội còn được dùng với mục đích khác như:

  • Giảm cân
  • Chữa viêm xương khớp
  • Điều trị chứng động kinh, bệnh he suyễn
  • Chữa cảm lạnh
  • Các bệnh về mắt như tăng nhãn áp
  • Chữa viêm trong miệng
  • Điều trị tình trạng ngứa ngáy do bệnh vẩy nến, viêm da dầu, á sừng gây ra

Cách dùng và liều lượng

Lô hội thường dùng dưới dạng bôi ngoài da, nấu nước uống hoặc ăn sống. Tùy thuộc vào từng loại bệnh mà liều lượng dùng khác nhau.

Tác dụng phụ

Độc tố của nha đam tuy không gây chết người. Tuy nhiên, nếu sử dụng với liều lượng lớn trong thời gian dài có thể gây các biểu hiện như:
Phản ứng dị ứng
Đau dạ dày
Chuột tút
Tiêu chảy
Các vấn đề về thận
Giảm cân
Rối loạn tim
Kali thấp
Xuất hiện máu trong nước tiểu

Mức độ an toàn của lô hội như thế nào?

III. Các bài thuốc chữa bệnh từ lô hội

Các bài thuốc chữa bệnh từ lô hội như:

Điều trị xơ gan cổ trướng

Dùng một nắm lá nha đam, gọt bỏ vỏ. Sau đó, rửa sạch và cho vào máy xay sinh tố cùng với nửa lít mật ong nguyên chất. Uống nước nha đam và mật ong trước bữa ăn 15 phút. Mỗi ngày uống 3 lần và mỗi lần uống khoảng 20 ml. Uống liên tục cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm thì ngừng.

Chữa bệnh tiểu đường và cao huyết áp

Cách 1: Dùng 1 nắm lá lô hội, bỏ vỏ và phần gai hai bên, rửa sạch. Sau đó, nấu sôi để nguội. Cuối cùng cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn và lấy nước uống. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 1 muỗng. Nên nhớ uống trước khi ăn 15 phút.
Cách 2: Dùng 2 – 3 nhánh cây lô hội, gọt bỏ vỏ và rửa sạch. Sau đó, nấu sôi rồi uống và ăn cả phần thịt lá. Mỗi ngày uống 3 lần và mỗi lần uống 1 muỗng canh trước bữa ăn 15 phút.
Cách 3: Dùng 1 đến 2 lá lô hội đem gọt lấy phần thịt, rửa sạch và ăn sống. Tốt nhất nên ăn 3 lần mỗi ngày để cải thiện triệu chứng bệnh.
⇒ Lưu ý: Để dễ ăn hơn, người bị huyết áp mà không bị tiểu đường có thể ăn lô hội với đường phèn hoặc đường nguyên chất. Còn đối với người bị tiểu đường nhưng không bị cao huyết áp thì nên ăn với muối.

Trị mụn

Mỗi ngày dùng khoảng 200 gram lô hội tươi, gọt vỏ và rửa sạch. Sau đó, cắt thành từng miếng và thêm 2 muỗng mật ong cùng với 50 gram đường cát trắng và ăn.
Hoặc cũng có thể dùng 500 ml nước cốt nha đam trộn đều với 200 ml mật ong và để tủ lạnh dùng dần. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 3 muỗng canh trước khi ăn dùng. Ngoài ra cũng có thể dùng phần thịt nha đam trộn chung với nước vo gạo đã lắng và đắp lên mặt vào mỗi buổi tối.

Mức độ an toàn của lô hội như thế nào?

IV. Mức độ an toàn của lô hội như thế nào?

Đối với phụ nữ có thai và cho con bú

Độc tính của lô hội sử dụng theo đường uống không an toàn đối với phụ nữ có thai và cho con bú. Theo các báo cáo của các chuyên gia, việc tiêu thụ nha đam với liều lượng lớn có thể gây sảy thai hoặc sinh quái thai ở phụ nữ mang thai. Còn ở chị em đang cho con bú, chất độc có thể truyền sang con khiến trẻ bị ngộ độc.

Đối với trẻ em

Gel chiết xuất từ lô hội có thể an toàn đối với trẻ nếu sử dụng ngoài da. Tuy nhiên, cha mẹ nên thận trọng khi cho con dùng nha đam theo đường uống, đặc biệt là trẻ dưới 12 tuổi. Bởi trẻ có thể bị tiêu chảy, đau dạ dày.

Đối với người bệnh sắp phẫu thuật

Nha đam có thể can thiệp vào kiểm soát lượng đường trong máu trước và sau khi phẫu thuật, gây ảnh hưởng xấu đến quá trình phẫu thuật. Vì vậy, trước khi tiến hành mổ, bệnh nhân nên ngưng sử dụng lô hội trước đó hai tuần.

Người bị bệnh trĩ

Theo một số nghiên cứu, lô hội có thể khiến bệnh trĩ trở nên tồi tệ hơn

Bệnh nhân bị Crohn hoặc viêm loét đại tràng

Nhựa cây lô hội có tác dụng nhuận tràng và kích thích đường ruột. Vì vậy, chúng thường gây ảnh hưởng xấu ở những bệnh nhân bị viêm loét đại tràng hoặc mắc bệnh lý về đường ruột như bệnh Crohn.

Lô hội tương tác với những loại thuốc nào?

V. Lô hội tương tác với những loại thuốc nào?

Một số loại thuốc có thể tương tác với thành phần hóa học có trong lô hội như:
Digoxin (Lanoxin®)
Thuốc trị bệnh đái tháo đường, bao gồm glyburide (Glynase®, DiaBeta®, PresTab® và Micronase®), glipizide (Glucotrol®), insulin, tolbutamide (Orinase®) và pioglitazone (Actos®)
Sevoflurane (Ultane®)
Warfarin (Coumadin®)
Thuốc nhuận trường: Senna (Senokot®) hoặc bisacodyl (Dulcolax® và Correctol®)
Thuốc lợi tiểu như chlorthalidone (Thalitone®), hydrochlorothiazide (HydroDIURIL®, HCTZ® và Microzide®), chlorothiazide (Diuril®) và furosemide (Lasix®)

Phần gel và lớp thịt của lá lô hội chứa nhiều dưỡng chất mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng đối với sức khỏe. Bên cạnh đó, phần sử dụng này cũng khá an toàn với người dùng. Tuy nhiên, người bệnh cũng nên thận trọng khi dùng, bởi phần latex – chất màu vàng tồn tại bên dưới vỏ cây chứa chất độc gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM
0939714275
tiemthuocbacsaithanh

Thuocbacsaithanh

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
– KHA TỬ – DƯỢC LIỆU TỪ THIÊN NHIÊN
– HUYẾT KIỆT VÀ CÁC CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH