Đặc điểm thực vật
Sâm cao ly là một loại cây sống lâu năm cao khoảng 0,6m, phần rễ mọc thành củ to. Lá sâm mọc vòng với phần cuống dài. Lá kép có nhiều lá chét mọc thành hình tương đối giống với chân vịt. Lá chét có hình trứng, phần mép lá có răng cưa sâu.
Khi cây đủ từ 3 năm tuổi trở đi thì mới bắt đầu ra hoa và kết trái. Hoa xuất hiện vào mùa hè khoảng tháng 3 – 5. Cụm hoa có hình tán và mọc ở đầu cành. Hoa sâm cao ly có màu xanh nhạt, gồm 5 cánh, 5 nhị và bầu hạ 2 núm.
Quả mọng hơi dẹt to khoảng bằng hạt đậu xanh. Khi quả chín sẽ có màu đỏ tươi, mỗi quả có 2 hạt. Hạt của những cây sâm ở năm thứ 3 chưa tốt, khi cây được khoảng 4 – 5 năm tuổi mới có thể dùng hạt làm giống. Mùa quả rơi vào khoảng từ tháng 6 đến tháng 7.
Một số món ăn bồi bổ sức khỏe có sâm cao ly
Ngoaì dùng làm vị thuốc thì sâm cao ly còn được dùng làm nguyên liệu trong các món ăn bài thuốc bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe:
Nấu canh với hạt sen
- Chuẩn bị: 6g sâm cao ly, 20g hạt sen cùng 15g đường phèn.
- Thực hiện: Đem nấu sâm cùng với hạt sen cho chín rồi thêm đường phèn vào. Tiếp tục đun cách thủy trong vòng 1 giờ đồng hồ. Dùng tốt cho những người sau điều trị ăn uống kém hay suy nhược cơ thể.
Món sâm hầm thịt hươu
- Chuẩn bị: 3g sâm cao ly, 200g thịt hươu, 3g hoàng kỳ, 3g bạch thược, 3g bạch truật, 3g viễn chí, 3g thỏ ti tử, 3g phục linh, 3g sinh khương, 3g dâm dương hoắc, 3g hoài ngưu tất.
- Thực hiện: Thịt hươu đem thái lát, các vị thuốc còn lại đem gói thật kỹ trong túi vải xô. Tất cả cho vào nồi rồi thêm lượng nước vừa đủ. Đun đến khi thịt nhừ thì bỏ túi bã vị thuốc đi, nêm nếm gia vị cho vừa miệng. Dùng ăn trong ngày khi còn ấm nóng. Món ăn này phù hợp với những người suy nhược, tay chân yếu mỏi, da xanh nhợt, đau lưng mỏi gối, di tinh, liệt dương…
Món cháo sâm
- Chuẩn bị: 9g sâm cao ly, 150g kê, 15g hẹ cùng 1 lòng trắng trứng gà.
- Thực hiện: Đem hãm sâm lấy nước đặc để riêng ra. Nấu cháo kê cho chín nhừ rồi thêm lòng trắng trứng gà, nước sâm và hẹ và rồi khuấy đều. Chia làm 2 lần ăn trong ngày. Món ăn này dùng cho người bệnh tai biến mạch máu não, ăn kém, kích ứng vật vã.
Lưu ý khi dùng sâm cao ly
Sâm cao ly mặc dù có công dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên bạn cần thận trọng. Bởi nếu dùng sai cách hay không đúng mục đích sẽ rất dễ phát sinh những tác dụng phụ.
Cần lưu ý đến một số vấn đề sau khi sử dụng sâm cao ly để đảm bảo an toàn cho sức khỏe:
- Không dùng khi mắc bệnh sơ cảm mới phát, mới thổ huyết.
- Không dùng khi mắc chứng thực nhiệt.
- Tránh dùng chung với tạo giáp, lê lô hay ngũ linh chi.
- Khi dùng nhân sâm cần tránh ăn củ cải hay uống trà.
- Phụ nữ mang thai hay cho con bú không nên dùng.
- Không dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Những người có tiền sử bệnh tim mạch hay gặp vấn đề về huyết áp cũng không nên dùng.
Sâm cao ly mặc dù là dược liệu đại bổ dưỡng nhưng tuyệt đối không được lạm dụng bởi rất dễ phát sinh tác dụng phụ. Những thông tin về vị thuốc được bài viết trên đề cập tới chỉ có giá trị tham khảo. Trước khi dùng sâm cao ly nên trao đổi trước với bác sĩ để được tư vấn, nhất là khi dùng cho mục đích chữa bệnh.
LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:
0939 714 275
tiemthuocbacsaithanh
Thuocbacsaithanh
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Bài Viết Liên Quan
BÀI 1268 – Gừng: Vị thuốc, gia vị tốt cho dạ dày
Trong dân gian, Gừng là một vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa chữa chứng rối loạn [...]
Th10
BÀI 1267 – Bạn đã biết hết các tác dụng chữa bệnh của gừng?
Gừng (Zingiber officinale Rose.), họ gừng (Zigiberaceae) là cây thuốc nam được trồng hầu như [...]
Th10
BÀI 1266 – 9 tác dụng của atiso và lưu ý khi sử dụng để an toàn cho sức khỏe
Atiso được từ xưa đã được nhiều người tin dùng vì không những thơm ngon [...]
Th10