BÀI 643 – Trường hợp cần phải lưu ý trước khi sử dụng Nhân Sâm

Được ưa chuộng từ thời vua chúa, nhân sâm đã được chứng minh là loại thảo dược quý và có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, việc dùng nhân sâm tùy tiện, không đúng cách sẽ mang lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, thậm chí gây ảnh hưởng đến tính mạng. Dưới đây là 5 đối tượng không nên dùng nhân sâm, các bạn có thể tham khảo.

Những người không nên dùng nhân sâm

  1. Người bị viêm loét dạ dày, ruột cấp tính

Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày dùng được nhân sâm. Vì sâm có tính hàn sẽ khiến vết thương khó lành, gây chảy máu, đau loét, khiến bệnh trầm trọng hơn. Khi dịch vị axit tiết ra quá nhiều sẽ gây viêm và hình thành những vết loét trong dạ dày. Việc này khiến khí trong dạ dày bị trì trệ dẫn đến máu huyết bị rối loạn đường đi. Do đó người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn tại dạ dày, buồn nôn và xuất huyết dạ dày. Khi người bệnh dùng nhân sâm, khí sẽ được sản sinh nhiều hơn làm máu huyết hưng vượng dẫn đến chảy máu tại chỗ nhiều hơn.

Hình ảnh: Người bị viêm loét dạ dày, ruột cấp tính  
  1. Phụ nữ đang mang thai và cho con bú

Các thành phần trong nhân sâm có thể qua tuần hoàn huyết dịch sang thai nhi, có thể gây khó sinh hoặc gây dị tật cho thai nhi. Khi mang thai, thai phụ sử dụng nhân sâm có thể gây ra các tác dụng phụ như: tiêu chảy, khó ngủ, ra máu âm đạo, thay đổi huyết áp, tim đập nhanh. Ngoài ra, nhân sâm còn kích thích sự phát dục của tuyến sinh dục, gây dậy thì sớm.

Hình ảnh: Phụ nữ đang mang thai và cho con bú
  1. Người bị thương phong, cảm mạo, phát sốt

Đối với bệnh nhân bị thương phong, cảm mạo, phát sốt không nên dùng nhân sâm bởi nhân sâm có tác dụng bổ khí, có thể làm người bệnh ngoại tà trệ lưu trong cơ thể không thể phát tiết ra ngoài được, điều này có thể khiến bệnh trầm trọng và kéo dài hơn.

Hình ảnh: Người bị thương phong, cảm mạo, phát sốt
  1. Bệnh nhân bị bệnh gan mật cấp tính

Bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến gan mật được khuyến cáo không nên sử dụng nhân sâm bởi nhân sâm sẽ làm cho khí trệ uất kết và khiến bệnh trở nặng hơn.

Hình ảnh: Bệnh nhân bị bệnh gan mật cấp tính
  1. Người bị giãn phế quản, ho ra máu

Bệnh nhân bị giãn phế quản, ho ra máu, có triệu chứng sốt nhẹ, xuất huyết, đây là lúc âm hư hỏa vượng, phế âm suy nhược. Sử dụng nhân sâm lúc này sẽ càng làm tổn thương phế âm và làm hỏa vượng thêm, làm nặng hơn tình trạng nôn ra máu.

Hình ảnh: Người bị giãn phế quản, ho ra máu

Nhân sâm tuy là vị thuốc quý, mang đến nhiều công năng vượt trội cho sức khỏe nhưng nếu không tìm hiểu rõ về dược tính, sử dụng không đúng cách, không đúng thời điểm sẽ khiến bệnh trở nặng, gây nguy hiểm cho người bệnh.

LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM
0939714275
tiemthuocbacsaithanh

Thuocbacsaithanh

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
– KHA TỬ – DƯỢC LIỆU TỪ THIÊN NHIÊN
– HUYẾT KIỆT VÀ CÁC CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH