BÀI 568 – Bùm bụp và những bài thuốc chữa bệnh

Bùm bụp còn được gọi là Bùng bục, Bục bục, Bông bét, cây lá ngõa kok po hou. Dược liệu thường được dùng trong điều trị viêm gan mãn tính, sa tử cung và trực tràng, sưng gan lá lách, viêm ruột tiêu chảy. Ngoài ra dược liệu còn có tác dụng điều trị phù thũng khi mang thai, bệnh huyết trắng.

Tác dụng dược lý

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

Rễ Bùm bụp có tác dụng điều trị sưng gan lá lách, viêm gan mạn tính, sa tử cung và trực tràng, viêm ruột tiêu chảy, phùng thũng khi mang thai, huyết trắng.

Một vài nơi như Hà Tĩnh, Nghệ An và Lào dùng hạt ép lấy dầu để thắp.

Ở Trung Quốc, người ta dùng vỏ thân Bùm bụp để sát trùng, điều trị nôn mửa, nấu dược liệu thành cao dán lên mụn nhọn có tác dụng làm giảm nung mủ và thúc đẩy quá trình lên da non. Ngoài ra, người ta còn dùng dược liệu để điều trị bệnh viêm gan, chữa loét tá tràng, đau dạ dày, kích thích và tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa.

Theo Y học cổ truyền

Rễ dược liệu có tác dụng bổ vị tràng, giúp hoạt huyết, thu liễm.

Lá dược liệu có tác dụng cầm máu và tiêu viêm.

Tính vị

Dược liệu Bùm bụp có vị chát và hơi đắng, tính bình.

Qui kinh

Chưa có thông tin cụ thể.

Liều lượng và cách dùng

Liều lượng

Dùng 15 – 30 gram/ngày.

Cách dùng

Dùng tươi hoặc phơi khô sắc thành nước uống, nấu thành cao, nấu thành bột để dùng ngoài hoặc làm hoàn.

Lá tươi giã đắp điều trị các bệnh về da.

Bài thuốc

Dựa vào thành phần hóa học, tác dụng dược lý và các đặc tính của Bùm bụp, dược liệu được góp mặt trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Gồm:

  • Bài thuốc từ Bùm bụp điều trị sưng gan lách, viêm gan mạng tính: Dùng 15 gram rễ dược liệu, 30 gram rễ muỗng truồng, 30 gram rễ sim. Mang tất cả vị thuốc rửa sạch và phơi khô. Cho các vị thuốc vào nồi. Rót thêm 800ml nước lọc. Thực hiện sắc thuốc. Khi trong nồi thuốc chỉ còn lại 300ml nước. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước thuốc. Uống ngay khi còn ấm. Có thể chia thuốc thành 2 lần sử dụng trong ngày. Sử dụng 1 thang/ngày. Áp dụng bài thuốc cho đến khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Bài thuốc từ Bùm bụp điều trị sa tử cung và trực tràng: Dùng 30 gram rễ dược liệu và 15 gram rễ kim anh. Sau khi rửa sạch, mang các vị thuốc phơi khô. Cho các vị thuốc vào nồi cùng với 600ml nước lọc. Thực hiện sắc thuốc cùng với lửa nhỏ cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi chỉ còn lại 200ml. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước thuốc. Uống ngay khi còn ấm. Có thể chia thuốc thành 2 lần sử dụng trong ngày. Sử dụng 1 thang/ngày. Áp dụng bài thuốc từ 5 – 7 ngày sẽ nhận thấy bệnh tình thuyên giảm đáng kể.
  • Bài thuốc từ Bùm bụp điều trị băng huyết sau khi sinh: Dùng 15 gram vỏ thân khô Bùng bục, 12 gram cành lá chua ngút, 15 gram rễ vú bò, 15 gram thân cây lấu. Mang tất cả vị thuốc rửa sạch. Cho các vị thuốc vào nồi. Rót thêm 800ml nước lọc. Thực hiện sắc thuốc cùng với lửa nhỏ trong 30 phút. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước thuốc. Uống ngay khi còn ấm. Có thể chia thuốc thành nhiều lần sử dụng trong ngày. Sử dụng 1 thang/ngày. Áp dụng bài thuốc cho đến khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Bài thuốc từ Bùm bụp giúp lợi tiểu, thanh nhiệt cơ thể: Mang 20 – 30 gram rễ dược liệu rửa sạch. Cho dược liệu vào nồi cùng với 500ml nước lọc. Thực hiện sắc thuốc cùng với lửa nhỏ cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi chỉ còn lại 100ml. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước thuốc. Uống ngay khi còn ấm. Sử dụng 1 thang/ngày.
  • Bài thuốc từ Bùm bụp điều trị nước tiểu đục: Dùng 15 gram rễ dược liệu, 16 gram phổ phục linh, 12 gram phục thần (phục linh). Mang tất cả vị thuốc rửa sạch và cho các vị thuốc vào nồi. Rót thêm 600ml nước lọc. Thực hiện sắc thuốc. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước thuốc. Chia thuốc thành 2 lần sử dụng trong ngày. Uống ngay khi còn ấm. Sử dụng 1 thang/ngày. Áp dụng bài thuốc từ 7 – 10 ngày.
  • Bài thuốc từ Bùm bụp điều trị sa tử cung: Dùng 40 gram rễ dược liệu, 40 gram trái kim anh, 40 gram vú bò lá xẻ, 20 gram đảng sâm, 20 gram rễ thầu dầu. Mang tất cả vị thuốc rửa sạch và loại bỏ tạp chất. Cho các vị thuốc vào nồi cùng với 1 lít nước lọc. Thực hiện sắc thuốc cùng với lửa nhỏ cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi chỉ còn lại một nửa. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước thuốc. Chia thuốc thành nhiều lần sử dụng trong ngày. Uống ngay khi còn ấm. Sử dụng 1 thang/ngày. Áp dụng bài thuốc từ 5 – 7 ngày sẽ nhận thấy bệnh tình thuyên giảm đáng kể.
  • Bài thuốc từ Bùm bụp điều trị lở loét miệng: Dùng 1 nắm lá dược liệu rửa sạch. Cho dược liệu cùng với 500ml nước lọc vào nồi. Thực hiện sắc thuốc cùng với lửa nhỏ cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi chỉ còn lại 200ml. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước. Dùng nước này để ngậm và súc miệng. Dùng thêm bông tăm thấm vào thuốc và thoa vào những vị trí đang bị loét. Thực hiện từ 3 – 4 lần/ngày. Để bệnh tình mau chóng thuyên giảm, người bệnh cần kiên trì sử dụng bài thuốc liên tục từ 3 – 5 ngày.
  • Bài thuốc từ Bùm bụp điều trị vết thương sưng đau: Mang lá dược liệu rửa sạch với nước muối. Cho dược liệu vào cối và thực hiện giã nát. Sau khi vệ sinh vùng da bệnh sạch sẽ, đắp thuốc vào những vị trí đang bị sưng, đau và có vết thương. Dùng gạc băng cố định. Thực hiện 1 lần/ngày.
  • Bài thuốc từ Bùm bụp điều trị vết thương do rắn cắn: Mang lá dược liệu rửa sạch với nước muối. Cho dược liệu vào cối và thực hiện giã nát hoặc cho vào miệng và nhai nhuyễn. Đắp thuốc vào những vào vết thương do rắn cắt. Dùng gạc băng cố định.
  • Bài thuốc từ Bùm bụp giúp cầm máu: Dùng lá dược liệu tươi vò nát. Đắp thuốc vào vết thương. Dùng gạc băng cố định cho đến khi vết thương không bị chảy máu.
  • Bài thuốc từ Bùm bụp giúp phòng ngừa ôn dịch: Dùng dược liệu và dây mảnh bát (Bát bát) với liều lượng bằng nhau. Mang tất cả vị thuốc rửa sạch và loại bỏ tạp chất. Cho các vị thuốc vào nồi cùng với 500ml nước lọc. Thực hiện sắc thuốc cùng với lửa nhỏ cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi chỉ còn lại 200ml. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước thuốc. Chia thuốc thành nhiều lần sử dụng trong ngày. Uống ngay khi còn ấm. Sử dụng 1 thang/ngày.
Bài thuốc chữa bệnh từ Bùm bụp

Lưu ý

  • Trước khi sử dụng những bài thuốc chữa bệnh, đặc biệt là những bài thuốc dùng Bùm bụp tươi, người bệnh nên ngâm và rửa sạch dược liệu cùng với nước muối pha loãng. Điều này sẽ giúp bạn điều trị tốt vết thương và bệnh lý. Đồng thời phòng ngừa xuất hiện tình trạng nhiễm khuẩn da dẫn đến bội nhiễm.
  • Cây Bùm bụp và cây khôi tía rất dễ bị nhầm lẫn. Bởi cả hai loại cây này đều có các lá được bao phủ bởi một lớp lông mịn. Tuy nhiên, lá của cây khôi tía dài hơn và thuôn hơn. Mặt dưới của lá khôi tía có màu tía. Mặt dưới của lá Bùm bụp có màu trắng bạc.

Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa Y học cổ truyền về liều lượng và cách sử dụng dược liệu trước khi đưa những bài thuốc vào quá trình điều trị. Đồng thời trao đổi với bác sĩ về khả năng chữa bệnh và mức độ an toàn của Bùm bụp nếu có ý định dùng thuốc.

LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:
0939714275
tiemthuocbacsaithanh

Thuocbacsaithanh

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
 CỬU KHỔNG (THẠCH QUYẾT MINH) – THUỐC QUÝ TỪ BIỂN CẢ
– ĐẠI HỒI – THUỐC HAY TỪ GIAN BẾP

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *