Theo y học cổ truyền, dược liệu Cốt khí muồng có vị đắng, tính bình, hơi có độc. Hạt thanh nhiệt, làm sáng mắt, tiêu viêm, làm dễ tiêu hoá, nhuận tràng. Lá và thân tiêu viêm, giải độc. Rễ khư phong thấp. Hạt được dùng trị: Huyết áp cao, đau đầu, gan nóng đau mắt; Táo bón thường xuyên, lỵ, đau dạ dày, ăn uống khó tiêu; Viêm ruột cam tích.
Tên khác
Tên thường gọi: Vọng giang nam, cốt khí muồng, dương giác đậu, giang nam đầu, thảo quyết minh, sơn lục đậu, dã biển đậu, muồng hòe, muống lá khế, kim đậu tử, kim hoa báo tử, phượng hoàng hoa thảo, lê trà, đại dương giác thái, đầu vựng thái, sơn cà phê, muồng tây
Tên khoa học: Cassia occodentalis L.
Họ khoa học: họ vang Caesalpniaceae.
Lưu ý: cần phân biệt với hạt muồng, thảo quyết minh, đậu ma, giả lục đậu, giả hoa sinh, lạc giời. (Tên khoa học Cassia tora L)
Cây vọng giang nam
Mô tả:
Vọng giang nam là một cây thuốc quý, dạng cây nhỏ cao 0.6-1m, thân phía dưới hóa gỗ. Toàn thân nhẵn, không có lông, lá mọc so le, kép lông chim chẵn, lá chét 4-9cm, mọc đối, hình trứng thuôn, không cuống, phiến lá lệch ở phía cuống, toàn lá dài 20cm.
Hoa ở kẽ lá hay đầu cành, màu vàng nhạt, mọc thành chùm.
Quả giáp, dài 6-10cm, rộng tới 7mm, hơi hình cung, giữa các hạt hẹp lại làm cho quả trông có dáng gồm rất nhiều đốt nối nhau. Hạt dẹt hình trứng dài 4mm, rộng 3mm, xếp chồng lên nhau theo chiều dọc. Vỏ cứng nhẵn bóng.
Phân bố:
Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Phúc Kiến, Hà Bắc v.v… tại đây có nơi trồng để làm thuốc), Ấn Độ, Braxin (Nam Mỹ) cũng có.
Cây mọc hoang khắp nơi tại việt nam. Người ta dùng toàn bộ cây, hay chỉ hái lá, hái hạt về phơi khô. Ở Việt Nam ta chưa chú ý khai thác loài này.
Người ta dùng toàn cân, hay chỉ hai lá, hái hạt về phơi khô.
Thành phần hóa học:
Trong cây có các hợp chất anthraquinon. flavonoit và chất nhầy; còn có một albumin độc. Trong hạt có physcion, physcion -l- glucosid, 1,8-dihydroxy-2-methyl anthraquinon và N-methylmorpholin. Trong lá có rất ít oxymethyl anthraquinon. Hoa chứa physcion, emodin, physcion-l-glucosid. Trong rễ có chrysophanol, physcion, emodin, islamdicin, helminthosporin. Từ lá đã phân lập được 2 flavonoit. Trong hạt có 36% chất nhầy thuộc loại galactomannon.
Tác dụng dược lý
Đang tiếp tục cập nhật
Vị thuốc vọng giang nam
Tính vị
Vọng giang nam có vị mặn, tính bình, có độc. Tác dụng thanh can, ích thận, khử phong, sáng mắt, nhuận tràng, thông tiện. Dùng chữa thong manh có màng, mắt đỏ, nhiều nước mắt, đầu nhức, đại tiện táo bón. Người ỉa lỏng không dùng được.
Hạt thanh nhiệt, làm sáng mắt, tiêu viêm, làm dễ tiêu hoá, nhuận tràng.
Lá và thân tiêu viêm, giải độc.
Rễ khư phong thấp.
Quy kinh
Vào kinh can, thận
Công dụng:
Chữa táo bón, đầy bụng, ăn không tiêu.
Cách dùng – liều dùng:
Dùng 10-20g/ngày (sao vàng), dạng thuốc sắc.
Tác dụng chữa bệnh của vị thuốc vọng giang nam
Chữa huyết áp cao, đau đầu, táo bón:
Dùng hạt vọng giang nam 15-30g rang và xay, nấu nước uống.
Chữa đau đầu kéo dài
Lấy 30g lá vọng giang nam, 240g thịt lợn nạc, thêm muối, nấu ăn như canh.
Kiêng kỵ
Người tiêu chảy không dùng
Phụ nữ có mang không nên dùng.
LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:
0939714275
tiemthuocbacsaithanh
Thuocbacsaithanh
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
– CỬU KHỔNG (THẠCH QUYẾT MINH) – THUỐC QUÝ TỪ BIỂN CẢ
– ĐẠI HỒI – THUỐC HAY TỪ GIAN BẾP
Bài Viết Liên Quan
BÀI 1268 – Gừng: Vị thuốc, gia vị tốt cho dạ dày
Trong dân gian, Gừng là một vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa chữa chứng rối loạn [...]
Th10
BÀI 1267 – Bạn đã biết hết các tác dụng chữa bệnh của gừng?
Gừng (Zingiber officinale Rose.), họ gừng (Zigiberaceae) là cây thuốc nam được trồng hầu như [...]
Th10
BÀI 1266 – 9 tác dụng của atiso và lưu ý khi sử dụng để an toàn cho sức khỏe
Atiso được từ xưa đã được nhiều người tin dùng vì không những thơm ngon [...]
Th10