Dây chặc chiều hay còn gọi với nhiều tên khác như dây chiều, U trặc chìu, Tích điệp đằng. Đây là cây quen thuộc với người dân nhưng ít người biết cây có thể dùng chữa bệnh. Từ lâu, dây chiều đã được dùng chữa thông tiểu, phù thận, phù gan, sốt, tẩy máu.
Tên gọi khác: Dây chiều, U trặc chìu, Tích điệp đằng, Dây tứ giác, Chạc chìu (Tày), Chong co (Thái), Dạt lồng nhây (Dao)
Tên khoa học: Tetracera sarmentosa Vakl
Thuộc họ: Sổ (Dilleniaceae)
Thông tin, mô tả cây chặc chìu
Mô tả thực vật
- Dây trườn, thân màu nâu, cành mềm dài, cánh non có lông nhám. Lá mọc so le, phiến hình bầu dục, không dài hơn 10cm, cũng rất nhám, mép khía răng. Chuỳ hoa to, ở nách lá hay ở ngọn cành. Hoa có 5 lá đài, 5 cánh hoa màu trắng, mau rụng, nhiều nhị và bầu 1 lá noãn. Quả đại có lông, chứa 1-2 hạt, có áo hạt có rìa, màu đỏ.
- Mùa hoa quả: Tháng 7-9
- Tránh nhầm với dây tứ giác (Tetracera indica) có lá nhẵn.
Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến
- Cây thường gặp ở các rừng tu bổ, các đồi ven rừng, ven suối khắp nước ta, tới độ cao 1000m.
- Dây chiều thuộc loại cây ưa sáng và chịu hạn, mọc ở rừng thứ sinh, rừng thưa, ven rừng núi đá vôi hoặc đồi cây bụi. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm. Xung quanh gốc cây mẹ có các cây con mọc từ hạt. Dây chiều là đối tượng chặt bỏ khi tu bổ rừng, song phần còn lại vẫn có khả năng tái sinh cây chồi mới.
- Chặt lấy phần gần gốc, những đoạn có u, dùng làm thuốc. Rễ thu hái quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, dùng tươi hoặc tẩm rượu sao vàng.
Bộ phận dùng: Thân
Thu hái: Quanh năm.
Chế biến: Cắt về thái mỏng phơi khô sắc uống hay sao vàng rồi sắc uống
Tính vị, quy kinh, bảo quản
Tính vị, quy kinh: Chưa có nghiên cứu
Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát
Thành phần hoá học
Chưa thấy tài liệu nghiên cứu
Tác dụng dược lý của dây chặc chìu
Nhân dân miền Trung và Campuchia thường dùng dây này phối hợp với nhiều vị thuốc khác sắc uống làm thuốc thông tiểu chữa phù thận hay phù gan.
Các bài thuốc chữa bệnh từ dây chặc chìu
Bài thuốc chữa thông tiểu, phù thận, phù gan
Ngày dùng 20-30g dạng thuốc sắc.
Bài thuốc chữa sốt, thuốc bổ và thuốc tẩy máu từ dây chặc chìu
Lấy thân dây sắc nước uống mỗi ngày.
Trên đây là những thông tin và bài thuốc chữa bệnh từ dây chặc chìu. Có thể nói, đây là quen thuộc với người dân nhưng còn ít người biết rằng, cây còn có thể dùng chữa bệnh. Tuy nhiên, các bài thuốc này chỉ mang tính chất tham khảo, tốt nhất người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ.
Bài thuốc có dây chiều:
- Chữa phụ nữ tích huyết, báng máu, u xơ hay gan lách sưng cứng; dùng u chạc chìu, Ngải máu đều 20g, Xạ can, Hồi, đều mỗi vị 12g, sắc uống.
- Chữa phong thấp, gân xương đau nhức hay chân gối sưng đau: Dây chiều, Huyết giác, Cỏ xước hay Ngưu tất, Tổ rồng, Tầm xuân, Kim cang, Dây đau xương, Dây chìa vôi (ngâm nước vo gạo 1 đêm) sao vàng, mỗi vị 15-20g, sắc uống. Hoặc dùng Dây chiều phối hợp với Dây gắm, Thổ phục linh, Cà gai leo, Dây đau xương, Ngũ gia bì.
- Chữa nam di tinh, nữ bạch đới: Dây chiều, rễ Bươm bướm, Bạc san, Cẩu tích, mỗi vị 20g, sắc uống.
- Dân gian vùng núi miền Bắc còn dùng rễ sắc uống chữa kiết lỵ, đau bụng, lở loét chảy nước vàng, đi ngoài ra máu. Còn phối hợp với rễ cây Ngộ độc dùng chữa tắc kinh. Dịch của dây dùng chữa đau mắt và chữa rắn cắn.
- Chữa cổ trướng:
Dây chiều 40g, rễ ngấy hương 20g, rễ xấu hổ 20g, hy thiêm 20g, cây sả 20g, râu ngô 10g. Sắc uống trong ngày, dùng từ 7-10 ngày. Khi uống thuốc có thể bị nôn nao, mệt nhưng nằm nghỉ một lát là hết.
LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM
0939714275
tiemthuocbacsaithanh
Thuocbacsaithanh
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
– NGHỆ ĐEN – VỊ THUỐC QUÝ TRONG ĐÔNG Y
– LỢI ÍCH KHI DÙNG NƯỚC CHANH
Bài Viết Liên Quan
BÀI 1268 – Gừng: Vị thuốc, gia vị tốt cho dạ dày
Trong dân gian, Gừng là một vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa chữa chứng rối loạn [...]
Th10
BÀI 1267 – Bạn đã biết hết các tác dụng chữa bệnh của gừng?
Gừng (Zingiber officinale Rose.), họ gừng (Zigiberaceae) là cây thuốc nam được trồng hầu như [...]
Th10
BÀI 1266 – 9 tác dụng của atiso và lưu ý khi sử dụng để an toàn cho sức khỏe
Atiso được từ xưa đã được nhiều người tin dùng vì không những thơm ngon [...]
Th10