Cỏ gà là loại cỏ gây mệt mỏi cho nhà nông vì mọc lan rất mạnh và khó diệt. Thế nhưng, với các loại gia súc thì đây lại là một loại cỏ ngon và nếu trồng để làm nền cho sân vận động thì cỏ gà cũng là một loại rất phù hợp. Ngoài ra, nó còn có một công dụng nữa, đó là làm thuốc.
Tên khác
Tên thường dùng: Cỏ gà, Cỏ chỉ, cỏ ống, cỏ Bermuda (Mỹ), cỏ giường (green couch- Australia), cỏ “dhoub” (Bangladesh), cỏ Bahama (Nam Phi), hierba-fina (Cuba),Peru gọi là gramilla blanca
Tên khoa học: – Cynodon dactylon (L.) Pers
Họ khoa học: thuộc họ Lúa – Poaceae.
Cây cỏ gà
Mô tả:
Cỏ gà là cây thuốc nam quý, Cỏ sống dai nhờ thân rễ ngắn. Thân rễ bò dài ở gốc, thẳng đứng ở ngọn, cứng, có từ 8 đến 40 cọng, có khi cao tới 90 cm. Cỏ gà bò chằng chịt vào nhau thành thảm cỏ dày đặc.
Lá phẳng hình dài hẹp, nhọn đầu, màu vàng lục, mềm, nhẵn hoặc có lông, mép hơi ráp. Lá có thể thay đổi màu sắc từ xanh đậm sang xanh nhạt, trắng khi thời tiết biến đổi.
Cụm hoa thường dài từ 3 đến 6 cm gồm từ 3 đến 7 bông con (hiếm gặp hơn là 2 bông) dài khoảng 2-3 mm xếp hình ngón, đơn, mảnh. Các ngón hoa thường tạo thành một vòng nhưng cá biệt có thể thành 2 vòng với 10 cụm hoa. Quả thóc, hình thoi thường dẹt, không có rãnh.
Bộ phận dùng:
Thân rễ hoặc toàn cây – Rhizoma et Herba Cynodonis.
Nơi sống và thu hái:
Cây phổ biến khắp thế giới.
Ở nước ta cây mọc hoang khắp nơi, thường gặp nơi ẩm thấp, trong các vườn, hay các triền đê.
Thu hái, chế biến:
Ðào cây, cắt lấy thân rễ, rửa sạch đất cát, phơi hay sấy khô.
Thành phần hoá học:
Thân rễ Cỏ gà chứa một chất kết tinh (cynodin) có thể là asparagin, còn có tinh bột, đường, các muối kali. Trong lá có vitamin C (64mg/100g lá tươi).
Tác dụng dược lý:
Cỏ gà, cỏ chỉ có tác dụng chữa:
– Đau ngực
– Làm bớt đau
– Chất làm se thắt
– Cầm máu
– Nhuận trường
Vị thuốc cỏ gà
Tính vị, tác dụng:
Cỏ gà có vị ngọt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng lợi tiểu, giải độc, lọc máu, giải nhiệt, giải khát, tiêu đờm.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:
Các bệnh nhiễm trùng và sốt rét;
Các trường hợp rối loạn tiết niệu, viêm thận và bàng quang, vàng da, sỏi thận, sỏi gan, sỏi mật;
Thấp khớp, thống phong:
Phụ nữ kinh nguyệt không đều
Trẻ em sốt cao, tiểu ít hay bí đái;
Viêm mô tế bào
Rắn cắn.
Liều dùng:
Dùng toàn cây hay thân rễ sắc uống; lấy 20g cho vào 1 lít nước sắc kỹ, ngày uống 2 chén, liên tục trong 3 – 4 ngày.
Nếu hãm uống, dùng 20g rễ hãm 1 phút trong 1 lít nước đun sôi, loại bỏ nước này, bóc vỏ thân rễ đi rồi lại cho vào 1 lít nước khác đun sôi trong 10 phút, có thể thêm 1 nắm Cam thảo. 1 nắm Bạc hà, 1 quả Chanh, mỗi ngày uống 2 chén. Có thể dùng dịch tươi.
Ðể trị rắn cắn, dùng thân rễ nhai nuốt nước, lấy bã đắp vào chỗ bị cắn
Ứng dụng lâm sàng của cỏ gà
– Thuốc lợi tiểu:
Cỏ chỉ 20g, sắc trong 1.000ml chia nước này uống nhiều lần trong ngày. Có thể nấu thành dạng cao lỏng pha trong nước với tỷ lệ 20% (tức 20g trong 1.000ml nước.
– Hỗ trợ chữa bệnh trĩ:
Hằng ngày lấy cỏ chỉ rửa sạch ép lấy nước cốt uống, ngày 2 lần, mỗi lần 12ml.
– Chữa tiểu đường (đái tháo đường):
Dùng cỏ gà 50g, đường phèn; sắc nước uống thay trà trong ngày.
– Chữa sỏi tiết niệu:
Dùng cỏ gà 30-50g; sắc nước uống thay trà trong ngày. Có thể phối hợp thêm với thòng bong (bòng bong), kim tiền thảo, xa tiền thảo (mã đề) – mỗi vị 10g; cùng sắc uống.
– Chữa cảm nóng, ỉa chảy, nôn mửa:
Dùng cỏ gà 50-60g, đường phèn; sắc nước uống thay trà trong ngày.
LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:
0939 714 275
tiemthuocbacsaithanh
Thuocbacsaithanh
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Bài Viết Liên Quan
BÀI 1268 – Gừng: Vị thuốc, gia vị tốt cho dạ dày
Trong dân gian, Gừng là một vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa chữa chứng rối loạn [...]
Th10
BÀI 1267 – Bạn đã biết hết các tác dụng chữa bệnh của gừng?
Gừng (Zingiber officinale Rose.), họ gừng (Zigiberaceae) là cây thuốc nam được trồng hầu như [...]
Th10
BÀI 1266 – 9 tác dụng của atiso và lưu ý khi sử dụng để an toàn cho sức khỏe
Atiso được từ xưa đã được nhiều người tin dùng vì không những thơm ngon [...]
Th10