Chẹo tía là cây được trồng nhiều ở vùng rừng núi Việt Nam. Ngày nay ngoài trồng rừng, chẹo tía còn được trồng làm cây cảnh, cây bóng mát trong công viên hoặc ven đường phố, khuôn viên trường học, bệnh viện, mang không khí trong lành, cải thiện ô nhiễm.
Tên khác
– Tên phổ thông: Chẹo tía
– Tên khác: Chẹo, Hoàng khởi, Peo, Nhân khởi, cây Cơi
– Tên khoa học: Engelhardtia roxburghiana Wall
– Họ thực vật: Juglandaceae (họ Hồ đào)
– Phân bố: Cây chẹo tía mọc hoang khắp các vùng rừng núi Việt Nam ở cả Trung Bộ và Bấc Bộ. Ngoài ra nó còn mọc nhiều ở Malaixia, Lào, miền Tây nam Trung Quốc.
Cây Chẹo Tía
( Mô tả, hình ảnh cây chẹo, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ….)
Mô tả Cây Chẹo Tía:
– Cây cao khoảng từ 6- 8m, nếu sống trong điều kiện thích hợp thì có thể cao tới gần 10m
– Đây là cây có gỗ lớn, có nhiều cành non có lông sát
– Lá kép lông chim nhẵn, thường gồm 2-5 đôi lá chét hình ngọn giáo, dài từ 5-15mm. Mặt trên lá có màu xanh đậm, mặt dưới màu nhạt hơn.
– Hoa cái thỉnh thoảng có cuống, bầu có 4 đầu nhụy, không có vòi. Hoa đực mọc thành hình đuôi sóc, tụ thành chùy, hoa đực hầu như không cuống, bao hoa có 4 thùy 10 nhị.
– Quà chẹo tía mọc thành bống dài khoảng 25cm
– Hạt được bao bọc bởi lá bắc có 3 thùy
Cây chẹo thuộc cây ưa sáng, chịu được điều kiện thời tiết hanh khô. Cây phù hợp ở những vùng khí hậu 2 mùa mưa và khô. Tốc độ sinh trưởng của cây khá nhanh, ưa đất thoát nước. Mọc trên nhiều loại đất: đất xám, đất đỏ bazan và chịu được điều kiện đất khô xấu. Cây được nhân giống bằng hạt hay được tái sinh bằng chồi.
Phân bố Cây Chẹo Tía:
– Cây chẹo tía mọc hoang nhiều trong rừng trung du miền núi phía Bắc từ Bắc Thái, Hà Bắc, Hà Tây qua Nghệ An tới Quảng Trị, Quảng Nam, Đà Nẵng, Kontum. Một số còn phân bố ở Lào và phía Tây Nam Trung Quốc.
– Chẹo thuộc cây ưa sáng, chịu được điều kiện hanh khô, phù hợp ở những vùng khí hậu 2 mùa mưa và khô rõ rệt
– Tốc độ sinh trưởng của cây khá nhanh
– Cây ưa đất thoát nước, mọc trên nhiều loại đất như đất xám, đất đỏ bazan, chịu được điều kiện đất khô xấu.
– Cây chẹo tía được nhân giống bằng hạt hoặc được tái sinh bằng chồi.
Vị thuốc Cây Chẹo Tía
Tính vị quy kinh
Đang cập nhật
Tag: cay cheo, vi thuoc cheo, cong dung cheo, Hinh anh cay cheo, Tac dung cheo, Thuoc nam
Thành phần hóa học:
Chỉ mới biết lá và vỏ có chất độc đối với cá.
Công dụng
– Loại cây này được trồng làm cây cảnh, cây bóng mát trong công viên hoặc ven đường phố, khuôn viên trường học, bệnh viện, mang không khí trong lành, cải thiện ô nhiễm. Cụ thể:
+ Cây chẹo tía thường được chọn để sử dụng làm cây xanh đô thị, cây tiểu cảnh sân vườn, cây trang trí đường phố,…
+ Cây có vóc dáng cao, vòm lá rậm rất thích hợp để làm cây công trình cho bóng mát
+ Ngoài ra cây thường được đặt trồng trên các vỉa hè đường phố, làm cây bóng mát sân vườn,…
– Rễ cây có vi sinh vật cộng sinh có khả năng cố định đạm cải tạo đất
– Người dân một vài vùng đã dùng vỏ và lá cây chẹo tía giã nát cho vào nước suối đã ngăn để duốc cá
– Cây chẹo tía là một vị thuốc Nam quý, được sử dụng rộng rãi trong Y học cổ truyền.
LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:
0939 714 275
tiemthuocbacsaithanh
Thuocbacsaithanh
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Cách sử dụng Cây mật gấu
Mẹo dùng cây mật gấu chữa thoái hóa đốt sống cổ
Bài Viết Liên Quan
BÀI 1268 – Gừng: Vị thuốc, gia vị tốt cho dạ dày
Trong dân gian, Gừng là một vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa chữa chứng rối loạn [...]
Th10
BÀI 1267 – Bạn đã biết hết các tác dụng chữa bệnh của gừng?
Gừng (Zingiber officinale Rose.), họ gừng (Zigiberaceae) là cây thuốc nam được trồng hầu như [...]
Th10
BÀI 1266 – 9 tác dụng của atiso và lưu ý khi sử dụng để an toàn cho sức khỏe
Atiso được từ xưa đã được nhiều người tin dùng vì không những thơm ngon [...]
Th10