Trong số những loại thảo dược có công dụng chữa các bệnh về hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, ho, hen suyễn không thể không nhắc tới công dụng trị bệnh của cây tô hạp hương.
Giới thiệu cây tô hạp hương
- Tên gọi
Cây tô hạp hương còn có tên gọi khác là tô hợp du, tô hợp hương, tô hạp.
Tên khoa học là Liquidambar orientailis mill thuộc họ Hamamelidaceae.

- Mô tả cây
Cây tô hạp hương là loại cây thân gỗ cao từ 10-15m. Lá cây hình chân vịt, có cuống dài, có 3-5 thùy mép lá có răng cưa. Hoa mọc ở nách lá, cây có nhiều nhán. Quả có gai, khi già có màu đen và có nhiều hạt dẹt. Gân lá được chia thành 3-5 đường, gân nổi ở phía sau mặt lá, bề mặt lá ở phía trên nhẵn.
- Bộ phận dùng
Bộ phận được dùng làm thuốc của cây tô hạp hương là nhựa cây. Và tinh dầu của loài cây này.
- Phân bố, thu hái và chế biến
Loài cây này chưa có mặt phổ biến ở nước ta. Ở vùng Điện Biên có mặt cây tô hạp hương bình khang hạp, cũng có nhựa trắng. Cây tô hạp hương có nguồn gốc ở các nước Châu Phi, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kì và Ba Tư.
Cây tô hạp hương được thu hái vào mùa thu, bóc lớp vỏ của cây sau đó đun sôi với nước cho nhựa và dầu nổi lên. Có thể lấy như lấy cánh kiến trắng. Vị thuốc là một chất sền sệt như mật thường chia thành 2 lớp: Lớp dưới xám, lớp trên lỏng màu sẫm. Mùi thơm như bông, vị đắng, hơi hắc. Vì tan trong cồn cho nên có thể tinh chế được.
- Bào chế
Nhựa và tinh dầu của cây tô hạp hương được dùng trực tiếp trong các bài thuốc chữa bệnh cùng với các vị thuốc khác. Hoặc dùng nhựa cây bôi lên giấy sau đó dán vào ngực khi bị ho.
- Thành phần hóa học
Trong cây tô hạp hương có chất nhựa do cồn resitanola và axit xinamic. Phần lỏng gồm 17-23% axic xinamic tự do, 24% este của axit xinamic (xinamat xinamyl hay styraxin xinamat etyl, xinamat phenylpropyl). Axit xinamic tự do hay kết hợp chiếm chừng 47% nhựa lỏng. Ngoài ra còn có chứa các tinh dầu trong đó chủ yếu gồm styrolen (xinamen hay phenyletylen) và các ête xinamic, trong nhựa còn có cả vanillin.
Công dụng của cây tô hạp hương
Cây tô hạp hương có vị ấm, nóng và có nhiều tinh dầu nên chủ trị các bệnh như kinh phong, cảm lạnh, bụng và ngực đau do bị lạnh.

Loại cây này có tính kháng viêm rất mạnh nên làm giảm sự bài tiết của phế quản, giảm ho, long đờm, kích thích đường hô hấp.
Cây tô hạp hương có tác dụng rất tốt trong điều trị các bệnh mạnh vành, làm giảm nhịp tim, cái thiện lưu lượng máu ở bệnh mạch vành.
Với tính kháng khuẩn và kháng viêm nhẹ cây tô hạp hương có công dụng trị các bệnh chàm, mụn nhọt ngoài da giúp vết thương mau lành.
Một số bài thuốc liên quan
- Chữa trị ho hen
Khi bị ho hen dùng nhựa của cây tô hạp hương quét ra giấy sau đó dính vào ngực sẽ làm giảm ho, long đờm, kích thích niêm mạc đường hô hấp.

- Chữa bệnh trúng phong cảm lạnh
Viên tô hạp hương hoàn được bào chế như sau: Tô hạp hương, bạch truật, thanh mộc hương, chu sa, kha tử ,bạch đàn hương, an tức hương, trầm hương, đinh hương, xạ hương mỗi loại đều 40g, long não, tô hợp hương, nhũ hương mỗi loại 20g. Trừ tô hạp hương, xạ hương, long não các vị còn lại nghiền thật mịn trộn rồi cho tô hạp hương, xạ hương, long não , luyện mật làm thành dạng viên nặng 4g, mỗi lần uống 0,5 – 1 viên, ngày 1 – 2 lần với nước sôi nóng, trẻ em tùy theo tuổi giảm liều.
- Điều trị bệnh mạch vành
Dầu tô hạp hương, băng phiến, mộc hương, đàn hương, chu sa luyện thành dạng viên. Ngày dùng 3 lần mỗi lần hai viên. Dùng trong ba ngày hoặc khi có cơn đau mạch vành.

- Trị bệnh giun chui ống mật
Uống viên tô hạp hương hoàn được bào chế :Tô hạp hương, bạch truật, thanh mộc hương, chu sa, kha tử ,bạch đàn hương, an tức hương, trầm hương, đinh hương, xạ hương mỗi loại đều 40g, long não, tô hợp hương, nhũ hương mỗi loại 20g. Trừ tô hạp hương, xạ hương, long não các vị còn lại nghiền thật mịn trộn rồi cho tô hạp hương, xạ hương, long não , luyện mật làm thành dạng viên nặng 4g. Ngày uống ba lần mỗi lần 1 viên.
Kiêng kị
Tô hạp hương không dùng cho các trường hợp âm hư hỏa vượng, hàn bế cùng không dùng thuốc bào chế từ tô hạp hương.
LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:
0939 714 275
tiemthuocbacsaithanh
Thuocbacsaithanh
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Cây bọ mắm (thuốc dòi) vị thuốc trị ho hiệu quả
Bài Viết Liên Quan
BÀI 1268 – Gừng: Vị thuốc, gia vị tốt cho dạ dày
Trong dân gian, Gừng là một vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa chữa chứng rối loạn [...]
Th10
BÀI 1267 – Bạn đã biết hết các tác dụng chữa bệnh của gừng?
Gừng (Zingiber officinale Rose.), họ gừng (Zigiberaceae) là cây thuốc nam được trồng hầu như [...]
Th10
BÀI 1266 – 9 tác dụng của atiso và lưu ý khi sử dụng để an toàn cho sức khỏe
Atiso được từ xưa đã được nhiều người tin dùng vì không những thơm ngon [...]
Th10