Cải canh còn gọi cải bẹ xanh, cải dưa, không chỉ là loại rau ngon, dễ chế biến mà còn là vị thuốc quý phòng trị nhiều bệnh.
Giới thiệu Cải canh

Rau cải là rau quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày của chúng ra, canh rau cải ngon, dễ ăn, mát, ngoài ra rau cải còn rất nhiều tác dụng khác nữa, mỗi loại rau cải sẽ có những tác dụng khác nhau, đọc bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết các bạn nhé!Rau cải giúp hạn chế suy giảm trí nhớ, nhờ vậy mà trong bệnh tự kỷ nó có khả năng giúp người bệnh hòa nhập tốt hơn; chữa phạm phòng, gút… Tuy nhiên, công dụng trị liệu còn tùy thuộc vào mỗi loại rau cải.
Giá trị sử dụng của Cải canh
Là cây vừa có giá trị về mặt thực phẩm vừa có giá trị làm thuốc trong YHCT. Người ta thu hái các quả, để đập lấy hạt làm thuốc. Hạt cải bẹ có tên vị thuốc là bạch giới tử ( Semen Brassicae allbae) chứa chất dầu mà thành phần chủ yếu là a xít béo sinapic, arachidic, crucic… , có tinh dầu, được hình thành chủ yếu sau khi thủy phân glucosid sinigrosid có trong hạt cải bởi enzym myrosinase (có trong hạt cải) để cho chất sulfat axít Kali glucose và alyl isothiacyanat (cò ngọi là tinh dầu mù tạc) có mùi đặc trưng của họ Cải. Sản phẩm này có tác dụng kích thích da, gây sung huyết. Trên cơ sở đó làm tan các mụn nhọt, giảm đau cơ, đau dây thần kinh. Tuy nhiên nếu sử dụng thời gian dài hoặc liều cao có thể làm rộp da, hoặc gây nôn, gây viêm dạ dày, ruột, dẫn đến đau bụng.
Ngoài việc dùng trong y học, hạt Cải canh còn được dùng để chế biến gia vị “mù tạc”, và dùng ép dầu làm nguyên liệu chế biến phụ tử.
Trước khi dùng, tùy theo yêu cầu có thể tiến hành chế biến theo một số phương pháp vi sao, sao đen, sao vàng.
Tác dụng của Cải canh theo y học cổ truyền
Theo YHCT, bạch giới tử có tác dụng ôn phế, trừ đàm hàn, giảm đau, tiêu thũng, tán kết, thông kinh lạc, hành khí, lợi khí. Dùng trị ho hàn, nhiều đờm, suyễn tức, khó thở, sườn ngực đau trướng, xương khớp tê đau.
Liều dùng, ngày 3 – 9g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn, tán.
Kiêng kỵ, phế hư, ho khan,
Không nên sử dụng thời gian dài hoặc liều cao.
Thành phần dinh dưỡng của cải canh
Lá và hạt của cây rau cải canh là những bộ phận được sử dụng phổ biến. Phần lá được dùng làm rau ăn hàng ngày. Trong khi đó, hạt chủ yếu được dùng làm thuốc chữa bệnh hoặc ép lấy dầu làm mù tạt.
Thành phần hóa học của cải canh bao gồm:
- Chất kiềm
- Chất xơ
- Vitamin A
- Abumin
- Vitamin C
- Axit nicotic
- Vitamin B
- Catoten
- Vitamin K
- Kali
Với nhiều lợi ích cho sức khỏe, cải canh được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao và thường xuyên có mặt trong các bữa ăn của nhiều gia đình Việt.
Các món ăn thông dụng từ cải canh

Canh cải nấu cá rô đồng: cải canh, cá rô đồng nướng gỡ lấy thịt, gừng, gia vị vừa đủ nấu canh ăn. Tác dụng ích tỳ vị, hóa đàm, bổ khí huyết. Chữa chứng tỳ phế hư, ăn kém, bụng đầy ăn không ngon, chứng ho khan, ho cơn ho thở dốc, ho lâu ngày, phong thấp nhức mỏi, đau khớp do gút.
Cải canh nấu phổi lợn: cải canh 100g hoặc hơn, phổi lợn, thịt lợn băm nhỏ hoặc thịt cá lóc, thêm gia vị vừa đủ nấu canh ăn. Tác dụng bổ phế, hóa đàm. Trị ho lâu ngày, ho khan, ho đàm, chứng ho thở dốc, ho do ngoại cảm nội thương, đau tức ngực sườn do huyết ứ.
Canh cải nấu giò lợn: cải canh, giò lợn hầm nhừ, gừng, hành, tiêu, gia vị vừa đủ nấu canh ăn. Tác dụng bồi bổ khí huyết, ích ngũ tạng, mịn da, nhuận phổi. Chữa ho khan, ho đàm, chữa phụ nữ sau sinh ít sữa, dưỡng thai, trẻ em còi, gân xương mềm yếu, da khô râu tóc bạc sớm, khí huyết hư.
Cải canh xào cật heo: cải canh, cật heo, hành ngò, tiêu, gừng, gia vị vừa đủ xào hoặc nấu canh ăn. Tác dụng bổ hư, ích tạng khí hóa đàm, lợi bàng quang. Rất tốt cho người già tâm phế mạn, khó thở, ho, mệt mỏi, thận yếu, đau lưng, mỏi gối, ù tai, tiểu không tự chủ, phụ nữ huyết hư rong kinh đau bụng.
Cải canh nấu gừng: cải canh 200g, gừng tươi 1 củ 40g nướng đập dập, gia vị vừa đủ hoặc phối hợp thịt cá nấu canh ăn. Tác dụng bổ hư, hóa đàm, thông kiếu, an thận, phục hồi chính khí. Chữa ngoại cảm nội thương ho thở, sổ mũi, bụng đầy buồn nôn, ăn chậm tiêu, chứng đau đầu, đau tim, đau tức ngực sườn do huyết ứ.
Dưa cải xào ruột già lợn: dưa cải muối chua, ruột già lợn, hành, gừng gia vị vừa đủ xào, kho ăn. Tác dụng bổ hạ tiêu, thanh thấp nhiệt, ích khí, dưỡng huyết. Trị viêm đại tràng, đại tiện táo, đi tiểu buốt, dắt, ngoại cảm nội thương, ho khan, ho đàm.
Dưa cải om cá chép: dưa cải muối chua, cá chép, hành ngò gia vị vừa đủ nấu ăn. Tác dụng thông bổ khí huyết, hóa đàm, thanh thấp nhiệt. Trị chứng ho khan, ho đàm, viêm gan vàng da, men gan tăng, viêm đại tràng, táo bón.
Canh cải thịt ngao: cải canh, thịt ngao, gừng, hành ngò gia vị vừa đủ nấu canh ăn. Tác dụng thông bổ thông khí huyết, an thận lợi đàm, trừ ho. Chữa ho tức ngực, viêm tiết niệu, tiểu khó, tiểu đục, phù thũng, phì đại tuyến tiền liệt.
Canh cải nấu cua: cải canh, thịt cua đồng, gừng, hành, gia vị vừa đủ nấu canh ăn. Tác dụng bổ gân xương, hóa đàm, thông huyết. Chữa ngoại cảm nội thương ho thở, ho tức ngực sườn, di chứng “trúng phong” miệng mắt méo lệch, các chứng hư nhược phong tê do huyết hư huyết ứ.
Canh rau cải thịt băm: cải canh 200g, thịt lợn băm 100g, gừng, hành ngò, tiêu, gia vị vừa đủ nấu canh ăn. Tác dụng tư âm dưỡng huyết, nhuận táo, hóa đàm. Rất tốt cho người già, trẻ em, phụ nữ sau sinh và người khí huyết hư.
Cải canh xào thịt bò: cải canh, thịt bò non, gừng, hành, tiêu, gia vị vừa đủ xào ăn. Tác dụng bổ tỳ vị, ích khí huyết, hóa đàm. Chữa chứng ngoại cảm nội thương, ăn kém khí huyết hư.
LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:
0939714275
tiemthuocbacsaithanh
Thuocbacsaithanh
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
– ĐỊA LONG CÓ CÔNG DỤNG GÌ?
– ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO
Bài Viết Liên Quan
BÀI 1268 – Gừng: Vị thuốc, gia vị tốt cho dạ dày
Trong dân gian, Gừng là một vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa chữa chứng rối loạn [...]
Th10
BÀI 1267 – Bạn đã biết hết các tác dụng chữa bệnh của gừng?
Gừng (Zingiber officinale Rose.), họ gừng (Zigiberaceae) là cây thuốc nam được trồng hầu như [...]
Th10
BÀI 1266 – 9 tác dụng của atiso và lưu ý khi sử dụng để an toàn cho sức khỏe
Atiso được từ xưa đã được nhiều người tin dùng vì không những thơm ngon [...]
Th10