Trầu không là loại cây quen thuộc và gần gũi trong cuộc sống. Nhưng ít ai biết rằng, từ hàng nghìn năm trước, ông cha ta đã sử dụng chúng như một vị thuốc để phòng và điều trị các vấn đề liên quan tới hệ tiêu hóa như: giảm đau, chống táo bón, đầy hơi… Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về điều này.
Đặc điểm của lá trầu không

Lá trầu không có tên tiếng Anh là Betel và tên khoa học là Piper betle, là loài cây thường xanh, thân dây leo, có thể cao hơn 1 mét. Trầu không bắt nguồn từ Đông Nam Á, được trồng khá nhiều ở Ấn Độ và Sri Lanka và cũng rất phổ biến ở Indonesia, Việt Nam, Malaysia.
Đặc điểm nhận dạng của trầu không là có lá hình trái xoan có màu xanh đậm dần khi lá già, dài 10 -13 cm, rộng 4 – 9cm, phần đầu lá nhọn, cuống lá hình tim. Cuống bẹ dài từ 1 – 4 cm và mọc so le nhau.
Ở Việt Nam có 2 loại trầu không phổ biến là trầu quế và trầu mỡ. Lá trầu được sử dụng trong tục ăn trầu của người Việt là lá trầu quế, còn trầu mỡ có bản lá khá to nên không được ưa chuộng nhiều.
Công dụng của lá trầu không với hệ tiêu hóa
- Thuốc giảm đau
Lá trầu không được xem là loại thuốc giảm đau hiệu quả. Có thể sử dụng trong trường hợp đau do vết cắt, vết bầm tím, phát ban, khó tiêu, táo bón… Để cải triệu chứng này, bạn chỉ cần lấy vài lá trầu không giã nát rồi đắp lên vị trí đau. Hoặc có thể nhai lá trầu không, nhấp lấy nước rồi nhả bả để làm dịu cơn đau bên trong.
- Chữa táo bón
Trong lá trầu không có chứa rất nhiều chất chống ô-xy hóa, giúp đánh bại các gốc tự do trong cơ thể, khôi phục lại mức pH bình thường trong dạ dày. Nhờ đó, chứng táo bón sẽ được xoa dịu.
Cách chữa táo bón bằng lá trầu không khá đơn giản: nhai nát vài lá trầu rồi nuốt lấy nước (nhả bã khi bụng đang đói). Hoặc bạn có thể giã nhuyễn, sau đó, cho vào nước đun sôi và để qua đêm. Uống nước này vào ngày hôm sau khi bụng đói.
- Khắc phục tình trạng khó tiêu
Lá trầu không có tác dụng cải thiện khả năng chuyển hóa trong cơ thể, giúp kích thích sự tuần hoàn bên trong ruột để hấp thu các khoáng chất và vitamin từ thức ăn tốt hơn. Chất thải cũng sẽ được loại bỏ dễ dàng do cơ vòng hoạt động hiệu quả hơn nhờ vào tác dụng kích thích của lá trầu không.
- Hạn chế các cơn đau do đầy hơi
Trào ngược dạ dày thực quản sẽ khiến bạn luôn có cảm giác khó chịu trong hệ tiêu hóa với biểu hiện như: ợ nóng, đau ngực, khó nuốt, nôn sống… Lá trầu không là một trong những vị thuốc giúp kiểm soát chứng trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả bằng cách giữ cho tá tràng luôn an toàn trước sự tấn công của các chất độc và những gốc tự do gây hại. Nhờ đó, lượng a-xít trong dạ dày cũng được giữ ở mức cân bằng, làm dịu cảm giác đầy hơi.
- Ăn ngon miệng hơn
Chứng đau bao tử luôn khiến bạn có cảm giác chán ăn. Nguyên nhân là do lượng pH trong dạ dày đang bị mất cân bằng, các hóc-môn tạo cảm giác đói không được tiết ra ở mức tối ưu.
Lá trầu không có khả năng khôi phục lại sự cân bằng của mức pH trong dạ dày bằng cách thải các độc tố ra bên ngoài. Vì vậy, bạn sẽ cảm thấy ngon miệng hơn khi ăn.
Sử dụng các bài thuốc từ lá trầu không hoàn toàn không tốn kém chi phí, an toàn, lại dễ thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, chúng chỉ phù hợp với tình trạng bệnh nhẹ. Khi thực hiện, bạn nên lưu ý, dùng đúng cách, đúng liều lượng, kiên trì trong thời gian dài mới mang lại hiệu quả. Hơn nữa, các triệu chứng rối loạn tiêu hóa có thể thuyên giảm sau 1, 2 lần áp dụng bài thuốc, tuy nhiên, rất khó có thể chắc chắn rằng chúng không tái phát trở lại. Do đó, bạn nên tìm kiếm giải pháp điều trị tiện lợi, an toàn và mang lại hiệu quả lâu dài.
Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đọc đã nắm được công dụng của lá trầu. Để thoát khỏi các triệu chứng đau bụng, khó tiêu, chướng hơi, táo bón… bên cạnh các bài thuốc từ lá trầu không, người bệnh cũng cần có chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt hợp lý.
Dùng lá trầu không, lá trà xanh để làm sạch “vùng kín”

Dùng lá trầu không, lá trà xanh để làm sạch “vùng kín”: Chỉ nên rửa bên ngoài Theo các số liệu điều tra trong nước thì 2/3 phụ nữ đã từng ít nhất một lần bị viêm đường sinh dục, nhẹ nhàng thì chỉ bị ngứa, nặng hơn thì bị viêm nhiễm, âm đạo có mùi và ra nhiều huyết trắng… Bởi vì cấu trúc và chức năng sinh lý, bộ phận sinh dục nữ luôn ẩm và nhạy cảm, lại nằm ở vị trí quá gần hậu môn, rất dễ lây nhiễm các loại nấm và vi khuẩn. Các triệu chứng thường gặp khi bị viêm đường sinh dục là ngứa, sưng âm hộ, gia tăng khí hư màu vàng đục hoặc có bọt, mùi tanh, hôi. Ngứa bộ phận sinh dục nữ rất khó chịu, có trường hợp ngứa không chịu nổi, chủ yếu do nhiễm khuẩn, trùng roi hoặc nhiễm nấm. Thành phần quan trọng của lá trầu không là đường và tinh dầu. Trầu không có hoạt tính ức chế các chủng vi khuẩn, các chủng nấm, các nguyên sinh động vật… nên có tác dụng tốt trong việc ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài vào bộ phận nhạy cảm nhất của phụ nữ. Tuy nhiên, cho dù là lá trầu không hay lá trà xanh thì cũng chỉ nên rửa bên ngoài, tránh thụt rửa vào bên trong hoặc ngồi ngâm trong nước đó quá lâu, vì sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn di chuyển ngược vào trong âm đạo, gây ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản. Rửa bằng lá trầu không còn được cho là giúp vết thương mau khô và mau lành, nhưng nếu rửa đều đặn hàng ngày có thể dẫn tới khô da. Hơn nữa, chị em cần lưu ý, khi mua lá trầu không hay lá trà xanh ở chợ thì trước khi đun lên để dùng phải rửa thật sạch vì các loại lá này rất dễ bị phun thuốc trừ sâu, lượng thuốc nếu chưa bay đi hết mà ngấm vào người thì sẽ vô cùng nguy hiểm. Thời hiện đại, ít ai biết được rằng, lá trầu cay, ngoài việc được ông bà ta sử dụng như một nghi thức xã giao, còn là một vị thuốc hay phòng và chữa các bệnh “khó nói” của phụ nữ.
Dùng lá trầu không để trị nám da (theo kinh nghiệm)
Cách 1: Lấy từ 8-10 lá trầu không (loại bánh tẻ không quá non, không quá già) cho khoảng 300ml vào đun để xông mặt hàng ngày.
Cách 2: Lấy từ 8-10 lá trầu không (loại bánh tẻ không quá non, không quá già) cho khoảng 300ml vào đun sôi, sau đó cho vào máy say nhuyễn, rồi đem ra cô lại đến khi thành hỗn hợp sệt là được. Cho vào lọ thủy tinh, bảo quản trong tủ lạnh dùng dần. (Lưu ý chỉ bôi hỗn hợp đó vào dùng bị nám, để khoảng 10 phút rồi rửa sạch bằng nước, ko để quá lâu.) Trong thời gian trị nám cần bảo vệ da mặt khỏi nắng và khói bụi.
– Theo Đông Y, lá trầu không như một loại thuốc kháng sinh giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh giúp khử trùng, chữa hăm cho bé rất tốt. Còn theo Tây y thì lá trầu không còn giúp trẻ hết khóc tạm thời.
Tác dụng của lá trầu không đối với trẻ sơ sinh
– Lá trầu không giúp giảm đau: Trong các trường hợp bé bị trầy, rách hay xước da hoặc bị phát ban hay sưng viêm thì mẹ có thể dùng lá trầu không giã nát rồi đắp lên vùng đau, thực hiện vài lần thì sẽ có hiệu quả giảm đau lập tức.

– Giúp bé hết nấc cụt: Trẻ sơ sinh thường hay bị nấc cụt thì mẹ có thể dùng lá trầu không hơ cho ấm rồi đặt vào thóp bé, giữ nguyên khoảng 10 phút rồi cho em bé bú mẹ, như vậy sẽ giúp bé hết nấc và ngủ ngon hơn.

– Giúp vệ sinh đường hô hấp: Khi hơ lá trầu không ấm lên và để cách mũi bé khoảng 2 – 3cm mỗi ngày sẽ có tác dụng giúp thông thoáng đường hô hấp của bé và diệt khuẩn khá hiệu quả.
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh – Trưởng khoa nhiễm thần kinh, BV Nhi Đồng I, việc hơ lá trầu không cho trẻ sơ sinh là phương pháp dân gian mà cha mẹ cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi áp dụng.
Cách xông hơi lá trầu không cho trẻ sơ sinh
Để xông hơi lá trầu không cho bé sơ sinh bạn thực hiện theo từng bước sau:
– Chuẩn bị lá trầu không: Các mẹ nên tìm mua lá trầu không ở nơi có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tránh dùng loại phun thuốc trừ sâu, nên lựa những lá nguyên không bị sâu. Để đảm bảo tốt hơn thì bạn nên ngâm trầu với nước muối pha loãng để làm sạch lá trầu.

– Hơ lá trầu không: Các mẹ nên vò nhẹ lá trầu không để lấy tinh chất rồi sau đó hơ lá trầu không khoảng 1-2 phút trên bếp.

– Kiểm tra nhiệt độ lá trầu trước khi hơ: Khi bạn cảm thấy lá trầu đã đủ nóng thì đặt lá trầu không lên cổ tay của bạn trước để kiểm tra lại một lần nữa. Hãy đảm bảo lá trầu nóng vừa đủ để tránh tình trạng gây hại đến bé.
– Tiến hành xông hơ cho bé: Các mẹ có thể thực hiện hơ lá trầu ở các vị trí trên người bé như sau:

Hơ bụng 10 lần để giúp trẻ ít bị lạnh.
Hơ ngực và lưng 15 lần để giữ ấm phổi.
Hơ đỉnh đầu 10 lần để ấm mỏ ác (thóp) đang còn rộng ở trẻ.
Hơ vùng bẹn của bé 5 – 7 lần.
Lưu ý khi xông hơi cho trẻ bằng lá trầu không
– Các mẹ nên dùng bếp điện để hơ lá trầu, hoặc nếu dùng bếp than thì nên hơ ở thoáng gió để tránh tình trạng cả mẹ và bé bị ngạt khói.
– Mẹ nên thực hiện hơ lá trầu đều đặn cho bé liên tục trong vòng 1 – 2 tháng. Điều này sẽ giúp bé được cứng cáp và sau này ít đau hơn.

– Không hơ lá trầu trực tiếp lên vùng da trẻ bị trầy xước.
– Không đắp lá trầu kết hợp với thoa dầu nóng cho trẻ.
– Da trẻ sơ sinh còn rất yếu và dễ nhạy cảm nên tránh trường hợp hơ lá trầu quá nóng sẽ dẫn đến việc bé bị bỏng.
Trên đây là một số thông tin về các công dụng của việc xông hơi lá trầu không cho trẻ sơ sinh mà Bách hoá XANH chia sẻ đến bạn. Nếu nhà bạn nào đang có trẻ sơ sinh thì nên áp dụng biện pháp này để mang lại nhiều lợi ích tốt cho bé nhé.
LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM
0939 714 275
tiemthuocbacsaithanh
Thuocbacsaithanh
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
KINH GIỚI – THUỐC QUÝ TRONG VƯỜN
KHIÊN NGƯU TỬ CÓ TÁC DỤNG DƯỢC HỌC THẾ NÀO?
Bài Viết Liên Quan
BÀI 1268 – Gừng: Vị thuốc, gia vị tốt cho dạ dày
Trong dân gian, Gừng là một vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa chữa chứng rối loạn [...]
Th10
BÀI 1267 – Bạn đã biết hết các tác dụng chữa bệnh của gừng?
Gừng (Zingiber officinale Rose.), họ gừng (Zigiberaceae) là cây thuốc nam được trồng hầu như [...]
Th10
BÀI 1266 – 9 tác dụng của atiso và lưu ý khi sử dụng để an toàn cho sức khỏe
Atiso được từ xưa đã được nhiều người tin dùng vì không những thơm ngon [...]
Th10