Quả thị thơm không xa lạ gì với nhiều người nhưng không phải ai cũng biết hết các công dụng của nó. Và không chỉ quả mà lá và rễ cây thị cũng được dùng chữa bệnh.
Tên khoa học là Diospyros decandra Lour
Cây thị thuộc họ thị (Ebenaccae)
Mô tả
Cây thị là loài cây thân gỗ, cây đến tuổi trưởng thành cao trung bình khoảng 5–6 m (có những cây cổ thụ hàng trăm tuổi cao hơn 20 m). Lá mọc so le, phiền lá hình thuôn, dài 5–8 cm, rộng 2–4 cm; cuống lá dài 6–9 mm, có phủ lông. Hoa đa tính, mọc thành chùm, màu trắng; đài hợp ở gốc 4 răng, 8-14 nhị, nhuỵ có 2 vòi. Quả tròn hơi dẹp, đường kính 3–5 cm, có 6-8 ngăn (hay còn gọi là múi), khi chín màu vàng, mang đài bền vững (đặc trưng của họ Thị). hạt cứng, dẹt, dài 3 cm, phôi sừng.

Quả thị có hai dạng đó là dạng quả hình cầu, đáy tròn, thường được gọi là thị muộn và dạng quả nhỏ hơn hơi dẹt, đáy bằng, có tên là thị sáp hay thị lục sáp. Quả thị có mùi thơm mát khi vừa chín tới, trong vỏ quả chứa một ít tinh dầu mùi gần giống mùi ester valerianic. Hương thơm này có tác dụng trấn tĩnh, giảm căng thẳng thần kinh, thư giãn. Đến khi quả đã chín rục, mềm nhũn và chuyển sang màu vàng sẫm thì mùi thơm giảm nhiều.
Dù nhiều người cho rằng ăn quả không ngon vì có vị hơi ngọt, xen lẫn vị chát, nhưng chúng lại có mùi thơm phức nên mọi người thường mua thị về để thắp hương hoặc chơi chứ không ăn.
Vỏ quả chứa một ít tinh dầu gần giống mùi este amyl valerianic. Thịt quả thị: theo kết quả phân tích của Peirier (1932) có 86,2% nước; 0,16% chất béo; 0,67% chất protit; 12% gluxit; 0,33% tanin; 0,47% xenluloza; 0,50% tro.
Tác dụng làm thuốc của quả Thị

Vỏ quả: Vỏ quả thị có chứa tinh dầu thơm, có tác dụng tiêu viêm, tiêu độc và thường được dùng ngoài da trong các trường hợp như:
- Giời leo: lấy vỏ thị khô, đốt thành than rồi tán mịn, bôi lên.
- Rắn cắn: phơi khô vỏ thị, đốt thành than, tán nhuyễn rồi cho thêm chút dầu mè hoặc mỡ lợn, sau đó đắp lên vết cắn.
Thịt quả: Theo kinh nghiệm dân gian cũng như kết quả thử nghiệm thì thịt quả thị có tác dụng xổ giun. Thông thường, người dân lấy từ 2 – 4 quả thị chín vàng và cho trẻ con ăn vào buổi sáng, lúc còn đói để giúp ra giun, nhất là với giun kim.
Ngoài ra, quả thị còn có tác dụng an thần nên ở Campuchia, người ta còn dùng quả thị để điều trị mất ngủ.
Các bài thuốc từ Thị
Chữa sốt nóng, ngộ độc, nôn mửa hoặc ngâm rửa trị mẩn ngứa, lở loét: Lấy rễ thị chừng 30 – 50g thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.
Trị táo bón, bụng anh ách căng đầy: Lấy lá thị rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, quấn hút (như hút thuốc lá) thấy dễ chịu ngay, trung tiện được, ngày làm vài lần.
Chữa viêm tinh hoàn (thiên trụy): Lấy lá thị tươi giã nhỏ hòa với ít rượu rịt vào chỗ tinh hoàn đau, ngày 2 – 3 lần.
Làm mụn nhọt chóng vỡ mủ: Lấy lá thị tươi giã nhỏ đắp vào nơi mụn nhọt băng rịt lại, ngày 1 – 2 lần.
Chữa bỏng lửa: Lấy lá thị phơi khô, giã nhỏ thành bột, tẩm nước rồi đắp vào nơi bị bỏng lửa.
Chữa sâu quãng, lở loét: Lấy lá thị khô đốt thành than, rắc chữa sâu quãng, lở loét hoặc sắc lấy nước đặc rửa vết thương.
Chữa dị ứng: Lấy lá thị 100g phối hợp với rễ cây ráy 50g thái nhỏ, phơi khô, nấu nước đến sôi, xông nơi bị dị ứng.
Chữa phù thũng: Lấy lá thị, lá đu đủ, lá lộc mại và lá trầu không, mỗi thứ 50g, thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày, kết hợp lấy lá tươi của 4 thứ với lượng như trên, giã nhỏ, gói bằng lá chuối đã dùi nhiều lỗ thủng, nướng chín, rồi rịt vào rốn, băng lại.
Chữa giời leo (herpes): Lấy vỏ quả thị phơi khô, đốt thành than, hòa với dầu vừng hoặc mỡ lợn, bôi lên những vết phồng rộp chữa “giời leo” (một loại bệnh ngoài da).
Công dụng làm thuốc của lá thị

Công dụng nổi trội thường được nhắc đến của lá thị chính là gây trung tiện (cùng với hạ khí, tiêu viêm và giảm đau). Thông thường, trung tiện là một hoạt động sinh lý bình thường (mặc dù nó có thể gây ảnh hưởng đến những người xung quanh). Tuy nhiên, trong trường hợp phẫu thuật, trung tiện lại có ý nghĩa hết sức quan trọng vì nó báo hiệu ruột của người bệnh đã thông (tức không bị các vấn đề sau phẫu thuật như tắc ruột).
Vì vậy, trong trường hợp sau khi mổ mà người bệnh không “xì hơi” được (hoặc trong trường hợp người bình thường bị trướng bụng), có thể dùng lá thị để gây “xì hơi” bằng các cách sau:
Cách 1: Lấy một ít lá thị tươi, rửa sạch, giã nát rồi rịt một phần vào hậu môn, phần còn lại thì đắp lên rốn và cố định lại.
Cách 2: Lấy 100 g lá thị khô sắc lấy nước uống, sắc đến khi nước rút còn 100 ml thì ngưng. Lưu ý, chia thuốc thành nhiều lần uống và mỗi ngày chỉ uống từ 20 – 30 ml nước sắc, đồng thời kết hợp dùng bông gòn tẩm nước sắc đắp lên rốn.
Cách 3: Lấy lá thị thái mỏng, phơi khô rồi cuộn vào giấy làm điếu hút, ngày hút 3 lần.
Ngoài tác dụng gây trung tiện, nước sắc từ lá thị còn có tác dụng điều trị phù thũng (mỗi ngày sắc uống từ 30 – 50 g).
Dùng ngoài da: Trong trường hợp bị mụn nhọt hay bỏng lửa, có thể lấy lá thị tươi, giã nát và đắp lên da. Nếu bị thương lở loét, có thể lấy lá thị nấu lấy nước thật đặc rồi để nguội, bôi lên da.
Lưu ý khi dùng quả thị
- Không nên ăn quả thị chưa chín (nhất là vào lúc đói).
- Không nên dùng quá liều các bài thuốc từ lá thị (kết quả thí nghiệm cho thấy dịch chiết lá thị dùng với liều nhỏ làm tăng biên độ tim nhưng nếu dùng với liều lớn sẽ làm giãn mạch, hạ huyết áp, yếu tim, loạn nhịp tim và ngừng tim).
LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM
0939 714 275
tiemthuocbacsaithanh
Thuocbacsaithanh
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
– MẠCH NHA CÓ TÁC DỤNG CHỮA BỆNH?
– TA BIẾT GÌ VỀ LONG NÃO
Bài Viết Liên Quan
BÀI 1268 – Gừng: Vị thuốc, gia vị tốt cho dạ dày
Trong dân gian, Gừng là một vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa chữa chứng rối loạn [...]
Th10
BÀI 1267 – Bạn đã biết hết các tác dụng chữa bệnh của gừng?
Gừng (Zingiber officinale Rose.), họ gừng (Zigiberaceae) là cây thuốc nam được trồng hầu như [...]
Th10
BÀI 1266 – 9 tác dụng của atiso và lưu ý khi sử dụng để an toàn cho sức khỏe
Atiso được từ xưa đã được nhiều người tin dùng vì không những thơm ngon [...]
Th10