BÀI 501 – Cây rùm nao (cánh kiến)

Cây rùm nao hay còn gọi với cái tên mọt, cánh kiến là cây thuốc quý trong đông y. Cây có vị hơi đắng, hơi chát, tính mát; rễ có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp. Từ lâu, cây cánh kiến đã được dùng chữa giun sán, tiêu chảy, động kinh.

Tên gọi

Tên gọi khác: Mọt, Cánh kiến

Tên khoa học: Mallotus philippinensis (Lam.) Muell. -Arg

Họ: Thầu dầu (Euphorbiaceae)

Thông tin, mô tả cây rùm nao

Thông tin, mô tả cây rùm nao

Mô tả cây cánh kiến

Cây rùm nao là một cây thuốc quý, dạng cây nhỡ, cao 5-10m. Cành non có lông màu gỉ sắt. Lá nguyên, mọc so le; có 3 gân gốc, mặt dưới phủ lông trắng mềm hình sao và có nhiều tuyến. Lá non màu hồng tím, gần cuống lá có 2 tuyến, lá kèm rụng sớm.

Hoa nhỏ, đơn tính, cùng gốc. Cụm hoa đực mọc thành bông ở đầu cành hay nách lá. Cụm hoa cái cũng là bông ở đầu cành. Hoa đực có 16-32 nhị. Hoa cái có bầu 2-3 ô phủ lông mềm màu đỏ tươi.

Quả nang, hình cầu dẹt làm thành 3 múi, phủ nhiều lông lẫn với nhiều tuyến màu đỏ, khi chín nứt thành 3 mảnh. Hạt hình cầu hay hình trứng, màu đen. Mùa quả tháng 4-5.

Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Nơi sống: Loài phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, các nước Đông dương, Malaixia, Philippin tới Úc châu. Ở nước ta, cây thường mọc hoang ở rìa rừng nhiều nơi.

Bộ phận dùng: Rễ, lông bao phủ quanh quả và vỏ cây – Radix, Pilus Fructi et Cortex Malloti Philippinensis.

Thu hái, chế biến: Đến mùa quả chín, thu quả vào một cái rây, xoa quả vào rây để lấy lớp lông đỏ ở ngoài, ta được một thứ bột mịn màu đỏ. Rễ, vỏ thu hái quanh năm.

Tính vị, quy kinh, bảo quản

Tính vị: Vị hơi đắng, hơi chát, tính mát; rễ có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp.

Quy kinh: Chưa có nghiên cứu

Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát

Thành phần hoá học

Hoạt chất chính trong hạch và lông rùm nao là một chất màu kết tinh hình phiến mỏng

Anderson gọi chất này là rolerin, Perkin gọi là malotoxin, Merck gọi là kamalin.

Tác dụng kiềm và đun nóng, rotlerin sẽ cho metylphlorogluxin. Khử oxy bằng natri hydroxuyt và kẽm sẽ được dimetylphlorogluxin

Tác dụng axit clohydric, rotlerin sẽ cho isorotlerin

Ngoài rotlerin ra rùm nao còn chứa một chất nhựa đỏ, một chất nhựa màu vàng, một chất có tinh thể màu vàng và sáp.

Tác dụng dược lý của cây rùm nao

Các tuyến và lông trên thân quả có vị đắng, có tác dụng sát trùng tẩy nhẹ và cầm máu. Vỏ cây cũng có tác dụng thu liễm.

Rễ dùng trị lỵ cấp tính, hầu họng sưng đau; vỏ chữa động kinh và ỉa chảy; tuyến và lông của quả dùng tẩy sán dây, giun mỏ và chữa phù thũng, còn dùng trị giang mai và các bệnh ngoài da (mụn nhọt, ghẻ ngứa). Ở Ấn Độ, bột này dùng uống có tác dụng tránh thụ thai mà người ta cho rằng yếu tố chống thụ thai là rottlerin.

Rùm nao dùng để làm gì?

Người ta dùng rùm nao để loại bỏ sán xơ mít trong ruột. Rùm nao có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Cơ chế hoạt động của rùm nao là gì?

Rùm nao chứa các chất có thể loại bỏ giun, sán và làm rỗng ruột. Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây rùm nao

Cây cánh kiến có thể chữa lỵ, giun sán, động kinh
Cây cánh kiến có thể chữa lỵ, giun sán, động kinh

Bài thuốc tẩy sán và giun mỏ từ cây rùm nao

Dùng mỗi ngày 2-6g bột Rùm nao trộn với ít bột gạo rang; uống làm 2 lần, mỗi lần cách nhau 1/2 giờ. Trẻ em dùng ít hơn.

Bài thuốc chữa động kinh từ cây mọt

Vỏ thân cây Rùm nao 10g, rễ Găng trâu 5g. Sắc uống làm 1 lần trong ngày (kinh nghiệm dân gian).

Cây rùm nao chữa ỉa chảy

6-12g vỏ thân sao vàng, sắc uống.

Trên đây là những thông tin và bài thuốc chữa bệnh từ cây rum nào. Có thể nói cây mang đến nhiều bài thuốc chữa bệnh hiệu quả, tuy nhiên đó cũng chỉ là bài thuốc dân gian, chưa có cơ sở khoa học. Tốt nhất, người bệnh nên thăm khám bác sĩ để có phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của rùm nao là gì?

Liều dùng của rùm nao có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Rùm nao có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của rùm nao là gì?

Rùm nao được dùng dạng tươi.

Thận trọng

Trước khi dùng rùm nao bạn nên biết những gì?

Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ;
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác;
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của cây rùm nao hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác;
  • Bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác;
  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản, hay động vật.

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng rùm nao với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của rùm nao như thế nào?

Chưa có đủ thông tin về sự an toàn khi sử dụng rùm nao.

Viêm ruột thừa hoặc các triệu chứng của viêm ruột thừa như đau dạ dày, buồn nôn và nôn mửa

Rùm nao hoạt động như thuốc nhuận tràng và có thể làm cho viêm ruột thừa nghiêm trọng hơn.

Phụ nữ mang thai và cho con bú

Không có đủ thông tin việc sử dụng rùm nao trong thời kỳ mang thai và cho con bú, tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Tương tác

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng rùm nao.

LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM
0939 714 275
tiemthuocbacsaithanh

Thuocbacsaithanh

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
– Cây thuốc bỏng nhiều công dụng quý
– Vị thuốc Tàm Sa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *