BÀI 491 – Cỏ hàn the chữa viêm đường tiết niệu

Cây hàn the là cái tên khá quen thuộc trong dân gian nhưng lại rất ít người biết được những công dụng thần kỳ mà nó mang lại.

Tên gọi

Tên tiếng Việt: Hàn the, Sơn lục đậu, Tràng quả dị diệp

Tên khoa học: Desmodium heterophyllum (Willd.) DC.

Họ: Fabaceae (Đậu)

Công dụng: Thuốc cầm máu, dò, mụn có mủ (cả cây sắc uống). Cảm nắng, sốt, ho có đờm, đái buốt, đau dạ dày, viêm loét hành tá tràng; Rễ có tác dụng bổ, lợi tiểu. Lá lợi sữa.

Cây Hàn the

(Mô tả, hình ảnh cây Hàn the, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý…)

Mô tả:

Cây thảo mọc đứng cao 0,30-0,70cm, cứng, màu xám đen, có lông mềm nằm. Lá kép nhỏ do 3 lá chét có lông nằm ở mặt dưới; lá kèm dính nhau, màu nâu nhạt, chia 3-4 phiến ở đỉnh. Chùm hoa đứng, cao 2-9cm, hoa nhỏ. Quả đậu mọc đứng, gồm 2 đốt, có lông vàng, màu xám tro.

Bộ phận dùng:

Bộ phận dùng: Toàn thân đều có thể dùng làm thuốc.

Thu hái: Dây hàn the có thể thu hái quanh năm.

Nơi sống và thu hái:

Cây hàn the phù hợp với những khu vực có khí hậu nóng ẩm nên thường phân bố ở các nước Đông Nam Á, Ấn Độ,… Cây thường mọc hoang ở các vùng đất hoang, ven đường hoặc cạnh sông, suối.

Ở Việt Nam, cây cỏ hàn the được xếp vào hàng thảo dược quý hiếm, chỉ phát triển ở một số tỉnh phía Nam.

Bào chế

Nhân dân dùng toàn cây tươi hay phơi hoặc sấy khô. Mùa thu hái gần như quanh năm.

Cách sơ chế cây hàn the thành thuốc

  • Sau khi thu hái cây hàn the về, rửa sạch, để ráo nước
  • Đem cắt khúc nhỏ thảo dược
  • Đem đi phơi hoặc sấy khô, bảo quản nơi khô ráo dùng dần.

Thành phần hóa học của cây hàn the

Theo y học hiện đại, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu ra trong dây hàn the có các thành phần hóa học chính là alkaloid và tanin. Đây đều là những hoạt chất quan trọng đóng vai trò lớn trong việc chữa bệnh của dây hàn the như giúp chống viêm, giảm đau hiệu quả.

Vị thuốc cây Hàn the

Tính vị

Hàn the cây có vị nhạt, hơi chua, tính mát

Công dụng

Ở nước ngoài đã có một số nghiên cứu về công dụng của hàn the cho thấy: hàn the có khả năng giảm đau và có tác dụng chống viêm.

Có công dụng giải nhiệt, tiêu đờm, sát trùng, thông tiểu. Toàn cây hàn the được dùng làm thuốc chữa sốt, ho có đờm khò khè, đau dạ dày, viêm loét hành tá tràng.

Liều lượng

Này uống 10-20g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc hãm. Dùng ngoài không kể liều lượng.

Ứng dụng lâm sàng của cây Hàn the

Chữa bệnh về phổi (ho phổi, phổi có mủ):

Nếu ho hàn (lạnh phổi, ho về đêm), dùng Hàn the cây. Trắc bá diệp, Vân lương, Ngải cứu, Trần bì, Gừng, Thuốc giòi, mỗi thứ một nắm sắc uống.

Nếu ho nhiệt, ban ngày ho nhiều, đêm ho ít, thì dùng công thức trên, và thêm một số vị thuốc mát như Dây bình bát, Cây ngái, Dây cóc kèn (Mồng gà) và Bồ bồ (để sống), đồng vị, sắc uống. (Kinh nghiệm ở An Giang).

Chữa các chứng lậu ra máu, đái buốt:

Dùng cây Hàn the và củ Gai giã nhỏ, chế nước, vắt lấy nước cốt uống. Hoặc dùng 2 thứ bằng nhau mỗi vị một nắm, sắc uống.

Tham khảo

Chỉ định và phối hợp

Dùng cây khô thường dùng chứa các chứng lậu ra máu, đái buốt, bí tiểu tiện do cơ thể bị nhiệt quá, dùng giải nhiệt, chữa sốt và ho khò khè, đau dạ dày, viêm loét hành tá tràng. Còn dùng chữa kiết lỵ và băng huyết sau khi đẻ. Ngày dùng 8 – 16g sắc uống hoặc hãm uống. Thường phối hợp với các vị thuốc khác. Dùng cây tươi dùng ngoài, giã nát đắp bó gãy xương, chữa vết thương lở loét, rò, mụn mủ, bướu.

Ta thường dùng làm thuốc chữa cảm nắng, bụng to, da vàng.

Ở Ấn Độ, lá được dùng trị ỉa chảy, lỵ và co giật. Lá tươi giã đắp vết thương và apxe.

Ở Campuchia, phần thân mang lá dùng phối hợp với các vị khác sắc nước cho phụ nữ sinh đẻ uống để tăng lực.

Ở Trung Quốc, cây được dùng chữa sưng vú, phát sốt phát rét, ăn uống không tiêu, rắn cắn; hoàng đản, kiết lỵ, viêm ruột, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh.

LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:
HOTLINE: 0939714275
tiemthuocbacsaithanh
Thuocbacsaithan
h

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

DƯỢC LIỆU HOẮC HƯƠNG

MỘC DƯỢC VÀ CÁC BÀI THUỐC HAY