Hạt đác cũng có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giúp hấp thu dưỡng chất bao gồm vitamin, khoáng chất, amino acid… Hạt đác còn hỗ trợ quá trình hấp thụ canxi và magie, nhờ đó giúp xương trở nên mạnh khỏe, cứng cáp hơn. Hạt đác cũng giúp cải thiện sự tiết insulin và sử dụng đường.
Hạt đác là gì?
Hạt đác là hạt của cây đác – một loại cây ẩn mình trong những cánh rừng bạt ngàn tại Nha Trang. Để thu hoạch được hạt đác, con người phải vào trong rừng, chặt cả cây, canh rắn rết quanh gốc rồi mới mang được những buồng hạt đác đem về, chất thành đống, đốt cháy vỏ ngoài rồi mới ép lấy hạt để loại bỏ nhựa quả đác gây ngứa.
Hạt đác sau khi được lấy ra sẽ có màu trắng đục, da trơn láng, ăn giòn sần sật, béo và bùi. Đây là một loại hạt lành tính, ít chất béo và calo nhưng lại giàu khoáng chất, vitamin,… có tác dụng rất tốt trong làm đẹp, hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa loãng xương, tốt cho tim mạch,…
Một vài chất dinh dưỡng chính trong hạt đát bao gồm acid lauric, Chloride, và sắt, kali, magiê, canxi, natri, và Phospho. Trong thực tế, lượng kali có trong Hạt đát gấp 2 lần lượng kali có trong chuối.
Công dụng của hạt đác?
Giúp giữ dáng:
Hạt đác là một chất điện phân tự nhiên vừa giúp giải khát vừa giúp tăng cường sự trao đổi chất của cơ thể. Vì vậy, nó rất có lợi cho những người đang đấu tranh với các vấn đề về cân nặng. (Hạt đác được ăn kèm chè, sữa chua, nước trái cây, hoa quả dầm, sinh tố)
Hạt đác giúp ngăn ngừa loãng xương:
Bổ sung chất xơ và carbohydrates Hạt Đác cũng có chứa canxi là khá cao, cho 100 gram Hạt Đác chứa 91 mg canxi nên nó rất phù hợp để đáp ứng nhu cầu canxi ngăn ngừa loãng xương.
Điều trị viêm khớp:
Carbohydrate chứa trong hạt đác là galaktomannan. Galaktomannan thường được sử dụng như một thành phần trong sản xuất các loại thuốc trị viêm khớp có chức năng làm giảm đau do viêm khớp.
Để ứng dụng công dụng của Hạt Đác trong điều trị đau vì chứng viêm khớp, nên nấu ăn cho mình bằng cách đun sôi hoa quả mà không cần dùng đường hoặc chất màu.
Bạn cũng có thể làm cho nó như kẹo và sử dụng đường và lá dứa hoặc gừng.
Giúp điều hòa huyết áp:
Theo các nhà nghiên cứu, những bệnh nhân có huyết áp cao thường có mức độ kali thấp. Vì vậy, ăn Hạt đác thường xuyên có thể khá hiệu quả trong việc điều hòa huyết áp do nồng độ cao kali và axit lauric.
Tốt cho tim mạch:
Một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng công dụng của Hạt đác có thể giúp tăng HDL cholesterol (tốt), và làm cho nó là một thứ nước tuyệt vời tự nhiên để điều trị duy trì sức khỏe tim mạch.
Hỗ trợ tiêu hóa:
Hạt đác cũng có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giúp hấp thu dưỡng chất bao gồm vitamin, khoáng chất, amino acid…Hạt đác còn hỗ trợ quá trình hấp thụ canxi và magie, nhờ đó giúp xương trở nên mạnh khỏe, cứng cáp hơn. Hạt đác cũng giúp cải thiện sự tiết insulin và sử dụng đường.
Cung cấp năng lượng:
Đối với những vận động viên rèn luyện thể lực, Hạt đác là một kho cung cấp nguồn năng lượng nhanh, giúp vận động viên hồi phục và tái tạo những mô bị tổn thương.
Cách chế biến các món ăn từ hạt đác?
Hột đác vốn là đặc sản của Nha Trang, rất ngon miệng, lạ vị lại có thể chế biến được thành nhiều món như :
+ Hột đác ngâm đường:
Hạt đác/hột đác sau khi sơ chế thì trộn với đường theo tỉ lệ 1kg hạt đác với 3 lạng đường, ngâm khoảng 5 tiếng đồng hồ (qua 1 đêm) là ăn được. Muốn ăn ngon thì để ngăn mát tủ lạnh trong quá trình ngâm.
Bảo quản ngăn mát tủ lạnh trong vòng 1 tháng.
+ Sữa chua Hột Đác:
Cách làm vô cùng đơn giản: 1 hộp sữa chua mát lạnh, 1 lượng hột đác, trái cây theo sở thích, trộn lại và thưởng thức
+ Chè Hột Đác:
Chuẩn bị:
200g mít; 250gr hạt đác; 1 gói thạch đen sương sáo; 100ml nước cốt dừa; 50gr bột năng; 500ml sữa tươi không đường; sữa đặc, đường , bột báng và ít phẩm màu hồng.
Cách làm:
– Hạt đác tươi cần làm như trên đó là rửa sạch sẽ, đun sôi trong nước, đổ ra giá rửa lại bằng nước sạch và để ráo.
– Đổ sữa tươi không đường ra bát, thêm đường tùy ý, sau đó thêm khoảng độ 1 thìa sữa đặc cho ngậy, cuối cùng cho thêm nước cốt dừa, khuấy đều tay và cho hỗn hợp vào tủ lạnh.
– Thạch chế biến theo hướng đẫn đã có ghi rõ trên bao bì, khi thạch đông bạn dùng dao cắt thành hình vuông hoặc hình hạt lựu tùy ý.
Dùng bột năng nhỏ thêm một ít bột phẩm màu hồng để tạo màu. Pha thêm nước sôi cho vừa không quá nhão cũng không quá khô. Sau đó bạn nặn thành từng viên cho vào nồi luộc, luộc chín bạn vớt ra để vào chậu nước mát. Mít bóc múi, bỏ hột, thái sợi nhỏ.
Khi thưởng thức các bạn chỉ cần trộn đều thạch sương sáo, cộng chân trâu, cộng bột báng chan thêm nước sữa dừa khi dùng lạnh là ngon tuyệt.
Ngoài ra bạn còn có thể biến tấu hạt đác với nhiều món ăn ngon miệng khác như:
+ Hột Đác rim với siro
Mách nhỏ:
Tùy theo sở thích mà bạn có thể chọn hạt non, mềm, hoặc vừa phải, hoặc già, hơi cứng. Thông thường hạt dùng để chưng/rim thì nên chọn hạt non, mềm. Còn hạt tươi ngâm đường có thể chọn hạt vừa phải hoặc hơi già.
Lưu ý: Những hạt già, cứng nên được chẻ dọc rồi mới được ngâm đường, nhai sực sực rất ngon. Không nên để nguyên hạt vì rất khó cắn, khó nhai.
SƠ CHẾ
Sau khi nhận hạt đác/hột đác về rửa sạch 3 lần nước. Sau đó ngâm vào nước muối loãng 30phút để sạch mùi và nhớt.
CÁCH BẢO QUẢN HẠT ĐÁC
- Để bảo đảm giữ lại lâu nhất công dụng của hạt đác, bạn nên cất vào ngăn mát tủ lạnh. Bảo quản trong vòng 1 tháng.
- Nếu không có điều kiện cất tủ lạnh, thì ngâm trong nước sạch (hoặc nước muối loãng) ở nhiệt độ thường. Ngày nào cũng rửa lại hạt đác và thay nước mới. Bảo quản trong vòng 2 tuần.
– Phải sử dụng nước máy. Tuyệt đối không sử dụng nước mưa, vì nước mưa có axit dễ làm hỏng hạt đác/hột đác.
– Không nên cho tay vào nước trong quá trình bảo quản. Nếu không nước sẽ bẩn, nhanh hỏng hạt đác/hột đác.
LƯU Ý :
- Hạt đác/hột đác phải rửa sạch nhớt, nếu không sẽ nhanh hỏng.
- Nếu thấy hạt đác/hột đác tươi hơi cứng thì nên để hạt đác/hột đác trong ngăn đá tủ lạnh. Sau 1 ngày, bỏ ra rã đông thì hạt đác/hột đác sẽ rất mềm.
- Ngâm nước có tác dụng làm mềm, trắng, sạch hạt đác/hột đác. Đây cũng là cách nếu thấy hạt đác/hột đác có màu không đẹp, hoặc hơi cứng.
LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM
0939714275
tiemthuocbacsaithanh
Thuocbacsaithanh
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
– KIM NGÂN HOA VÀ CÁC CÔNG DỤNG DƯỢC HỌC
– TÌM HIỂU VỊ THUỐC MẪU ĐƠN BÌ
Bài Viết Liên Quan
BÀI 1268 – Gừng: Vị thuốc, gia vị tốt cho dạ dày
Trong dân gian, Gừng là một vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa chữa chứng rối loạn [...]
Th10
BÀI 1267 – Bạn đã biết hết các tác dụng chữa bệnh của gừng?
Gừng (Zingiber officinale Rose.), họ gừng (Zigiberaceae) là cây thuốc nam được trồng hầu như [...]
Th10
BÀI 1266 – 9 tác dụng của atiso và lưu ý khi sử dụng để an toàn cho sức khỏe
Atiso được từ xưa đã được nhiều người tin dùng vì không những thơm ngon [...]
Th10