Hạt đác có vị ngọt, mát và là thực phẩm có ích cho sức khỏe. Thế nhưng, không phải ai cũng biết về hạt đác và nó thường bị nhầm lẫn với cây thốt nốt. Vậy hạt đác là gì? Ăn có tốt không? Hãy cùng tìm hiểu ngay kiến thức ẩm thực này sau đây nhé!
Hạt đác là gì?
Hạt đác được thu hoạch từ cây đác còn được gọi là cây báng được tìm thấy trong rừng sâu bạt ngạt của tỉnh Nha Trang. Nó có da trơn láng, màu trắng tự nhiên, vị ngọt mát có chút béo bùi, giòn sần sật. Một quả Đác chứa 27 calo, 0,4 gam protein, 0,2 gam chất béo, 6 gam carbohydrate, 1,6 gam chất xơ, 91, magiê, canxi, 243 mg phốt pho, và 0,5 lppgam sắt, trong mỗi liều 100 gram fro kalingnya với những giá trị dinh dưỡng này thì hạt đác được chế biến thành những món ăn thanh mát rất thu hút giới trẻ như: Sữa chua hạt đác, chè hạt đác, hạt đác rim đường…
Quá trình chế biến để có được thành phẩm không đơn giản. Để hái được, người dân phải vào rừng sâu, chặt cả gốc cây rồi canh rắn rết quanh gốc. Sau đó mang từng buồng về, chất thành những đống lớn, đốt cháy vỏ bên ngoài rồi ép lấy hột đác.
Hạt đác có phải thốt nốt hay không?
Có rất nhiều người thường nhầm lẫn giữa hạt đác và thốt nốt. Tuy nhiên, đây là hai loại hoàn toàn khác nhau và có thể phân biệt dựa trên những đặc điểm sau đây:
- Thốt nốt có mùi thơm rất đặc trưng trong khi hạt đác không có mùi.
- Mặc dù cả hai đều có màu nhạt như nhau, nhưng nếu quan sát kỹ bạn sẽ thấy thốt nốt có màu trắng trong, trong khi hạt đác có màu trắng đục mịn và hạt nhỏ hơn thốt nốt
- Hạt thốt nốt gần giống với dừa nước, dẻo mềm hơn, khi cắn vào ở giữa rỗng ruột và chứa nước. Còn thịt của hạt đác dày, dẻo cứng, đặc ruột, có hình bầu dục, khi ăn giòn dai.
- Hạt thốt nốt có thể ăn không cần chế biến nhưng hạt đác phải chế biến, rim đường mới dùng được.
- Ngoài ra thì nhiều người cũng thường lầm tưởng hạt đác có phải là dừa nước hay không? Thật ra, nếu xét về cái thì hạt đác rất giống như dừa nước, cơm dẻo mềm, trắng trong, cắn vào giữa thì rỗng có nước nhưng về ngoại hình trái và cách sinh sống thì dừa nước hoàn toàn khác, vậy thì các bạn đừng nhầm lẫn nữa nhé!
Hạt đác tươi để được bao lâu?
Hạt đác tươi có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 tuần, nếu lâu hơn thì sẽ không còn ngon. Nếu để ngăn đá, có thể bảo quản 30 ngày, nhưng khi rã đông sẽ không còn ngon. Hoặc bạn có thể bảo quản hạt đác tươi bằng nước sạch, thay nước hằng ngày và bảo quản trong 10 ngày.
Hạt đác có tác dụng gì?
- Giúp ngăn ngừa loãng xương: chứa hàm lượng canxi cao, trong 100g hạt đác có đến 91mg canxi giúp ngăn ngừa loãng xương. Ngoài ra, nó còn bổ sung chất xơ và carbohydrates, hỗ trợ quá trình hấp thụ canxi và magie, giúp xương mạnh khỏe, cứng cáp hơn.
- Giúp giữ dáng: là một chất điện phân tự nhiên vừa giúp tăng cường trao đổi chất trong cơ thể vừa giúp giải khát. Do đó, hạt đác được dùng kèm với sữa chua, nước trái cây, hoa quả dầm rất có lợi cho những ai muốn giảm cân và giữ vóc dáng.
- Giúp điều trị viêm khớp: Carbohydrate chứa trong hạt đác là galaktomannan, chất này được dùng như thành phần trong việc sản xuất các loại thuốc trị viêm khớp, giảm đau do viêm khớp.
- Giúp điều hòa huyết áp: Đối với những bệnh nhân có huyết áp cao, thường có hàm lượng kali trong cơ thể thấp. Vì vậy, ăn hạt đác thường xuyên có thể điều hòa huyết áp do nó chứa nồng độ kali và axit lauric cao.
- Tốt cho tim mạch: Hạt đác còn có công dụng làm tăng HDL cholesterol và là thứ thức uống tự nhiên để điều trị sức khỏe tim mạch.
- Hỗ trợ tiêu hóa: giúp hỗ trợ tiêu hóa, hấp thu các dưỡng chất như Vitamin, khoáng chất, amino acid… Ngoài ra, nó còn giúp cải thiện sự tiết insulin và sử dụng đường trong cơ thể.
2 món ngon được chế biến từ hạt đác
Với nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ mà chị em phụ nữ thường rất hay tìm mua hạt đác để chế biến thành nhiều món ngon. Hạt đác thường được rim hoặc kết hợp với các loại trái cây, đặc biệt hơn là có thể dùng chung với trà đen, hồng trà để pha chế các thức uống giải nhiệt. Cùng theo dõi hai cách chế biến hạt đác đơn giản, thông dụng mà được nhiều người ưa chuộng nhé. Chỉ cần một chút khéo léo là bạn đã có thể chiêu đãi cả gia đình với những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng từ hạt đác.
Hạt đác rim đường
- Các bạn chọn mua khoảng 1kg hạt đác, làm sạch thì vớt ra để ráo nước.
- Đường phèn khoảng 250gr cho lên chảo rồi cho hạt đác vào trộn đều và để ngâm khoảng 30 phút.
- Sau 30 phút mở bếp lên bắt đầu rim. Khi lửa nóng đường phèn sẽ tan ra bắt đầu quyện vào hạt đác.
- Đảo đều tay cho đến khi đường tạo thành lớp áo sền sệt xung quanh hạt đác thì tắt bếp và hoàn thành thành phẩm.
Ngoài ra hạt đác rim cũng được biến tấu với nhiều gia vị như hạt đác rim dứa, rim thơm, rim dâu,…
Chè hạt đác
- Chuẩn bị các nguyên liệu: hạt đác, mít, củ năng, bột báng, nước cốt dừa, bột rau câu dẻo
- Hạt đác các bạn rửa sạch, trụng qua nước sôi, mít cắt sợi
- Củ năng bạn gọt sạch cắt thành hình hạt lựu áo bột năng và luộc qua nước sôi, bột rau câu dẻo bạn cũng đỗ và cắt thành hình vuông vừa ăn.
- Tiến hành nấu nước cốt dừa.
- Chuẩn bị ly cho hạt đác, mít, củ năng và rau câu vào, cho thêm vài viên đá sau cùng là rưới nước cốt dừa vào và chỉ việc thưởng thức thôi. Món chè hạt đác này sẽ là món giải nhiệt mùa hè rất tốt nhé.
Tổng kết
Qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu rõ hạt đác là gì, công dụng cũng như cách phân biệt hạt đác và thốt nốt đúng không nào? Với những lợi ích và hương vị hấp dẫn của loại hạt này, bạn có thể trổ tài chế biến món ăn từ chúng để chiêu đãi những người thân yêu của mình đấy!
LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM
0939 714 275
tiemthuocbacsaithanh
Thuocbacsaithanh
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
– Câu đằng: Móc câu cho sức khỏe
–Cẩu tích: vị thuốc bổ can thận
Bài Viết Liên Quan
BÀI 1268 – Gừng: Vị thuốc, gia vị tốt cho dạ dày
Trong dân gian, Gừng là một vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa chữa chứng rối loạn [...]
Th10
BÀI 1267 – Bạn đã biết hết các tác dụng chữa bệnh của gừng?
Gừng (Zingiber officinale Rose.), họ gừng (Zigiberaceae) là cây thuốc nam được trồng hầu như [...]
Th10
BÀI 1266 – 9 tác dụng của atiso và lưu ý khi sử dụng để an toàn cho sức khỏe
Atiso được từ xưa đã được nhiều người tin dùng vì không những thơm ngon [...]
Th10