BÀI 472 – Cây dược liệu – cây Sừng trâu

Theo Bách khoa Toàn thư Y dược Việt Nam, Cây Sừng Trâu có tên khoa học là Strophanthus Caudatus. Đây là loài có hoa rất đẹp, quả có hình như những chiếc sừng trâu và độc tính mạnh.

Tên gọi

Tên gọi khác: Sừng trâu, Dây vòi voi, Thuốc bắn đuôi

Tên khoa học: Strophanthus caudatus (Burm. f. ) Kurz var. giganteus Pit.

Họ Trúc đào – Apocynaceae.

Thông tin cây Sừng trâu

Mô tả: 

Cây đứng hay dây leo có mủ trong. Thân tròn có nhiều lỗ bì. Lá to, thuôn ngọn giáo hay thuôn bầu dục, có mũi hay gần nhọn ở đỉnh, thành góc ở gốc, hơi dai, dài 12-32cm, rộng 4-7cm. Hoa đỏ, thành xim ở ngọn, dài 4-5cm. Lá đài nhọn, cánh hoa dài. Quả đại 2, rất to dài 18-22cm, rộng 2,5cm ở gốc.

Hạt nhiều, dài 1,75cm, rộng 6mm, có lông mào dài 3,5cm màu trắng. Ra hoa tháng 8-12, có quả tháng 12.

Bộ phận dùng: 

Hạt và nhựa – Semen et Latex Strophanthi Caudati.

Nơi sống và thu hái: 

Cây của miền Đông dương mọc hoang ở vùng núi từ Hà Bắc, Hoà Bình, Ninh Bình, Nghệ An, Thừa Thiên – Huế, đến Gia Lai. Thu nhựa cây quanh năm.

Vị thuốc cây Sừng trâu

Tính vị, tác dụng: 

Cũng như Sừng dê; có tác dụng cường tâm, lợi niệu, tiêu thũng.

Công dụng: 

Hạt là nguyên liệu chế strophathin pha thuốc tiêm trị bệnh tim. Nhựa có độc, thường dùng trộn lẫn với nhựa cây Sui để làm thuốc bắn. Khi chế xong, pha thêm dịch lá thuốc lá để làm mềm.

Ở Campuchia, nhựa được dùng trong Y học dân gian làm thuốc hạ nhiệt.

Nhựa cây sừng trâu có độc, thường dùng trộn lẫn với nhựa cây Sui để làm thuốc bắn. Khi chế xong, pha thêm dịch lá thuốc lá để làm
Ngộ độc cây sừng trâu khiến người bồn chồn vật vã, nôn kéo dài gây hội chứng mất nước và rối loạn điện giải, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, ù tai thở khó, mắt mờ dần và rối loạn nhịp tim, lúc nhanh, lúc chậm, triệu chứng rầm rộ. Nếu không cấp cứu kịp thời có thể tử vong trong vòng 48 giờ.

Bị ngộ độc cần khẩn trương gây nôn, rửa dạ dày, cho uống thuốc tẩy, nằm nơi thoáng, yên tĩnh và truyền dịch, tiêm thuốc trợ tim..

LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:
0939 714 275
tiemthuocbacsaithanh

Thuocbacsaithanh

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
– TÁC DỤNG DƯỢC HỌC CỦA ĐƯƠNG QUY
– CÔNG DỤNG CỦA HẠ KHÔ THẢO