Sừng dê mọc hoang ở nhiều nơi, được sử dụng làm thuốc trị bệnh. Sừng dê gây ngộ độc với các biểu hiện buồn nôn và nôn kéo dài, gây mất nước, có khi kèm theo ỉa chảy, rối loạn thị giác và tim. Ngoài ra, còn gây ù tai, chóng mặt, nhức đầu, yếu cơ…
Tên khác:
Tên thường gọi: Cây sừng dê, Cây sừng bò, Dương giác ảo, Dây vòi voi, Coóc bẻ (Tày).
Tên khoa học: STROPHANTHUSDIVARICATUS
Họ khoa học: Họ trúc đào Apocynaceae
Cây Sừng dê
(Mô tả, hình ảnh Cây Sừng dê, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý…)
Mô tả :
Cây nhỏ, cao 2-3m, phân cành nhiều. Ngọn cành mềm và vươn dài. Thân và cành già màu nâu đen, có nhiều lỗ vỏ trắng nổi rõ. Lá mọc đối. Phiến lá hình thìa, dài 5-9 cm, rộng 2,5-5cm, hai đầu nhọn. Toàn cây có nhựa mủ trắng.
Cụm hoa ở đầu cành, mang 1-3 hoa to màu vàng. Hoa đều, lưỡng tính, mẫu 5. Đầu các thuỳ của cánh hoa hẹp lại và kéo dài đến 10cm thành hình sợi đặc biệt. Bộ nhuỵ có 2 lá noãn, rời ở bầu.
Quả gồm 2 đại dài chừng 10cm choãi ra như đôi sừng, dính với nhau ở cuống quả, trong chứa nhiều hạt. Mỗi hạt mang ở đầu một chùm lông trắng dài.
Phân bố, thu hái và chế biến
Cây sừng dê mọc rất phổ biến ỏ Việt Nam, nhiều nhất ở Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, còn thấy mọc ở Hoà Bình, Hà Tây, Ninh Bình và nhiều nơi khác. Cầy này còn thấy mọc ở miền nam Trung Quốc tại các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, đảo Hải Nam.
Trước đây tại nước ta cũng như tại Trung Quốc chưa được sử dụng. Sau ngày giải phóng Trung Quốc, cây này được nghiên cứu và được công nhận dùng làm thuốc thay thuốc chế từ những hạt Strophanthus trước đây vẫn phải nhập. Tại Việt Nam, ngày từ hoà bình lập lại chúng tôi chú ý tìm phát hiện lại nhưng mãi đến năm 1960 Trường đại học tổng hợp mới phát hiện lại được lần đầu tiên ở Chi Nê (Hoà Bình) và sau đó đã phát hiện lại ở nhiều nơi kể trên. Hiện đã được nghiên cứu để đưa vào áp dụng trong lâm sàng.
Bộ phận dùng:
Hạt. Thu hái quả vào tháng 11 – 12. Lấy hạt, bỏ chùm lông. Phơi hoặc sấy khô.
Thành phần hóa học:
Hạt chứa các glucosid : divaricosid, thủy phân cho genin là sarmentogenin và phần đờng là L-oleandrosa; divostrosid, caudosid, sinosid …
Tác dụng dược lý
Năm 1944, Ngô Ban (A pharmacological Study of the Saponin of Yang Chiao-ou. Chin Med. J., 63, 91-95) nghiên cứu tác dụng được lý của chất saponin trong hạt cây sừng dê Trung Quốc đã đi đến kết luận rằng chất này có tác dụng làm co bóp tim mạch, đối với huyết áp và mạch máu thì với liều không độc hầu như không thấy tác dụng, nhưng với liều mạnh, độc (2/3 liều tối thiểu gây độc) thì thấy tác dụng co mạch và huyết áp tăng cao. Định lượng sinh lý trên ếch và mèo thì thấy tác dụng bằng 2/3 tác dụng của K strophantin, một glucozit chữa tim chiết từ hạt Strophanthus kombe Olivier mọc ở châu Phi.
Năm 1959, một tác giả Trung Quốc khác Đặng Sĩ Hiển (Acta pharmaceutica Sin, 8, 161-165) nghiên cứu thêm tác dụng thông tiểu và trấn tĩnh của divazit, một glucozit chiết từ hạt cây sừng dê Trung Quốc đã đi tới kết luận rằng nó có tác dụng lợi tiểu rõ rệt trên chó (thí nghiệm cấp diễn) và trên chuột (thí nghiệm trường diễn). Sau khi tiêm thuốc tù nửa giờ đến 2 giờ thì lượng nước tiểu tăng lên đến tối đa, so với những con vật không tiêm thuốc thì tăng lên gấp 4,7 lần. Đồng thời tác giả so sánh tác dụng lợi tiểu của K-strophantin thì thấy sau khi tiêm K-strophantin vào 1 đến 3 giờ thì lượng nước tiểu tăng lên tối đa và gấp 4,4 lần so với lượng nước tiểu của những con vật không tiêm thuốc.
Về tác dụng trấn lĩnh, tác giả đã tiêm với liều 5- 8,7mg trên lkg thể trọng chuột thấy tác dụng hơi trấn tĩnh đồng thời tim đập chậm, với liều ll,5-20mg trên lkg thể trọng thì tác dụng trấn tĩnh rõ ràng nhưng tim cũng đập chậm rõ rệt, với liều 15,2-20mg trên lkg thể trọng thì có hiện tượng ngộ độc.
Năm 1963, Đoàn Thị Nhu (Viện dược liệu) đã nghiên cứu tác dụng dược lý dung dịch glucozit toàn phần của hạt một loại sừng dê mọc ở Hà Tĩnh trên tim ếch tại chỗ, trên tim ếch cô lập theo phương pháp Straub, trên tim thỏ cô lập và trên huyết áp động mạch mèo và thỏ đã đi tới một số kết luận sau đây: Dung dịch glucozit toàn phần có tác dụng lam tăng rất mạnh sức co bóp của tim và tăng trương lực cơ tím. Làm chậm nhịp tim nhưng ảnh hưởng đến nhịp tim tương đối ít. Khi tiêm tĩnh mạch tác dụng xuất hiện nhanh, không có giai đoạn chờ đợi như với digitalin. Ít ảnh hưởng đối với huyết áp, chỉ làm tăng huyết áp rõ rệt với liều độc. Với liều độc, gây ngừng tim ở trạng thái co thắt tâm thu.
Nói tóm lại tác giả cho rằng tác dụng dược lý của glucozit toàn phần loài Strophanthus nghiên cứu trên hệ tim mạch giống như những loài Strophanthus khác đã được nghiên cứu và công bố (rất tiếc tác giả không nói rõ loài Strophan- thus nào, vì ở Hà Tĩnh có nhiều loài Strophan- thus- xem phần chú thích).
Vị thuốc cây Sừng dê
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị…)
Tính vị:
Hạt, cành, lá có vị đắng, tính hàn, rất độc;
Tác dụng:
Hạt, cành có tác dụng cường tâm, tiêu thũng, chỉ dương, sát trùng khư phong thấp, thông kinh lạc. Lá có tác dụng tiêu thũng, chỉ dương, sát trùng.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc cây Sừng dê
Chữa bệnh tim
Hạt cây sừng dê có thể dùng để chế thuốc chữa bệnh tim thay những loại thuốc tương tự chế bằng các hạtD. Strophantin là hỗn hợp dùng glucosid dùng chữa suy tim cấp và mạn tính, trờng hợp suy tim không chịu tác dụng của thuốc loại Digitalis. Ngày 1 – 2 ống tiêm, mỗi ống 2ml có 0,25mg D. Strophantin. Tiêm dung dịch nguyên hoặc pha loãng trong dung dịch tiêm glucosa, tiêm thật chậm vào tĩnh mạch.
Chữa hắc lào
Dân gian thường dùng chất nhựa để bôi các vết mụn hắc lào ngoan cố. Nhưng nhựa này có độc, nhỡ ăn phải bị chết người, vào mắt có thể bị mù; khi dùng phải cẩn thận.
LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM
0939 714 275
tiemthuocbacsaithanh
Thuocbacsaithanh
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
– KHA TỬ – DƯỢC LIỆU TỪ THIÊN NHIÊN
– HUYẾT KIỆT VÀ CÁC CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH
Bài Viết Liên Quan
BÀI 1268 – Gừng: Vị thuốc, gia vị tốt cho dạ dày
Trong dân gian, Gừng là một vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa chữa chứng rối loạn [...]
Th10
BÀI 1267 – Bạn đã biết hết các tác dụng chữa bệnh của gừng?
Gừng (Zingiber officinale Rose.), họ gừng (Zigiberaceae) là cây thuốc nam được trồng hầu như [...]
Th10
BÀI 1266 – 9 tác dụng của atiso và lưu ý khi sử dụng để an toàn cho sức khỏe
Atiso được từ xưa đã được nhiều người tin dùng vì không những thơm ngon [...]
Th10