Hiện nay không thấy nhân dân ta sử dụng cây hồi núi, thường chỉ do dùng nhầm gây ra những vụ ngộ độc vì quả có chất độc. Nêu lên ở đây để cần chú ý tránh nhầm lẫn.
Tên gọi

Tên gọi khác: Đại hồi núi, Mu bu.
Tên khoa học: Illicium griffithii Hook.f.et Thoms.
Họ: Hồi (Illiciaceae)
Thông tin, mô tả cây Hồi núi
Đặc điểm thực vật
Hồi núi là một cây cao 8-15 m. Lá hình bầu dục, không rụng, dai, nhẵn, phiến lá nguyên, dài 6-8cm, rộng 2.5-3cm, tập chung thành từng cụm 4-5 lá một giống như mọc thành vòng giả, cuống lá dài 8-10cm. Hồi núi có hoa màu hồng rất đẹp, mọc đơn độc ở kẽ lá. Quả hình na, hoa, đầu có mỏ hẹp, dài, và cong lên như hình lưỡi liềm. Lá và quả có tinh dầu, mùi vừa giống đại hồi, vừa giống tiêu.

Phân bố
Cây hồi núi mọc hoang khắp vùng rừng núi ở trong nước. (Rất giống cây đại hồi mà chúng ta thường dùng để làm gia vị, cho nên phải lưu ý để tránh nhầm lẫn, vì cây hồi núi có độc).
Tính vị, quy kinh
Chưa có nghiên cứu
Thành phần hóa học
Trong quả và lá cây hồi núi có tinh dầu: Mùi tinh dầu có phần giống mùi hồi, nhưng có phần giống hạt tiêu. Chưa thấy tài liệu nghiên cứu sâu hơn.
Công dụng của cây hồi núi
Hiện nay không thấy nhân dân ta sử dụng cây hồi núi, thường chỉ thấy dùng nhầm gây ra những vụ ngộ độc vì quả có chất độc.
LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:
HOTLINE: 0939714275
tiemthuocbacsaithanh
Thuocbacsaithanh
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
CÁT CÁNH LÀ GÌ?
VỊ THUỐC TIỀN HỒ
Bài Viết Liên Quan
BÀI 1268 – Gừng: Vị thuốc, gia vị tốt cho dạ dày
Trong dân gian, Gừng là một vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa chữa chứng rối loạn [...]
Th10
BÀI 1267 – Bạn đã biết hết các tác dụng chữa bệnh của gừng?
Gừng (Zingiber officinale Rose.), họ gừng (Zigiberaceae) là cây thuốc nam được trồng hầu như [...]
Th10
BÀI 1266 – 9 tác dụng của atiso và lưu ý khi sử dụng để an toàn cho sức khỏe
Atiso được từ xưa đã được nhiều người tin dùng vì không những thơm ngon [...]
Th10