Na rừng hay Nắm cơm là vị thuốc thường được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý cho phụ nữ sau khi sinh đẻ. Ngoài ra, Na rừng còn được sử dụng để giảm đau, chống viêm và hỗ trợ an thần.
- Tên gọi khác: Nắm cơm, Ngũ vị nam, Dây xưn xe,…
- Tên khoa học: Kadsura coccinea (Lem) A. C. Smi (K.chinensis Hance)
- Họ: Ngũ vị – Schisandraceae
Mô tả cây dược liệu Na rừng
Đặc điểm sinh thái
Na rừng thân leo, mảnh, có nhánh thường mọc trườn, trên thân có phủ một lớp lông tuyến mịn màu nâu sậm. Lá Na rừng có hình bầu dục hoặc thuôn, dạng rộng ở gốc lá, thon hẹp, từ. Lá dài khoảng 6 – 10 cm, rộng khoảng 3 – 4 cm. Mặt dưới lá nhạt, nhẵn, bóng.
Hoa Na rừng là hoa đơn, thường mọc ở các nách lá, hoa dài khoảng 15 mm, rộng 10 mm, có màu đỏ tía.
Quả Na rừng có hình dáng tương tự như quả na nhưng kích thước to gấp đôi hoặc gấp ba lần quả na ta. Khi chín, thịt của quả na rừng có màu hồng, múi rất to, dễ tách thành từng múi nhỏ, có mùi thơm nhẹ.
Bộ phận dùng là thuốc
Rễ và quả là bộ phận dùng làm thuốc của Na rừng.
Phân bố
Na rừng mọc ở các khu rừng kín có độ cao từ 200 – 1000 m. Cây thường được tìm thấy ở vùng núi Tây Bắc, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai (SaPa), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Ba Vì (Hà Nội), Hòa Bình, Quảng Nam, Lâm Đồng (Di Linh, Bảo Lộc, Braian) KonTum.
Thu hái, sơ chế
Rễ Na rừng có thể thu hái và bào chế thuốc quanh năm.
Sau khi thu hái gốc cây Na rừng, mang về rửa sạch đất cát. Thái thành từng lát mỏng như Kê huyết đằng mang đi phơi nắng đến khi thật khô.
Bảo quản dược liệu
Lưu trữ na rừng trong bao, hộp kín, khô ráo, thoáng gió, tránh nơi có độ ẩm cao.
Thành phần hóa học
Thành phần hóa học của Na rừng rất phức tạp, trong đó có khoảng 36 hợp chất. Một số hoạt chất chính được tìm thấy trong Na rừng bao gồm:
- β- Caryophyllene
- β- Himachalene
- α- Humulene
- 2 – β- Pinene
- α- Copaene
- δ- Cadinene
Vị thuốc Na rừng
Tính vị
Rễ cây Na rừng vị cay, tính ấm, hơi đắng, có hương thơm nhẹ.
Quy kinh
Na rừng quy kinh Vị, đại tràng
Tác dụng dược lý
Theo nghiên cứu của y học hiện đại:
- Rễ cây Na rừng có chứa Ethanol giúp giảm đau và chống viêm hiệu quả. Chiết xuất từ rễ cây được gọi là 3-methoxy-4-hydroxy-3 ‘, lignans 4’-methylenedioxy có khả năng chống viêm và an thần.
Theo y học cổ truyền:
- Rễ cây Na rừng có tác dụng hành khí, chỉ thống, hoạt huyết, khư phong, tán ứ, tiêu thũng.
Na rừng thường được chỉ định để điều trị các bệnh lý như:
- Viêm ruột mạn tính, viêm dạ dày ruột, viêm loét dạ dày tá tràng.
- Hỗ trợ cải thiện bệnh phong thấp, đau xương, té ngã ứ máu gây đau.
- Đau bụng kinh, đau bụng trước và sau kinh hành kinh, ứ đau sưng vú.
Cách dùng – Liều lượng
Rễ Na rừng có thể sắc thành thuốc uống hoặc ngâm rượu. Quả Na rừng có thể dùng ăn hoặc ngâm rượu.
Liều lượng khuyến cáo là khoảng 15 – 30 g mỗi ngày.
Bài thuốc sử dụng Na rừng
Sử dụng cho phụ nữ sau sinh đẻ
Cách 1: Sử dụng 12 – 15 g rễ Na rừng ngâm rượu để uống dần. Mỗi lần dùng khoảng 50 – 100 g.
Cách 2: Dùng 20 – 30 g rễ Na rừng hãm cùng với một lượng nước vừa đủ. Dùng uống thay nước hàng ngày.
Cách 3: Sử dụng phối hợp Na rừng, Sâm cau, Bổ béo, Hồi sức hãm thành trà để uống.
Sử dụng Na rừng có thể giúp phụ nữ sau sinh đẻ ăn uống ngon hơn, giảm đau, hỗ trợ co bóp dạ con và tăng tốc độ làm sạch lượng máu hôi tanh sau khi sinh con.
Sử dụng giảm đau
Sử dụng vỏ thân, rễ Na rừng ngâm rượu để dùng uống hàng ngày. Ngoài ra, có thể dùng 8 – 16 g Na rừng sắc nước uống như trà.
Sử dụng thường xuyên có thể kích thích tiêu hóa, giảm đau, hỗ trợ điều trị đau dạ dày.
An thần gây ngủ
Sử dụng quả Na rừng rang lên, hãm trà pha nước uống có tác dụng an thần và gây ngủ.
Na rừng có thể được sử dụng như một vị thuốc an thần, điều trị viêm đau dạ dày, suy nhược cơ thể. Mặc dù Na rừng không độc nhưng người bệnh nên trao đổi với thầy thuốc để có liều lượng và cách dùng an toàn.
LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:
0939 714 275
tiemthuocbacsaithanh
Thuocbacsaithanh
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
DƯỢC LIỆU TỪ THIÊN NHIÊN LÀ GÌ?
TỲ BÀ DIỆP LÀ GÌ?
Bài Viết Liên Quan
BÀI 1268 – Gừng: Vị thuốc, gia vị tốt cho dạ dày
Trong dân gian, Gừng là một vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa chữa chứng rối loạn [...]
Th10
BÀI 1267 – Bạn đã biết hết các tác dụng chữa bệnh của gừng?
Gừng (Zingiber officinale Rose.), họ gừng (Zigiberaceae) là cây thuốc nam được trồng hầu như [...]
Th10
BÀI 1266 – 9 tác dụng của atiso và lưu ý khi sử dụng để an toàn cho sức khỏe
Atiso được từ xưa đã được nhiều người tin dùng vì không những thơm ngon [...]
Th10