Cây ô rô thường được dân gian sử dụng làm cảnh và làm bờ rào. Tuy nhiên ít người biết đến loại cây này có thể dùng làm thuốc chữa bệnh rất tốt. Dưới đây là cách nhận biết và sử dụng cây ô rô trị bệnh hiệu quả nhất bạn có thể tham khảo và ứng dụng trong cuộc sống.
Mô tả
Tên thông thường: cây ô rô đất, Bitter Winter, Bitter Wintergreen, Chimaphila, Chimaphile à Ombelles, Ground Holly, Herbe d’Hiver, Herbe à Peigne, Holly, King’s Cure, King’s Cureall, Love in Winter, Prince’s Pine, Pyrole en Ombelle, Rheumatism Weed, Spotted Wintergreen, Umbellate Wintergreen
Tên khoa học: Chimaphila umbellata
Cây ô rô gồm những loại nào? Cách nhận biết
Cây ô rô được chia ra làm 4 loại khác nhau:
Cây ô rô cạn
- Thân cây có màu xanh lục, nhỏ, mảnh và nhiều rãnh dọc. Thân có thể mọc cao từ 58 – 80cm trở lên.
- Rễ trụ dài, phình to, xung quanh có nhiều rễ phụ.
- Lá mọc so le, không có cuống, chia thành thùy, chiều dài khoảng 20 – 40cm trở lên, rộng từ 5 – 10cm, mép lá có gai dài, mặt trên nhẵn, đầu nhọn. Càng lên phần ngọn, lá càng nhỏ lại và được chia thành nhiều thùy hơn.
- Hoa có màu tím, lưỡng tính, nở thành cụm hình cầu, thường mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành. Mỗi cụm hoa ô rô có đường kính khoảng 3 – 5 cm.
- Quả thuôn dài, hình hơi dẹt, có hạt chứa nhiều dầu. Loại cây ô rô cạn thường ra hoa vào tháng 5 – 7 và cho quả vào tháng 8 – 10.
Cây ô rô nước
Khác với loại cây cạn, cây ô rô nước là giống cây bản địa của Ấn Độ và Sri Lanka.
- Thân có màu lục nhạt, tròn nhẵn. Phiến lá cứng, mọc đối xứng nhau, mặt trên nhẵn, xung quanh viền lá có gai.
- Hoa ô rô nước có màu xanh lam hoặc màu trắng. Quả hình bầu dục, chứa 4 hạt dẹp, màu nâu bóng, vỏ trắng trắng và xốp. Loại cây này thường ra hoa và có quả vào tháng 10 và tháng 11.
Cây ô rô gân vàng
Đây là loại cây hình trứng màu lục nhạt pha vàng, có gân lá màu vàng nổi bật. Hoa nở quanh năm và có màu trắng, rải rác các đốm màu tím đỏ nên được ưa chuộng trồng làm cảnh.
Cây ô rô gân đỏ
Loại cây này còn được gọi là ô rô tía. Cây mọc thành bụi, thân cây có màu đỏ tía, lá hình trứng, dày và có mạng gân màu đỏ, mặt lá có nhiều màu như: Màu tím, xám xanh, hồng pha loang lổ. Hoa mọc từng cụm có màu trắng pha chấm tím và cũng có gân đỏ.
Theo nghiên cứu y học, chỉ có cây ô rô cạn và ô rô nước có tác dụng điều trị bệnh. Các loại cây khác thường được trồng để làm cây cảnh. Do đó, khi sử dụng cần dựa vào đặc điểm của từng cây để phân biệt, tránh bị nhầm lẫn.
Phân bố địa lý
Ô rô là cây thuốc có nguồn gốc từ Ấn Độ sau đó du nhập qua nhiều nước khác nhau như Thái Lan, Nam Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Indonesia,…
Tại Việt Nam, loại cây này tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung.
Ô rô cạn thường mọc hoang, ưa nắng nhiều, do đó bắt gặp chủ yếu ở chân đồi núi thấp, triền núi. Còn ô rô nước ưa những vùng đất ẩm, độ ẩm cao ở những vùng đầm lầy, ao hồ, bờ sông, bờ suối, cửa sông, bãi biển nước lợ,…
Tác dụng
Cây ô rô đất dùng để làm gì?
Các bộ phận mọc trên mặt đất của cây ô rô đất thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý sau:
- Các bệnh lý nhiễm trùng đường tiểu, bệnh sỏi bàng quang, phù, co thắt cơ, động kinh và ung thư, khi dùng thuốc qua đường uống;
- Các vết loét (khi dùng ngoài da).
Cây ô rô đất có thể được kê đơn cho các mục đích sử dụng khác. Bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ, nhà thảo dược để biết thêm thông tin.
Cơ chế hoạt động của cây ô rô đất là gì?
Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thảo dược này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng cây ô rô đất. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng cây ô rô đất có thể giúp giảm sưng, se các mô và tiêu diệt vi trùng.
Liều dùng
Liều dùng thông thường cho cây ô rô đất là gì?
Liều dùng của cây ô rô đất có thể khác nhau đối với những bệnh nhân. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.
Liều dùng thông thường của cây ô rô đất:
- Dạng trà: bạn dùng 1 muỗng lá trà khô hòa trong 1 cốc nước sôi và chờ đến khi trà nguội. Bạn lọc nước và dùng như trà thông thường. Bạn uống từ 1-2 cốc trà mỗi ngày;
- Dạng thuốc sắc: bạn dùng 30-120ml thuốc sắc 3 lần mỗi ngày.
- Dạng cồn thuốc: bạn dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Dạng bào chế của cây ô rô đất là gì?
Cây ô rô đất được bào chế dưới các dạng:
- Trà từ lá cây ô rô đất;
- Thuốc sắc;
- Cồn thuốc.
Tác dụng phụ
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng cây ô rô đất?
Nếu bạn dùng cây ô rô đất trong một thời gian dài, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ như lùng bùng trong tai, nôn mửa, lú lẫn và động kinh.
Đây chưa phải là tất các tác dụng phụ của thảo dược này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.
Thận trọng
Trước khi dùng cây ô rô đất bạn nên lưu ý những gì?
Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng cây ô rô đất với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.
Mức độ an toàn của cây ô rô đất như thế nào?
Không có đủ thông tin về việc sử dụng cây ô rô đất trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thảo dược này.
Tương tác
Cây ô rô đất có thể tương tác với những yếu tố nào?
Cây ô rô đất có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ.
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng cây ô rô đất. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào .
Lưu ý khi sử dụng cây ô rô trị bệnh
Ô rô là cây dược liệu không có độc, rất tốt cho cơ thể, tuy nhiên sử dụng không đúng cách có thể làm phản tác dụng. Do đó, khi dùng dược liệu này trị bệnh cần chú ý:
- Vị thuốc ô rô có thể làm thay đổi hiệu quả và làm tăng tác dụng phụ của thuốc Tây y, do đó không nên sử dụng chung nếu chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
- Sử dụng bài thuốc từ cây ô dược trong thời gian dài mới mang lại hiệu quả điều trị cao.
- Đối với trẻ nhỏ, phụ nữ có thai hoặc người có cơ địa mẫn cảm nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng ô rô trị bệnh.
Cây ô rô có giá trị dược liệu rất lớn nên thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, loại cây này rất dễ bị nhầm lẫn, người bệnh cần tìm hiểu kĩ đặc điểm để phân biệt và tránh sử dụng nhầm lẫn.
LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM
0939 714 275
tiemthuocbacsaithanh
Thuocbacsaithanh
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
– NGỌC TRÚC VÀ CÁC TÁC DỤNG CHỮA BỆNH
– NHỤC ĐẬU KHẤU VÀ CÁC CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH
Bài Viết Liên Quan
BÀI 1268 – Gừng: Vị thuốc, gia vị tốt cho dạ dày
Trong dân gian, Gừng là một vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa chữa chứng rối loạn [...]
Th10
BÀI 1267 – Bạn đã biết hết các tác dụng chữa bệnh của gừng?
Gừng (Zingiber officinale Rose.), họ gừng (Zigiberaceae) là cây thuốc nam được trồng hầu như [...]
Th10
BÀI 1266 – 9 tác dụng của atiso và lưu ý khi sử dụng để an toàn cho sức khỏe
Atiso được từ xưa đã được nhiều người tin dùng vì không những thơm ngon [...]
Th10